Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcđừng để xảy ra chuyện đáng tiếc

đừng để xảy ra chuyện đáng tiếc


Chủ quan với phương thức xét tuyển sớm

Vài ngày trước, dư luận quan tâm đến câu chuyện trượt Trường ĐH Kinh tế quốc dân của nam sinh tên T.K. chỉ vì lí do “quên đọc email”. Theo đó, khi Trường ĐH Kinh tế quốc dân công bố danh sách trúng tuyển ở phương thức xét tuyển kết hợp (giữa chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024), T.K. ngã ngửa vì không thấy tên mình dù đủ điều kiện; hỏi ra mới biết mình đã mắc một sai lầm đáng tiếc.

Cụ thể, khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2024, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã gửi email nhắc thí sinh nhập lại số báo danh và nhập điểm thi THPT 2024. Phía nhà trường đã hướng dẫn rất chi tiết các bước thực hiện nhưng do không xem email nên T.K. đã bị lỡ thời gian nhập thông tin và kết quả là em không được xét tuyển.

Thí sinh tìm hiểu các ngành đào tạo của Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Ảnh: NEU)
Thí sinh tìm hiểu các ngành đào tạo của Trường ĐH Kinh tế quốc dân (Ảnh: NEU)

Đại diện bộ phận tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay: Trong Đề án và thông báo tuyển sinh xét tuyển kết hợp nhóm 3 (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024) đều nói rõ thí sinh phải nhập điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 để làm căn cứ xét tuyển. Nhà trường có thông báo cho thí sinh (lần 1) và hướng dẫn nhập điểm thi tốt nghiệp THPT đối với thí sinh xét tuyển kết hợp – nhóm 3 để làm căn cứ; trong đó nói rõ nếu không nhập điểm sẽ không được xét tuyển. Trước 1 ngày, trường lại nhắc nhở thí sinh lần 2 về việc này.

Nhà trường cũng công khai nguyên tắc này trên các fanpage, website để tất cả thí sinh nắm rõ. Ngày cuối cùng, trường tiếp tục gửi email nhắc nhở tới từng thí sinh nhưng thêm một lần nữa, thí sinh T.K. đã quên trách nhiệm của mình, từ đó bỏ lỡ cơ hội trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm. Rất may, hiện Bộ GD&ĐT có đa dạng phương thức tuyển sinh nên thí sinh vẫn còn nhiều cơ hội xét tuyển bằng các phương thức khác.

Nhầm lẫn trong sắp xếp thứ tự nguyện vọng hoặc không đăng ký nguyện vọng xét tuyển sớm lên hệ thống cũng là lỗi không ít thí sinh mắc phải. Theo PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, nếu yêu thích và xác định sẽ học ngành đã trúng tuyển sớm, các em chỉ cần đặt ngành đó là nguyện vọng 1; nếu không, thí sinh nên đặt những nguyện vọng khác mà mình kỳ vọng lên trên, cuối cùng là các ngành đã trúng tuyển sớm. Như vậy, dù có thể không trúng tuyển ngành mong muốn thì các em vẫn an toàn, chắc suất vào đại học.

PGS.TS Bùi Hoài Thắng cho hay, vẫn xảy ra trường hợp thí sinh hiểu nhầm có thể đồng thời đỗ nhiều nguyện vọng ở các phương thức khác nhau. Có em xác định theo ngành A và đã trúng tuyển sớm nhưng vẫn thử đặt một ngành khác lên nguyện vọng 1, đến khi đỗ lại gọi điện về trường xin đổi ngành học. Việc xin đổi lúc này không ai có thể giải quyết được vì mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất.

Lưu ý đối với các thí sinh đã trúng tuyển xét phương thức xét tuyển sớm, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh:  “Khi xét tuyển sớm, thí sinh chỉ đăng ký vào hệ thống riêng của từng trường, chứ chưa được ghi nhận trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Các em có thể đủ điều kiện trúng tuyển rất nhiều nguyện vọng xét tuyển sớm, nhưng sẽ chỉ nhập học vào một ngành của một trường duy nhất. Những nguyện vọng còn lại phải dành cho những thí sinh khác, vì vậy bắt buộc phải đăng ký trên hệ thống chung của Bộ”.

Chia sẻ kinh nghiệm tuyển sinh những năm trước, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thuỷ cho hay, đã có những trường hợp thí sinh không đăng ký một nguyện vọng trúng tuyển sớm nào trên hệ thống và đến khi hết thời hạn Bộ GD&ĐT quy định mới quay lại đăng ký thì hệ thống đã đóng mất, còn thí sinh ôm sự tiếc nuối.

Tìm hiểu mức học phí phù hợp

Thí sinh đang đăng ký dở dang trên hệ thống rồi dừng lại, sau đó tưởng mình đã đăng ký thành công cũng là lỗi tai hại có thí sinh từng mắc phải. Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Nguyễn Thu Thủy, khi đã đăng ký xét tuyển, thí sinh cần nhớ phải thực hiện đúng, đủ cho đến khi kết thúc quy trình. “Chỉ khi các em nhấn vào nút kết thúc quy trình, hệ thống mới ghi nhận các nguyện vọng của các em”, Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy nói.

Thí sinh lưu ý thực hiện đăng ký xét tuyển đúng, đủ quy trình.
Thí sinh lưu ý thực hiện đăng ký xét tuyển đúng, đủ quy trình.

