Trang chủChính trịNgoại giao‘Đừng bao giờ lãng phí một cuộc khủng hoảng tốt’, hôm qua...

‘Đừng bao giờ lãng phí một cuộc khủng hoảng tốt’, hôm qua là khí đốt của Nga, hôm nay là LNG của Mỹ


Nhằm thay thế Nga chiếm lĩnh thị trường khí đốt châu Âu, Mỹ đã nhanh hơn và kiên quyết hơn EU khi tiếp thị các lò phản ứng hạt nhân cho những người mua tiềm năng ở Đông Âu.

Mỹ đang thúc đẩy lợi ích năng lượng của mình ở châu Âu như thế nào?
Mỹ trở thành nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới vào năm ngoái, chủ yếu lấp đầy khoảng trống mà Nga để lại. (Nguồn: Reuters)

“Đừng bao giờ lãng phí một cuộc khủng hoảng tốt”. Câu nói nổi tiếng của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill có lẽ phản ánh tốt nhất hành động của Mỹ trước cuộc khủng hoảng năng lượng đã càn quét châu Âu trong hai năm qua. Các số liệu thống kê đã nói lên điều này.

Chiếm lĩnh thị trường năng lượng châu Âu

Mỹ đã trở thành nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới vào năm ngoái, chủ yếu lấp đầy khoảng trống mà Nga để lại. Do các biện pháp trừng phạt kinh tế từ Liên minh châu Âu (EU) liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine, xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu lục này đã giảm đáng kể, nhường lại vị trí nhà cung cấp cho một số nước khác, trong đó có Mỹ.

Đồng thời, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, năm 2022, châu Âu cũng trở thành điểm đến chính cho xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này, chiếm 64% tổng lượng nhập vào của châu lục, tăng từ 23% của năm trước.

Giờ đây, Mỹ đang tìm cách lặp lại câu chuyện thành công này trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân bằng cách thúc đẩy chuyển giao các lò phản ứng mô-đun nhỏ, còn gọi là SMR, do nước này sản xuất, tới các quốc gia Đông Âu.

SMR là lò phản ứng hạt nhân tiên tiến có công suất điện đến 300 MWe trên mỗi tổ máy, bằng khoảng 1/3 công suất phát điện của lò phản ứng điện hạt nhân truyền thống.

Chưa có SMR nào đang hoạt động trên toàn cầu nhưng công nghệ này được coi là đầy hứa hẹn và đã được nêu trong Đạo luật công nghiệp Net-Zero của Ủy ban châu Âu (EC) được đưa ra vào tháng 3 năm nay. Ưu điểm chính của chúng là có thể được lắp ráp tại nhà máy và giao hàng đến mọi nơi trên thế giới, kể cả những vùng sâu vùng xa có phạm vi phủ sóng lưới điện hạn chế.

Một số công ty đã phát triển SMR, bao gồm Nuward – công ty con thuộc công ty tiện ích nhà nước EDF của Pháp và NuScale có trụ sở tại Mỹ.

Tuy nhiên, Mỹ nhanh hơn và kiên quyết hơn EU khi tiếp thị SMR cho những người mua tiềm năng ở Đông Âu.

Tại Hội nghị thượng đỉnh ở Bucharest vào tháng trước, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Geoffrey Pyatt đã ca ngợi về “liên minh hạt nhân dân sự với Romania” của Mỹ, nhấn mạnh kế hoạch xây dựng một SMR ở Romania vào năm 2029.

Tương tự, theo ông Pyatt, Mỹ đang đàm phán với Czech để triển khai SMR “vào cuối những năm 2020”, sớm hơn thời hạn năm 2032 mà Prague dự định ban đầu.

Các dự án SMR của Czech và Romania là một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn của Washington, được gọi là “Dự án Phoenix”, nhằm thay thế các nhà máy điện đốt than gây ô nhiễm ở Trung và Đông Âu. Hôm 7/9 vừa qua, Mỹ công bố, Slovakia và Ba Lan cũng được chọn tham gia dự án này.

Dự án Phoenix lần đầu tiên được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP27 của Liên hợp quốc vào năm ngoái bởi ông John Kerry, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, Trợ lý Pyatt thừa nhận rằng, Dự án Phoenix vượt xa những lo ngại về biến đổi khí hậu, đồng thời cho biết, Mỹ coi vấn đề an ninh năng lượng là “yếu tố cốt lõi của an ninh xuyên Đại Tây Dương”.

