Đường nâu khác đường trắng thế nào?

Báo Thanh niênBáo Thanh niên01/02/2024


Các mẹo giảm đường từ thực phẩm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người nên ăn dưới 25 g đường một ngày (kể cả uống).

Bác sĩ chuyên khoa 1 Đặng Thị Oanh, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, bên cạnh thức ăn nhanh như pizza, gà rán, khoai tây chiên… đồ uống có đường (nước ngọt) là nguồn cung cấp thêm calo có thể góp phần làm tăng cân và không mang lợi ích dinh dưỡng. Thậm chí, các loại nước ngọt còn làm tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và các bệnh mạn tính khác.

Do đó thay vì uống nước tăng lực, nước ngọt, chúng ta có thể uống nước lọc, các loại nước không đường. Thay vì uống sinh tố trái cây có pha đường và sữa, bạn nên ăn trái cây. Thay kẹo thành các loại trái cây, quả hạch hoặc chocolate đen. Nếu chọn thưởng thức món ăn yêu thích có nhiều đường, hãy tập ăn một phần nhỏ hơn bình thường, nhai chậm.

Khi chọn nước uống cũng như các loại thực phẩm, nên đọc kỹ thành phần cũng như loại đường trong sản phẩm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất thực phẩm có thể sử dụng nhiều dạng đường, mỗi dạng có tên khác nhau và liệt kê từng loại đường riêng lẻ trên nhãn dinh dưỡng. Do đó, bạn cần tính tổng năng lượng các loại đường.

Chúng ta nên cung cấp cho cơ thể lượng đường vừa đủ bằng khẩu phần ăn uống lành mạnh với các loại đường tự nhiên từ các loại trái cây và thực phẩm chưa qua chế biến như đậu, rau củ, ngũ cốc… Các thực phẩm chứa đường tự nhiên gồm nấm, mầm đậu nành, cải xanh, dưa leo, cần tây, củ cải, súp lơ, măng tây, gạo lứt, yến mạch, các loại đậu, lê, táo, nho, sữa tươi, sữa chua…



Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Người cha Pháp đưa con gái về VN tìm mẹ: Kết quả ADN sau 1 ngày không tin được
Cần Thơ trong mắt tôi
Video 17 giây cảnh Măng Đen đẹp tới nỗi dân mạng nghi ngờ cắt ghép
Mỹ nhân phim giờ vàng gây sốt vì vai nữ sinh lớp 10 quá xinh dù chỉ cao 1m53

No videos available