Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐừng để vào trường nghề là giải pháp cuối cùng

Đừng để vào trường nghề là giải pháp cuối cùng


MÔ HÌNH 9+3

Từ năm 2011, Chỉ thị 10 của Bộ Chính trị đã có nội dung về tăng cường phân luồng học sinh (HS) sau THCS, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30% HS sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề. Từ đó đến nay, nhiều trường CĐ và trung cấp đã thực hiện mô hình 9+3, HS tốt nghiệp THCS vừa học nghề chương trình trung cấp vừa học chương trình văn hóa (4 môn) theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Giảm căng thẳng thi lớp 10: Đừng để vào trường nghề là giải pháp cuối cùng- Ảnh 1.

Hiện nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích học sinh học nghề sau THCS

Dù chính sách đã tạo điều kiện để thu hút HS đi học nghề, nhưng vẫn còn nhiều bất cập và rào cản từ tâm lý phụ huynh và từ một số quy định về sử dụng người lao động.

TS PHẠM VŨ QUỐC BÌNH (Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH)

Tiến sĩ Phạm Hữu Lộc, Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng (TP.HCM), nhận định nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách thuận lợi để khuyến khích HS đi học nghề, đặc biệt là sau THCS. “Thứ nhất, các em được hỗ trợ 100% học phí khi học chương trình trung cấp. Thứ hai, các em vừa được học nghề, vừa được học chương trình văn hóa để khi tốt nghiệp trung cấp và có giấy chứng nhận hoàn thành các môn văn hóa này, các có em đủ điều kiện để liên thông lên CĐ, ĐH. Chưa kể thị trường lao động rất cần lực lượng lao động tốt nghiệp các trường nghề. Nhiều doanh nghiệp đến tận trường đặt hàng và tuyển dụng, trả lương theo năng lực chứ không theo bằng cấp, cho thấy học nghề đang có rất nhiều lợi thế cho HS”.

Thạc sĩ Trần Phương, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Việt Giao (TP.HCM), cũng cho biết hiện nay HS lớp 9 có nhiều thuận lợi nếu đi học nghề, khi được lựa chọn rất nhiều ngành nghề khác nhau phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân, từ kỹ thuật, công nghệ, nông nghiệp, dịch vụ…

PHỤ HUYNH VẪN CÒN E NGẠI

Theo tiến sĩ Phạm Vũ Quốc Bình, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH, sau Chỉ thị 10 của Bộ Chính trị, mới đây nhất là Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 của Thủ tướng Chính phủ, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 thu hút 50 – 55% HS tốt nghiệp THCS và THPT.

“Thế nhưng hiện nay tính trung bình trên toàn quốc mới chỉ có khoảng 19 – 20% HS tốt nghiệp THCS vào học nghề. Con số này đã tăng nhiều so với những năm trước đây, dù tỷ lệ vẫn chưa được như kỳ vọng. Dù chính sách đã tạo điều kiện để thu hút HS đi học nghề, nhưng vẫn còn nhiều bất cập và rào cản từ tâm lý phụ huynh và từ một số quy định về sử dụng người lao động”, tiến sĩ Quốc Bình đánh giá.

Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM, cho rằng nhiều phụ huynh vẫn còn xem trọng bằng cấp, với tâm lý truyền thống là con học xong lớp 9 nhất định phải học tiếp THPT và vào ĐH, chưa xem học nghề là một lựa chọn bình đẳng như các lựa chọn khác. Đó là một lý do quan trọng khiến cho kỳ thi vào lớp 10 công lập ngày càng cạnh tranh gay gắt, gây căng thẳng cho cả phụ huynh lẫn HS.

Cùng quan điểm, thạc sĩ Trần Phương chia sẻ: “Một số em do hiểu chưa đúng nên lo lắng học nghề sẽ bị giới hạn về cơ hội việc làm và thu nhập trong tương lai. Trong khi đó, đa số phụ huynh vẫn muốn con em học ĐH mặc dù điều này có thể không phù hợp với năng lực và sở thích của HS”.