Trong cuộc họp báo ngắn vào tháng trước, ông Pyatt giải thích: “Chúng tôi muốn hỗ trợ các đồng minh và đối tác của mình. Và điều đó ‘bắt đầu trong bối cảnh xuyên Đại Tây Dương, nơi chúng ta có một mạng lưới liên minh dày đặc, bao gồm cả thông qua Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”.

Đặt năng lượng trong bối cảnh an ninh địa chính trị

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine (từ tháng 2/2022) thực sự đã khiến nhiều chính phủ ở châu Âu nhận ra rằng, các vấn đề về năng lượng có khía cạnh an ninh vượt ra ngoài các lĩnh vực truyền thống của kinh tế thị trường hoặc chính sách môi trường.

Bản thân ông Pyatt cũng cởi mở về điều này, cho biết mục tiêu chiến lược của Mỹ ở Đông Âu là đánh bại “nỗ lực vũ khí hóa năng lượng của Nga thông qua việc sử dụng biện pháp ép buộc chống lại các đồng minh của Washington ở châu Âu”.

Ông nói: “Cốt lõi sức mạnh, an ninh quốc gia của chúng ta nằm ở các đồng minh và quan hệ đối tác”, đồng thời đặt chương trình SMR của Mỹ vào bối cảnh an ninh địa chính trị và toàn cầu.

Quan chức Mỹ tóm tắt: An ninh năng lượng “là vấn đề cốt lõi toàn cầu”.

Tuy nhiên, ở châu Âu, những cân nhắc về địa chính trị như vậy vẫn chưa thể được chấp nhận khi nói đến năng lượng hạt nhân.

Đức và Áo, ngay từ đầu, phản đối các chương trình hạt nhân do EU tài trợ – ngay cả đối với SMR, được coi là an toàn hơn các nhà máy hạt nhân quy mô lớn truyền thống. Đối với hai nước này, EU chỉ nên tham gia vào việc phổ biến các công nghệ sạch như năng lượng tái tạo.

Trong khi đó, đối với những người Pháp ủng hộ hạt nhân, Dự án Phoenix đang gây ra cả sự ghen tị lẫn lo ngại.

Mỹ đang thúc đẩy lợi ích năng lượng của mình ở châu Âu như thế nào?
Mỹ đang tìm cách lặp lại câu chuyện thành công với LNG trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. (Nguồn: Getty)

Ông Christophe Grudler, một nhà lập pháp người Pháp trong Nghị viện châu Âu cho biết: “Người Mỹ đã đúng khi nói rằng, năng lượng mang tính chiến lược và địa chính trị”.

Từ góc độ châu Âu, ông Grudler cho biết, câu hỏi có thể được trình bày một cách đơn giản: “Nắm giữ vận mệnh của mình và không phụ thuộc vào người khác – hôm qua là khí đốt của Nga, hôm nay là LNG của Mỹ”.

Một trong những phản ứng ở cấp EU là Đạo luật Công nghiệp Net-Zero, được thông qua vào tháng 3, trong đó liệt kê SMR nằm trong số một loạt công nghệ được coi là “chìa khóa” cho quá trình chuyển đổi carbon thấp của châu Âu.

Ông Grudler, người đang thúc đẩy EU hỗ trợ công nghệ SMR thế hệ thứ ba và thứ tư, cho rằng, điều này sẽ ngăn châu Âu “tự nhốt mình vào một công nghệ của Mỹ khiến chúng ta rơi vào tình trạng phụ thuộc”.

Nhà lập pháp Pháp bác bỏ mọi cáo buộc về chủ nghĩa biệt lập, nói rằng mục tiêu của châu Âu là xây dựng “quan hệ đối tác cân bằng” với Mỹ, chẳng hạn như động cơ LEAP do tập đoàn GE của Mỹ và Safran của Pháp phát triển, cung cấp năng lượng cho cả máy bay Boeing và Airbus.

“Và để làm được điều đó, trước tiên chúng ta cần tạo ra ngành công nghiệp SMR ở châu Âu. Đó là lý do tại sao tôi đang thúc đẩy việc thành lập liên minh SMR châu Âu”, ông Grudler nói.

