Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐừng để ‘té nước’ theo lương!

Đừng để ‘té nước’ theo lương!

Để tránh tình trạng “giá ơi, chờ lương với” khi có chính sách tăng lương, việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá có vai trò quan trọng.

Những nhóm đối tượng được đề xuất tăng lương cơ sở từ 1/7/2023
Mức lương cơ sở tăng 30% và một số điều chỉnh mới trong chính sách tiền lương được áp dụng từ ngày 1/7. (Hình minh họa)

Mức lương cơ sở tăng 30% và một số điều chỉnh mới trong chính sách tiền lương được áp dụng từ ngày 1/7 tới đây đang đem lại niềm vui lớn đối với nhiều người nhưng kèm theo đó là nỗi lo tăng giá.

Thực tế mấy ngày qua, một số mặt hàng thiết yếu đã rục rịch tăng giá nhẹ. Có người còn lo ngại rằng, nếu không quản lý tốt về giá cả thì rất có thể “vận động viên giá” sẽ chạy quá nhanh so với “vận động viên lương” và câu nói quen thuộc “giá ơi, chờ lương với” cách đây vài chục năm trước sẽ lặp lại.

Việc “té nước” theo lương” cũng đang là vấn đề “nóng” tại diễn đàn Quốc hội. Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất các giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Thực ra, đối tượng tăng lương lần này không nhiều lắm bởi theo số lượng thống kê vào cuối năm 2023, cả nước có khoảng 2,78 triệu cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm lực lượng vũ trang) được tăng lương. Bên cạnh đó, có gần 3,4 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng từ Quỹ bảo hiểm xã hội và 1,8 triệu người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ ngân sách Nhà nước. Như vậy số lượng cán bộ hưởng lương ngân sách chỉ chiếm vài phần trăm dân số, quy mô không lớn để tạo ra áp lực tăng giá thực sự. Vấn đề cốt lõi tạo ra áp lực giá cả tăng là do tâm lý và việc lợi dụng “kẽ hở” tăng lương để tăng giá bất hợp lý.

Chính vì thế, theo ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia kinh tế, giải pháp quan trọng, cấp bách lúc này là các cơ quan quản lý nhà nước phải đẩy mạnh việc thanh tra, giám sát để phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm luật cạnh tranh, liên kết tăng giá vô tội vạ, ảnh hưởng đến thị trường. Trong đó kiểm tra yếu tố hình thành giá, không để tăng lương dẫn đến tình trạng tăng giá bất hợp lý làm mất đi ý nghĩa việc tăng lương, gây ảnh hưởng đời sống người lao động. Nhất là phải kiểm tra kiểm soát, đặc biệt với các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu, niêm yết giá tại các chợ truyền thống… Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Nhằm bảo đảm ý nghĩa chính sách tăng lương từ 1/7, cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 61/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương rà soát, báo cáo, đề xuất cụ thể lộ trình gắn với mức độ và dự kiến thời điểm thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; điện; dịch vụ giáo dục…); phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và các cơ quan liên quan để đánh giá kỹ tác động đến chỉ số giá tiêu dùng và mục tiêu, kịch bản kiểm soát lạm phát cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6/2024.

Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Thống kê, các cơ quan, địa phương liên quan đẩy mạnh triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường, cập nhật kịch bản điều hành giá chi tiết, cụ thể, kịp thời cho các tháng còn lại trong năm để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp phù hợp, kịp thời; bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội.

Cùng với việc kiểm soát giá cả, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến như: với mặt hàng xăng dầu, lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng…

Thủ tướng cũng giao các Bộ, ngành liên quan xử lý nghiêm trường hợp tung tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng, gây bất ổn thị trường.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu loại trừ yếu tố tâm lý đầu cơ, tăng lương không phải là nguyên nhân chính, trực tiếp làm gia tăng lạm phát. Vì thế để tránh tình trạng “giá ơi, chờ lương với”, việc thực hiện nghiêm túc công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là rất quan trọng vào lúc này. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc ngay để ngăn chặn việc đẩy giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Người cung cấp dịch vụ, sản phẩm hàng hóa cũng cần cân nhắc trước khi quyết định đẩy giá lên bởi có thể sẽ không bán được hàng và vi phạm pháp luật.





Nguồn: https://baoquocte.vn/dieu-chinh-muc-luong-co-so-dung-de-te-nuoc-theo-luong-276428.html

Cùng chủ đề

Lạm phát giá tiêu dùng tiến gần đến mức trần 4,5%

DNVN - Báo cáo “Giám sát trái phiếu châu Á” do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố ngày 26/6 nhận định, lạm phát giá tiêu dùng so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam tăng lên 4,44% trong tháng 5. Con số này tiến gần đến mức trần 4,5% của...

Chính phủ đảm bảo nguồn kinh phí 913.300 tỷ để tăng lương

Chiều 25/6, Quốc hội thảo luận tại tổ về báo cáo của Chính phủ lên quan đến các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7. Hạn chế thấp nhất việc tăng giá khi tăng lương Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh thông tin, Đảng, Nhà nước rất muốn đổi mới sâu sắc chính sách...

Chính phủ trình Quốc hội tăng 30% lương cơ sở, 15% lương hưu

Chiều 25/6, Quốc hội nghe Chính phủ báo cáo các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024. Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong quá trình triển khai, xây dựng 6 nội dung cụ thể về cải cách tiền lương khu vực công theo...