Về vấn đề sử dụng người lao động, tiến sĩ Phạm Hữu Lộc cho rằng một rào cản lớn khiến người muốn học nghề e ngại là các cơ quan nhà nước khi tuyển dụng yêu cầu ứng viên phải có bằng tốt nghiệp ĐH. “Các tập đoàn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân đã không còn xem trọng bằng cấp mà họ đánh giá ứng viên qua kỹ năng, năng lực; nhưng các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước vẫn đòi hỏi người lao động phải có bằng tốt nghiệp ĐH, ngay cả ở những công việc không cần thiết”, tiến sĩ Lộc chia sẻ.

Giảm căng thẳng thi lớp 10: Đừng để vào trường nghề là giải pháp cuối cùng- Ảnh 2.

Một trong những giải pháp để thu hút HS học nghề là các trường phải thực sự chú tâm đầu tư về chất lượng đào tạo, uyển chuyển thay đổi phương pháp giảng dạy

CẦN TÍCH HỢP GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀO CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG

Để khuyến khích nhiều HS lớp 9 chủ động lựa chọn học nghề, thạc sĩ Trần Phương cho rằng cần có những nỗ lực nhằm loại bỏ định kiến, cải thiện công tác tư vấn hướng nghiệp, và truyền tải thông tin đầy đủ về cơ hội nghề nghiệp sau khi học nghề.

“Các trường cũng nên xây dựng các chính sách hỗ trợ tài chính như học bổng, vay vốn, để giảm gánh nặng cho HS khi lựa chọn học nghề. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp, công ty chia sẻ về cơ hội nghề nghiệp và thu nhập của người lao động có kỹ năng nghề”, ông Phương đề xuất.

Theo ông Phương, nên tích hợp giáo dục nghề nghiệp vào chương trình phổ thông bằng việc bổ sung các môn học, hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp từ bậc tiểu học và THCS, giúp HS phát hiện sở trường, sở thích và hình thành ý định nghề nghiệp sớm hơn.

Thạc sĩ Nguyễn Đăng Lý cũng cho rằng rất nên tích hợp nghề vào chương trình tiểu học và THCS để giúp HS có nhận thức về nghề nghiệp từ nhỏ. “Hiện nay ở các trường THCS và THPT cũng có các giờ hướng nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa hiệu quả nên việc tích hợp này là hoàn toàn cần thiết; vì hướng nghiệp cần một quá trình lâu dài và làm từng bước một. Vài buổi học, vài buổi trao đổi với HS sẽ không thể nào đạt được mục tiêu hướng nghiệp và phân luồng”, thạc sĩ Lý cho hay.

Tiến sĩ Phạm Vũ Quốc Bình cho rằng giáo dục nghề nghiệp cần đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp cho HS từ sớm, thậm chí ngay từ bậc tiểu học. Trong tương lai nên tích hợp một số nghề vào chương trình, cho HS được làm quen, thử “đóng vai” các vị trí nghề nghiệp, từ đó mới biết khả năng, mong muốn để hướng tới. “Nhà nước đã miễn phí học nghề, thì nên có chính sách miễn phí luôn khi các em học các môn văn hóa trong trường nghề. Ngoài ra, chính sách sử dụng lao động tại các cơ quan hành chính nhà nước cũng nên thay đổi để người học nghề có thể được tuyển dụng ở những vị trí phù hợp”, tiến sĩ Bình chia sẻ.

Một trong những giải pháp để thu hút HS học nghề, theo thạc sĩ Phan Thị Lệ Thu, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông (TP.HCM), là các trường nghề phải thực sự chú tâm đầu tư về chất lượng đào tạo, uyển chuyển thay đổi được phương pháp giảng dạy.

