Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Đừng để luật ra đời thầy cô giáo lại thấy khó khăn...

‘Đừng để luật ra đời thầy cô giáo lại thấy khó khăn hơn’

Góp ý dự thảo luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm lưu ý nhiều chính sách cần được quy định để bao quát các vấn đề cụ thể và nhấn mạnh, luật phải thực sự tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo, ‘đừng để luật ra đời thầy cô giáo lại thấy khó khăn hơn’.

Sáng 9.11, sau khi nghe tờ trình dự án luật Nhà giáo, Quốc hội đã thảo luận tại các tổ về dự án luật này. Nêu ý kiến thảo luận tại tổ TP.Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, giáo dục đào tạo có ý nghĩa chiến lược, trong đó, người thầy đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, Tổng Bí thư cho rằng, dự thảo luật chỉ mới dừng ở việc những gì trước đây chưa quy định trong luật thì đưa vào.

Không thể nói thiếu thầy, thiếu trường

Tổng Bí thư: 'Đừng để luật ra đời thầy cô giáo lại thấy khó khăn hơn'- Ảnh 1.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu ý kiến tại thảo luận tổ TP.Hà Nội sáng 9.11

Tổng Bí thư đề nghị, dự thảo luật Nhà giáo trước hết phải xác định được vai trò rất quan trọng của giáo dục – đào tạo, đặc biệt, trong giáo dục – đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Cùng đó, theo Tổng Bí thư, đã nói tới thầy thì phải có trò. “Luật Nhà giáo này tương quan giải quyết mối quan hệ giữa thầy – trò như thế nào?”, Tổng Bí thư nêu, và cho rằng, dự thảo cần phải giải quyết thật tốt mối quan hệ thầy – trò.

Tổng Bí thư nêu một ví dụ như thực hiện chính sách rất quan trọng là phổ cập giáo dục, trẻ em đến tuổi là phải đi học, được phổ cập tiểu học rồi tiến dần lên là trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Để thực hiện chính sách này thì không thể thiếu thầy giáo. Bởi, có trò là phải có thầy. Tổng Bí thư cho biết, hiện nay, với cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân, có thể biết ngay một xã, phường, huyện hay thành phố năm nay có bao nhiêu cháu đi học. Và khi “có trò” rồi thì phải chủ động để “có thầy”.

“Đây là cái đang rất thời sự. Bây giờ thiếu thầy thì các cháu đi học thế nào? Cái gì dẫn đến thiếu thì phải giải quyết. Mà đã có trò, có thầy thì phải có trường. Không thể nói thiếu trường. Quy hoạch, quản lý thế nào mà không có trường?”, Tổng Bí thư nêu rõ, đồng thời cho rằng, rất nhiều chính sách phải được bao quát vào luật, giải quyết được mối quan hệ thầy – trò trong giáo dục.

Một vấn đề khác, theo Tổng Bí thư, phải xác định người thầy là một nhà khoa học. Tổng Bí thư đề nghị dự luật phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa vai trò một thầy giáo và nhà khoa học; mối quan hệ nhà khoa học với trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp, Nhà nước.

“Người thầy phải mang tâm thế nhà khoa học với chuyên môn rất sâu”, Tổng Bí thư nêu.

Tổng Bí thư: 'Đừng để luật ra đời thầy cô giáo lại thấy khó khăn hơn'- Ảnh 2.

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cần có chính sách cụ thể cho các môi trường giáo dục đặc biệt như miền núi, vùng sâu, vùng xa

Cần chính sách cho môi trường giáo dục đặc biệt

Tổng Bí thư cũng lưu ý, dự thảo luật cần có các chính sách để thực hiện hội nhập trong giáo dục – đào tạo. Tổng Bí thư dẫn ví dụ, vừa rồi chúng ta tuyên bố tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 thì phải quy định tại dự luật như thế nào để thực hiện chính sách này.

“Thầy giáo tiếng Anh thế nào thì trò tiếng Anh mới phổ cập được. Hay thầy giáo là người nước ngoài thì có phải chấp hành các quy định tại luật Nhà giáo không? Luật đã đề cập gì tới việc này chưa?”, Tổng Bí thư nêu loạt vấn đề.

Cạnh đó, Tổng Bí thư cũng cho rằng, dự thảo luật cần lưu ý chính sách học tập suốt đời. “Nếu thô cứng quy định thế này thì học tập suốt đời sẽ thế nào”, Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư phân tích, khi quy định nhà giáo đến tuổi nghỉ hưu, không được giảng dạy nữa, không còn là nhà giáo theo quy định của luật nữa “thì rất khó khăn” để thực hiện chính sách học tập suốt đời. Bởi lẽ những giáo sư lớn tuổi lại chính là những người có kinh nghiệm, uy tín và hoàn toàn vẫn có thể giảng dạy.