Không để tăng giá bất hợp lý khi tăng lương

Để việc tăng lương thực sự có ý nghĩa tích cực trong đời sống, Bộ Tài chính cũng đã có các kịch bản kiềm chế lạm phát và tránh việc tăng giá bất hợp lý. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đa dạng hoá chuỗi cung ứng, nâng cao khả năng thích ứng cho doanh nghiệp

Mặc dù chuỗi cung ứng đã dần được tái cấu trúc, nhưng thực tế đa số các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam còn nhỏ lẻ, chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị.

Đồng minh của Mỹ chưa cân nhắc phát triển vũ khí hạt nhân

Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo ngày 26/6 cho biết, Seoul chưa cân nhắc việc sở hữu vũ khí hạt nhân "vào lúc này", vì Mỹ đã đồng ý sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đồng minh.

Hé lộ thông tin về thỏa thuận an ninh EU-Ukraine, Liên minh châu Âu sẽ hứa hẹn gì với Kiev?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) vào ngày 27/6 và ký kết một thỏa thuận về các cam kết an ninh của EU với Kiev.

Việt Nam và Australia ra mắt Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn nhằm cải thiện sinh kế nông dân

Với sự hỗ trợ của Australia, Liên minh Đổi mới sáng tạo trong chăn nuôi lợn an toàn sinh học là bước tiến quan trọng nhằm hướng tới một tương lai an toàn, bền vững cho ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam.

Việt Nam rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn và nghiêm túc chống mua bán người

Theo bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Việt Nam, trong những năm gần đây, Việt Nam đã rất tích cực thúc đẩy di cư an toàn, cũng như có những nỗ lực nghiêm túc chống mua bán người.

Bài đọc nhiều

Bố trí suất ăn miễn phí cho thí sinh có hoàn cảnh khó khăn thi tốt nghiệp THPT

Việc tổ chức các suất ăn miễn phí dành cho thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, thí sinh ở xa đã được các đoàn viên thanh niên tỉnh Bắc Kạn triển khai từ nhiều năm qua. Các bạn trẻ tại các huyện vùng cao như Bạch Thông, Pác Nặm còn tự tổ chức nấu ăn, chia thành từng suất mang đến điểm thi, đảm bảo thí sinh có những bữa ăn nóng, đủ dinh dưỡng trong những...

Bộ Công an xác minh đối tượng đăng tin sai sự thật lộ đề thi tốt nghiệp THPT 2024

Cụ thể, Bộ GD-ĐT cho hay, tối ngày 25/6, trong một số nhóm, diễn đàn trên mạng Internet có chia sẻ, lan truyền thông tin sai sự thật về việc “lộ đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024”.  Sau khi tiếp nhận phản ánh về sự việc trên, Bộ GD-ĐT đã trao đổi, đề nghị Bộ Công an hỗ trợ xác minh đối tượng đăng thông tin sai sự thật. Hiện, Bộ Công an đang tổ chức xác minh...

Thí sinh cần lưu ý gì khi đi thi tốt nghiệp THPT 2024?

Không dùng ứng dụng VNeID để trình căn cước công dân khi vào phòng thiMỗi thí sinh sẽ được nhận một thẻ/giấy dự thi có dán ảnh của mình, trên ảnh được đóng dấu giáp lai. Trên giấy có ghi rõ thông tin cá nhân của thí sinh, địa điểm thi. Vào ngày thí sinh làm thủ tục dự thi, các...

Cùng chuyên mục

Sở GD&ĐT Hà Nội phản hồi vụ 63 giáo viên tố bị ‘xù’ tiền học thạc sĩ

TPO - Văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản gửi cơ quan báo chí liên quan đến phản ánh 63 giáo viên tố bị "xù" tiền hỗ trợ đào tạo học thạc sĩ vào năm 2019. Nội dung văn bản của Sở GD&ĐT Hà Nội thể hiện, thực hiện Quyết định số 3381/QĐ-UBND ngày 29/5/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phân bổ chỉ tiêu đi học sau đại học bằng nguồn...

Lâm Đồng công bố đường dây nóng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

DNVN – Đường dây nóng tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng gồm số điện thoại của Chánh Thanh tra và Thanh tra Sở GD&ĐT. ...

TP.HCM: Thí sinh trúng tuyển lớp 10 chuyên, tích hợp cần làm gì để nhập học?

TP.HCM đã công bố kết quả và điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 chuyên, tích hợp năm học 2024-2025 vào ngày 24-6. Những học sinh đã có kết quả tuyển sinh vào lớp 10 chuyên, tích hợp muốn nhập học sẽ trải qua hai bước để nhập học.Bước 1: Xác nhận nhập học trên hệ thống trực tuyếnHọc sinh, phụ huynh...

Thí sinh sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Cùng với các thí sinh trên cả nước, chiều 26/6, hơn 90.000 thí sinh trên địa bàn TPHCM đã đến các điểm thi làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Các thí sinh đều sẵn...

Mới nhất

Sẽ bổ sung thêm 02 Giải mới

Theo đó, Giải Báo chí Quốc gia được tổ chức hằng năm trên phạm vi toàn quốc. Cơ quan chủ trì là Hội Nhà báo Việt Nam. Cơ quan phối...

Nếu không gia hạn nợ, Vietnam Airlines có thể sẽ phá sản

Cũng về vấn đề này, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Quảng Nam) ủng hộ việc cho hãng hàng không có điều kiện tái cấu trúc lại khoản nợ, có cơ hội phục hồi phát triển để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vị đại biểu này đề nghị tăng cường hiệu quả quản trị doanh nghiệp, nhân...

Lần đầu công bố tổng kiểm tra, quản lý tiền công đức trên toàn quốc

Cụ thể, trong tổng số 31.581 di tích thành phần, có 15.324 di tích (49%) có số liệu thu, chi tiền công đức, tài trợ. Trong 5.683 di tích cơ...

Mới nhất