Thạc sĩ Lệ Thu nêu quan điểm: “Để thu hút thêm nhiều người học, trường nghề mong muốn được đào tạo văn hóa hệ GDTX và được sở GD-ĐT cấp bằng tốt nghiệp THPT giống các trung tâm GDTX; vì hiện nay Bộ GD-ĐT cho phép các em trường nghề có học văn hóa được đi thi THPT để lấy điểm xét tuyển ĐH nhưng không được cấp bằng THPT. Bên cạnh đó, nên thống nhất bộ dữ liệu thông tin dùng chung khi HS được quyền lựa chọn đăng ký học nghề ngay trên hệ thống của Bộ GD-ĐT”.

Tỷ lệ HS khá, giỏi chủ động chọn học nghề đang tăng

Tiến sĩ Phạm Hữu Lộc cho biết, hiện tại Trường CĐ Lý Tự Trọng có khoảng hơn 3.000 HS tốt nghiệp THCS vào học nghề. “Trong đó không ít HS khá, giỏi, hoàn toàn có thể đậu lớp 10 công lập, nhưng do các em có định hướng nghề nghiệp tốt, yêu thích học nghề nên chủ động đăng ký ngay sau khi hoàn thành lớp 9. Nhiều em là con em của lãnh đạo các doanh nghiệp”, tiến sĩ Lộc thông tin.

Thạc sĩ Phan Thị Lệ Thu cho biết Trường CĐ Viễn Đông hằng năm tuyển sinh rất tốt đối tượng này. Các năm gần đây trường thu hút rất nhiều HS khá, giỏi vào học chương trình 9+. Năm 2023 – 2024, có hơn 50% HS khá, giỏi 4 năm liền THCS đăng ký ngay từ đầu, cho thấy phụ huynh đã bắt đầu có cái nhìn khác về học nghề.




Nguồn: https://thanhnien.vn/giam-cang-thang-thi-lop-10-dung-de-vao-truong-nghe-la-giai-phap-cuoi-cung-185240620222752083.htm

Cùng chủ đề

Chấp hành pháp luật về ATGT đường bộ là một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh

Trường trung học phổ thông đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh. ...

4 cải thiện sức khỏe nhờ đi du lịch

Đi du lịch không chỉ mang lại cho chúng ta cơ hội trải nghiệm, tìm đến nơi mới lạ, biết thêm về những nền văn hóa khác mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Những lợi ích này đã được nghiên...

Nhu cầu vốn cho giáo dục

Chính sách hỗ trợ lãi suất đối với đối tượng giáo dục - đào tạo lẫn giáo dục nghề nghiệp đều rõ ràng, cụ thể nhưng nhiều dự án đang vướng mắc về pháp lý ...

Để đầu ra của nhà trường đáp ứng đầu vào của doanh nghiệp

Đào tạo gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp (DN) đã được nhiều nhà trường triển khai có hiệu quả, đem lại không chỉ cơ hội thực tập, thực hành cho sinh viên mà còn là những kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thầy trò HLV Shin Tae-yong ở thế chân tường

* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤUChiến thắng 1-0 trước đội tuyển Myanmar trong ngày ra quân giúp đội tuyển Indonesia chiếm lợi thế trong việc giành vé vào bán kết. Họ có cùng 4 điểm, cùng mọi chỉ số phụ với đội tuyển Myanmar và xếp trên nhờ thành tích đối đầu. Đó là một lợi thế nhỏ...

Cục An toàn thực phẩm thông tin về sữa tiệt trùng Hàn quốc nhiễm chất tẩy rửa

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Hàn Quốc đã thu hồi các sản phẩm sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa. Đây là sản phẩm tiêu thụ nội địa, không xuất khẩu. ...

Cô gái cao nhất Hoa hậu Quốc gia Việt Nam vào Top 5 ‘Người đẹp thời trang’

Top 5 đề cử cho giải thưởng phụ Top Model - Người đẹp thời trang, thuộc khuôn khổ Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 đã được ban tổ chức công bố, gây chú ý khi có tên của hai người đẹp cao trên 1,8m. Bà Phạm Kim Dung - Trưởng ban tổ chức Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 cùng Top 5 Người đẹp thời trang Ảnh: BTC Cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 đang nhận được sự quan...