“Bây giờ lại bảo không, tôi hết tuổi rồi, theo quy định của luật Nhà giáo, tôi không còn là nhà giáo nữa, không đi dạy được nữa. Rõ ràng là rất khó khăn, không huy động được nguồn lực này trong giáo dục – đào tạo. Phải khuyến khích xã hội hóa, xã hội tham gia công tác giáo dục, giảng dạy”, Tổng Bí thư lưu ý.

Vẫn theo Tổng Bí thư, dự luật cũng chưa có chính sách bao quát được những môi trường đặc biệt như việc giảng dạy trong trại giam hay ngay việc giáo dục ở những vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

“Tôi đi miền núi thấy rất khó khăn. Trò không có nơi ăn ở sinh hoạt, thầy lại càng không, thế thì làm sao được. Cô giáo đi lên trường miền núi chả có thanh niên nào cả, chỉ có công an với bộ đội biên phòng, thế bây giờ lấy chồng thế nào? Cả tuổi thanh xuân ở đấy thế nào? Bộ đội biên phòng, công an xã cũng không có nhà công vụ thì ai giải quyết vấn đề này? Mỗi trường như thế bây giờ có nhà công vụ cho thầy, cô giáo không? Người ta ở đấy 5 – 10 năm mới về theo chính sách thì 5 – 10 năm đó ở đâu. Xây dựng gia đình, lấy chồng thế nào?”, Tổng Bí thư nói, và yêu cầu, những môi trường đặc biệt như vậy phải có chính sách cụ thể và bao quát được.

Cuối cùng, Tổng Bí thư cho rằng, các thầy, cô giáo đang chờ đón rất nhiều đối với luật Nhà giáo. “Phải làm sao để các thầy, cô giáo đón nhận luật này thấy thực sự phấn khởi, thực sự là tôn vinh, thực sự là tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy. Đừng để luật ra các thầy cô lại thấy khó khăn hơn hay lại nói quy định thế này sao làm được”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.



Nguồn: https://thanhnien.vn/tong-bi-thu-dung-de-luat-ra-doi-thay-co-giao-lai-thay-kho-khan-hon-185241109123901871.htm

Cùng chủ đề

Báo động áp lực từ phụ huynh

Áp lực từ phụ huynh không chỉ khiến giáo viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tự chủ và cảm hứng trong công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục; mà còn tạo nên hình ảnh xấu về nhà...

Hiệu trưởng ở TPHCM tiết lộ lương giáo viên cao nhất 60 triệu đồng

(Dân trí) - Mức lương cao nhất ở trường học ngoài công lập này là hơn 137 triệu đồng/người/tháng, riêng đội ngũ giáo viên có mức lương từ 14 đến hơn 60 triệu đồng/tháng. Thông tin trên được ông Tưởng Nguyên Sự, Hiệu trưởng Trường Tiểu học-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm - là một trường ngoài công lập ở TPHCM -  chia sẻ tại buổi góp ý dự thảo Luật Nhà giáo do Bộ GD&ĐT tổ chức tại TPHCM ngày 29/11.Ông...

Giáo viên một trường ngoài công lập ở TP.HCM nhận lương cao nhất hơn 60 triệu/tháng

  Ông Tưởng Nguyên Sự, Hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm cho biết, mức lương bình quân giáo viên của trường hiện nay là hơn 30 triệu đồng/tháng, cao nhất 60,7 triệu/tháng, thấp nhất là 14 triệu/tháng. Hằng năm, nhà trường tăng khoảng 10% đối với lương của giáo viên, trong khi học phí tăng từ 3-5%. "Chúng tôi hiện nay phải cố gắng trả gấp đôi hoặc cao hơn để thu hút được nhà giáo. Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Người dân cần được tiếp cận thuốc mới nhanh nhất, giá phù hợp nhất

30% người bệnh đang phải chi tiền túi khi khám chữa bệnh. Cùng với đảm bảo nguồn cung, giá thuốc phải được kiểm soát chặt với nguyên tắc người dân tiếp cận thuốc mới nhanh nhất, giá phù hợp nhất. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Cùng chuyên mục

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến 3/1/2025. Nghỉ đông đánh dấu kết thúc học kỳ 1, là dịp để thầy trò nghỉ ngơi, đón lễ Giáng...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách nhiệm liên quan. ...

Mới nhất

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt...

Huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17/12, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lý Nhân tổ chức kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân; gặp mặt cán bộ Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn.  Tại hội nghị, các đại biểu đã ôn lại truyền thống 80...

Chuyên gia VFS: 2025 vẫn là năm đầy triển vọng của chứng khoán Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích của Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) cho biết năm 2025 được dự báo vẫn sẽ là một năm triển vọng cho thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ nền tảng kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi. Theo ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc Phân tích...

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Với những căng thẳng về địa chính trị hiện nay, quân đội Nga đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới. Theo Reuters, ngày 17/12, một chỉ huy quân sự cấp cao của Nga cho biết quốc gia này đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo...

Mới nhất

Bạc quay đầu tăng nhẹ