Bên cạnh đó, cũng có thí sinh ban đầu chỉ quan tâm đến ngành, trường mình yêu thích mà không dành thời gian tìm hiểu học phí của trường. Vậy nên xảy ra chuyện, sau khi đã trúng tuyển, các em lại băn khoăn, suy nghĩ hoặc không nhập học vì gia đình không lo đủ chi phí cho 4 – 5 năm theo học.

“Học phí dự kiến và lộ trình học phí đều được các trường công khai. Cùng việc tìm hiểu ngành, trường, phương thức xét tuyển, thí sinh cần có trách nhiệm nghiên cứu, đọc kỹ đề án tuyển sinh, trong đó có mức học phí của các nhà trường trước khi quyết định sắp xếp nguyện vọng”, các chuyên gia tuyển sinh đưa ra lời khuyên.

Sau khi hết hạn đăng ký xét tuyển, từ ngày 31/7 đến 17 giờ ngày 6/8, thí sinh bước vào giai đoạn nộp lệ phí trực tuyến. Nếu không nộp hoặc nộp không đủ, hệ thống sẽ không chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng của thí sinh. Những năm trước đã có trường hợp quên thực hiện bước này; do đó các em tuyệt đối không chủ quan.

 

Tại thông báo về việc khuyến nghị và lưu ý đối với thí sinh khi thực hiện nộp lệ phí đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng theo hình thức trực tuyến, Bộ GD&ĐT nêu rõ: hệ thống đăng ký xét tuyển cho phép thí sinh được lựa chọn 1 trong 17 kênh thanh toán khác nhau (cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia) để thực hiện đóng lệ phí xét tuyển, gồm: các kênh ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán, các ví điện tử và kênh thanh toán di động.

Tất cả thí sinh có đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống đều cần phải thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí xét tuyển. Bộ GD&ĐT có tài liệu hướng dẫn thao tác (có các video clip minh họa tại địa chỉ https://bit.ly/hdttnv2024) đối với từng kênh thanh toán; đề nghị thí sinh đọc kỹ đồng thời chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện liên quan trước khi thực hiện.

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/dang-ky-xet-tuyen-dai-hoc-dung-de-xay-ra-chuyen-dang-tiec.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội kết nối – vươn xa: quảng bá sản phẩm làng nghề của phụ nữ

Kinhtedothi - Tối 8/11, chương trình Hà Nội kết nối - vươn xa đã khai mạc, nhằm quảng bá các sản phẩm sáng tạo, OCOP, làng nghề của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng. Chương trình do Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP Hà Nội tổ chức. Tham dự chương trình có Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thường trực Thành...

Hà Nam tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

Kinhtedothi - Sáng 8/11, UBND tỉnh Hà Nam đã tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công ty TNHH Neweb, Khu công nghiệp Đồng Văn III, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Phát biểu chỉ đạo tại buổi diễn tập, đồng chí Nguyễn Đức Vượng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhấn mạnh: công tác PCCC&CNCH luôn được tỉnh Hà Nam xác định là một trong những...

Quảng Ngãi hỗ trợ cho cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính

Kinhtedothi- Cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính sẽ được hỗ trợ căn cứ theo số năm làm việc, số năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sáng 8/11, HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thảo luận, quyết định một số...

Quận Bắc Từ Liêm phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc

Kinhtedothi - Chiều 8/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết đã dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại Tổ dân phố (TDP) Xuân Lộc 1, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm. Tại ngày hội, Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận Tổ dân phố Xuân Lộc 1 Nguyễn Kim Bảng đã ôn lại truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt...

nên tổ chức học văn hóa cho trẻ 12-18 tuổi tại cơ sở cai nghiện ma tuý

Kinhtedothi - Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa, trong khi chưa có khu cai nghiện riêng cho người đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi; chưa có cơ sở nào thực hiện hỗ trợ học văn hóa cho người nghiện ma túy ở độ tuổi này. Độ tuổi sử dụng ma túy đang ngày càng trẻ hóa Chiều 8/11, thảo luận tại tổ về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Mới nhất

Chưa có cơ sở khẳng định người dân Việt thừa i-ốt

Theo một số cơ quan chuyên môn y tế, ý kiến cho rằng, bổ sung i- ốt vào thực phẩm sẽ khiến dư thừa và người dân đối diện với nguy cơ sức khỏe là chưa chính xác. Theo một số cơ quan chuyên môn y tế, ý kiến cho rằng, bổ sung i- ốt vào thực phẩm sẽ khiến...

Quốc hội tập trung thảo luận dự án Luật Nhà giáo phiên cuối tuần

Dự án Luật Nhà giáo có một số điểm mới như lần đầu tiên xác lập các quy định đối với nhà giáo ngoài công lập, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo, chính sách tiền lương và đãi ngộ... Ngày 9/11, các đại biểu nghe trình bày về các dự...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp...

Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranh

Nhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Mô hình khu kinh tế được nhiều địa phương ưu tiên để tăng lợi thế cạnh tranhNhiều địa phương đang đề xuất bổ sung quy hoạch khu kinh tế, coi đó là lợi thế cạnh...

LỄ KÝ KẾT HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC MEDLATEC & HAB HEALTH CHECK TẦM SOÁT SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG TẠI NHÀ CÙNG CHUYÊN GIA

Sáng 8/11, tại MEDLATEC Cầu Giấy đã tổ chức thành công chương trình ký kết hợp tác giữa Hệ thống y tế MEDLATEC và Công ty HAB Health Check (HHC). Đây là sự kiện...

Mới nhất