Bài đọc nhiều

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Cưỡng chế buộc chuyển trường quốc tế với 300 trẻ em và loạt vụ việc tranh chấp kéo dài bị bưng bít?

Thông báo cưỡng chế yêu cầu phụ huynh phải chuyển trường cho con em trong vòng 30 ngày kể từ ngày THA niêm yết thông báo; giáo viên, người lao động tại trường phải làm việc với Ban Giám hiệu để được giải quyết quyền lợi. Điều khiến nhiều phụ huynh bất bình là các yêu cầu trên được...

Cùng chuyên mục

Vùng 4 Hải quân giáo dục truyền thống cho sĩ quan tương lai

250 cán bộ, học viên của Vùng 4 Hải quân đã tham quan, học tập tại Nhà truyền thống Vùng và khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Thiết kế robot gieo hạt với độ chính xác cao, học sinh Việt hào hứng giúp nông dân gia tăng lợi nhuận

"Với hình thức canh tác trong nhà kính, người nông dân sẽ không phải gieo hạt thủ công nữa mà điều khiển robot gieo hạt với độ chính xác cao hơn và tiết kiệm hạt giống hơn", em Đỗ Hoàng Giang, học sinh lớp 10 Lý 1, Trường THPT chuyên Hà...

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023. Cũng theo bộ này, 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học đã mang lại nhiều hiệu quả tích...

Thêm nhiều trường đại học phía Bắc chốt lịch nghỉ Tết 2025

Đến nay, nhiều trường đại học ở phía Bắc đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho sinh viên, không ít trường nghỉ tới 3 tuần. Trường ĐH Giao thông vận tải Trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết, thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 của sinh viên nhà trường từ 20/1 đến hết 8/2/2025 (tức từ 21/12 âm lịch đến hết 11/1 âm lịch). Trường ĐH Công nghiệp...

Bí thư huyện gửi thư cảm ơn Tuổi Trẻ về bài báo nhân văn và trách nhiệm

Ông Tô Văn Hùng, bí thư Huyện ủy Hòa Vang, chủ tịch danh dự Câu lạc bộ Hướng nghiệp Hòa Vang (Đà Nẵng), đã có thư cảm ơn báo Tuổi Trẻ về bài viết 'Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò đến lớp'. ...

Mới nhất

Thầy trò HLV Shin Tae-yong ở thế chân tường

* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤUChiến thắng 1-0 trước đội tuyển Myanmar trong ngày ra quân giúp đội tuyển Indonesia chiếm lợi thế trong việc giành vé vào bán kết. Họ có cùng 4 điểm, cùng mọi chỉ...

“Em gái mưa” của chồng thường xuyên đến nhà tôi ăn cơm, mua sắm cùng mẹ chồng

Chồng tôi có một cô "em gái mưa" thích anh từ ngày còn học đại học, mãi không chịu lấy chồng, suốt ngày qua nhà tôi ăn uống, đi mua sắm cùng mẹ chồng tôi, đôi lần tôi nghe...

Trực tiếp bóng đá Indonesia 0-0 Philippines: Cầu thủ nhập tịch đá chính

TRẬN ĐẤU BẮT ĐẦUIndonesia 0-0 PhilippinesĐội hình ra sânĐội tuyển Indonesia: Cahya, Ferrari, Kadek, Pratama Arhan, Dony Tri Pamungkas, Asnawi Mangkualam, Marselino Ferdinan, Maulana, Arkhan, Hannan, Rafael Struick.Đội tuyển Philippines: Deyto, Kempter, Aguinaldo, Tabinas, Ugelvik, Bailey, Woods, Monis, Mariona, Sison Reyes, Kristensen.Thông tin trước trận Indonesia vs PhilippinesĐội tuyển Indonesia đang xếp thứ nhì bảng B với 4...

Mới nhất