Hiệp hội thương mại hạt nhân châu Âu ủng hộ động thái này và cho biết: “Điều quan trọng là EU tập trung vào việc đảm bảo độc lập về năng lượng và chủ quyền công nghiệp”.

Tuy nhiên, về mặt chính trị mà nói, việc thành lập một liên minh SMR ở châu Âu sẽ rất phức tạp, đồng thời chỉ ra sự chia rẽ về năng lượng hạt nhân ở châu Âu.

Dù vậy, ông cho biết, việc xây dựng ngành công nghiệp SMR của châu Âu là điều cần thiết cho “quyền tự chủ chiến lược” của EU, đặc biệt khi xét đến việc các nước Đông EU đang trong quá trình tự trang bị công nghệ của Mỹ.

Điều trớ trêu, theo ông Grudler, là công ty NuScale của Mỹ không có đủ tiền để xây dựng nhà máy khổng lồ theo kế hoạch và đang dựa vào hợp đồng với các nước Đông Âu để được hỗ trợ tài chính.

“Vì vậy, chiến lược của họ là ký hợp đồng ở châu Âu nhằm có được số tiền cần thiết để xây dựng nhà máy SMR. Và người châu Âu chúng ta sẽ tài trợ cho việc này? Điều đó thật vô nghĩa. Với tư cách là người châu Âu, chúng ta nên thúc đẩy ngành công nghiệp của chính mình”, nhà lập pháp nói.

Chắc chắn, châu Âu có rất nhiều bài học từ Mỹ về cách xử lý khủng hoảng. Khi nói đến năng lượng, những cân nhắc về an ninh và độc lập phải được đặt lên hàng đầu khi EU chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh song phương với Mỹ tại Washington vào ngày 20/10 tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Giới lãnh đạo châu Âu gấp rút họp bàn về tương lai hậu bầu cử Mỹ 2024

Ngày 7-8/11, các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) sẽ có mặt tại Budapest, Hungary, để dự Hội nghị thượng đỉnh không chính thức do Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tổ chức.

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Ukraine thẳng thừng “cự tuyệt” khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

Mới đây, Công ty SPP (thuộc sở hữu nhà nước của Slovakia) thông tin, châu Âu vẫn chưa đạt được thoả thuận thay thế khí đốt Nga qua đường ống bằng khí đốt từ Azerbaijan.

Châu Âu đón tin vui về khí đốt, giá giảm “vù vù” trước mùa Đông, có thể quên đường ống từ Nga qua Ukraine

Thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm nay và khó có khả năng gia hạn. Trong bối cảnh đó, các công ty từ Hungary và Slovakia sắp ký hợp đồng mua 12-14 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ Azerbaijan.

Hai năm “ngủ yên” dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được “nhắm mắt làm ngơ”?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ tấn công phá hoại lớn nhất trong lịch sử châu Âu, vẫn nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, nhiều tình tiết đáng ngờ có phải đã được "nhắm mắt làm ngơ'?

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Giá vàng “chiến thắng” sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới

Giá vàng hôm nay 7/11/2024 ghi nhận thị trường đi xuống, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ - ông Trump trở thành Tổng thống thứ 47 của đất nước. Giám đốc chiến lược Michele Schneider đến từ hãng MarketGauge chia sẻ, "vàng cuối cùng sẽ chiến thắng, bất kể ai trở thành tổng thống Mỹ".

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Thị trường đang được điều chỉnh về đúng giá trị thật, khả năng bước vào chu kỳ tăng mới

Giá tiêu hôm nay 7/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Ông Trump đắc cử Tổng thống, giá dầu trượt nhẹ; chiều nay, xăng trong nước sẽ được điều chỉnh ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay 7/11, kết thúc phiên giao dịch ngày 6/11, giá dầu trượt nhẹ khi các nhà đầu tư cân nhắc giữa sự bật tăng của đồng USD so với khả năng các kế hoạch chính sách đối ngoại của Tổng thống mới đắc cử của Mỹ Donald Trump có thể làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu. Trong nước, nhiều khả năng nối dài đà tăng của lần điều chỉnh trước.

Cùng chuyên mục

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Mới nhất

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Bộ Trưởng Bộ Công Thương: Điện phải đi trước một bước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình tại Quốc hội Giải trình tại Quốc hội về một số ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay là: “Xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

(ĐCSVN) - Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành...

Mới nhất