Trang chủNewsKinh tếĐức Cơ vươn lên trở thành vùng kinh tế động lực của...

Đức Cơ vươn lên trở thành vùng kinh tế động lực của Gia Lai

(ĐCSVN) – Huyện Đức Cơ nằm ở phía tây tỉnh Gia Lai, có 35km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Cam-pu-chia, giữ vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội và quốc phòng, an ninh. Với tinh thần chủ động đổi mới, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Đức Cơ chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu, giành nhiều thành tựu đáng tự hào. Đặc biệt, diện mạo vùng đất biên giới này với nhiều bức tranh đa sắc đã tạo niềm tin, khí thế để “tăng tốc” thực hiện những mục tiêu mới cao hơn, nhanh hơn.






 Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh (Đức Cơ) một trong những khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Gia Lai.

Dấu ấn đổi mới phương thức lãnh đạo

Chủ trương đổi mới phương thức lãnh đạo làm động lực phát triển đang trở thành dòng chảy xuyên suốt, nhất quán trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thời gian qua ở Đảng bộ huyện Đức Cơ.

Theo Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Phạm Văn Cường, xác định yếu tố con người – cán bộ là nhân tố then chốt, quyết định sự phát triển của địa phương. Vì thế, Đảng bộ huyện đặc biệt quan tâm đến đổi mới phương thức lãnh đạo bằng công tác tổ chức, cán bộ. Yêu cầu đội ngũ cán bộ phải có số lượng, cơ cấu hợp lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực nổi trội, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung. Từ đó thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ đúng quy trình, quy định, dân chủ, công khai, bảo đảm phương châm “mở” và “động”. Đồng thời, cấp ủy thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong công tác cán bộ, sắp xếp tinh gọn tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế gắn với thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng.

Việc triển khai thực hiện Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; Quy chế đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu các cấp ủy đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp với Nhân dân đã góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng và củng cố đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy, đồng thuận trong xã hội, làm sâu sắc hơn mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Nhân dân và phương châm: “Đảng nói dân tin; Mặt trận, đoàn thể vận động dân theo; Chính quyền làm dân ủng hộ”.

Quan điểm thống nhất, xuyên suốt trong thảo luận, quyết định các chủ trương, chính sách đó là phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, lấy dân là gốc, làm trung tâm, đặt lợi ích, nguyện vọng của Nhân dân lên trên hết, trước hết.

Nhận thức rõ việc cán bộ các cấp gần dân, sát dân là kênh hữu hiệu để nắm bắt, lắng nghe và chỉ đạo giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc cho cơ sở. Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành (BCH), Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) đã chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêm túc chế độ đi thực tế địa bàn, dự sinh hoạt chi bộ tại thôn, làng theo quy định. Đi cơ sở, dự sinh hoạt chi bộ khu dân cư vừa là nhiệm vụ, vừa là giải pháp hữu hiệu để đổi mới phương thức lãnh đạo, giúp cấp ủy nắm bắt đầy đủ, kịp thời tình hình cơ sở để đề ra biện pháp khả thi, hiệu quả; lãnh đạo, chỉ đạo rõ việc, cụ thể, gắn với tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong chỉ đạo, điều hành.

Có thể thấy dấu ấn rõ nét nhất trong đổi mới phương thức lãnh đạo những năm qua của Đảng bộ huyện Đức Cơ là chủ trương, nghị quyết, chỉ thị… được xây dựng trên tinh thần dân chủ, được lấy ý kiến góp ý, phản biện của các cơ quan chuyên môn, khảo sát thực tế từ tổ chức đảng, đảng viên và Nhân dân; nhận định rõ tình hình, dự báo trước được hiệu quả; câu từ cụ thể, cô đọng, rõ việc, rõ cơ quan phụ trách và đưa ra giải pháp khả thi trước khi trình cấp ủy quyết định.

Với tinh thần chủ động, bám sát thực tiễn, vận dụng sáng tạo, linh hoạt Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, những năm qua Đảng bộ huyện chú trọng cải tiến việc ban hành nghị quyết, chỉ thị, kết luận, thông báo… theo hướng ngắn gọn, súc tích, có trọng tâm, trọng điểm, sát với tình hình thực tiễn; từng bước khắc phục tình trạng ban hành quá nhiều văn bản, hoặc chồng chéo, khó thực hiện.

Khi nghị quyết, chỉ thị được ban hành, các đồng chí trong BTV, huyện ủy viên, các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm quán triệt, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và sơ kết, tổng kết. Đặc biệt, công tác phổ biến, tuyên truyền, quán triệt nghị quyết của Đảng được Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Phòng Văn hóa – Thông tin đẩy mạnh trên các phương tiện truyền thông theo phương châm “sớm nhất, nhanh nhất và sâu rộng nhất”. Qua đó, nhiều nghị quyết, chương trình, đề án quan trọng được triển khai mang lại kết quả rõ nét; nhiệm vụ, giải pháp được lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thông suốt, đồng bộ, linh hoạt ngay từ đầu nhiệm kỳ.






Nhiều mô hình, phong trào phát triển kinh tế hiệu quả trên biên giới Đức Cơ.  

Thành tựu từ quyết tâm, hành động

Nhờ đổi mới phương thức lãnh đạo, hoạch định chủ trương, xác định giải pháp, lựa chọn hướng đi phù hợp nên từ đầu nhiệm kỳ đến nay, huyện biên giới Đức Cơ đã có những bước chuyển khá toàn diện, vững chắc với mục tiêu: “Phát huy mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện, phấn đấu xây dựng Đức Cơ thành vùng kinh tế động lực phía Tây tỉnh Gia Lai”.

 Xác định sản xuất nông nghiệp là chủ lực, dẫn dắt phát triển kinh tế – xã hội,  Đức Cơ đã và đang tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên nền tảng phát triển mạnh cây công nghiệp dài ngày với diện tích, sản lượng lớn như: cao su 13.000ha, điều 26.000ha, cà phê 9.000ha, sầu riêng gần 1.000ha, hồ tiêu 680ha và các loại cây ăn quả khác. Đồng thời chú trọng phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung và có 27 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 23 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao.

Từ xác định trúng hướng đi nên cơ cấu kinh tế của Đức Cơ chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Đặc biệt, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh với tổng diện tích 41.860ha, gồm các xã: Ia Kla, Ia Nan, Ia Dom và thị trấn Chư Ty. Các xã nằm trong khu kinh tế có bước phát triển vượt bậc, trong đó xã biên giới Ia Dom trở thành xã nông thôn mới đầu tiên của khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 19 với trên 30km qua huyện đã hoàn thành, góp phần phát triển hệ thống đường bộ kết nối Đức Cơ với các tỉnh, thành phố phía Đông của nước bạn Cam-pu-chia.

Bên cạnh tiềm năng về phát triển nông nghiệp, huyện đặc biệt chú trọng đến việc phát triển công nghiệp – thương mại – dịch vụ với việc xây dựng phương án phát triển Cụm công nghiệp huyện Đức Cơ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với diện tích 75ha tại thôn Ia Kăm, xã Ia Kriêng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh hiện nay có 40 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 643,87 tỷ đồng, vốn đã thực hiện đạt 267 tỷ đồng, bằng gần 42%. Các dự án chủ yếu hoạt động thương mại, dịch vụ, kinh doanh kho bãi phù hợp với khu vực cửa khẩu. Năm 2023, doanh thu của các doanh nghiệp tại Khu kinh tế Cửa khẩu đạt 610,023 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2022; kim ngạch xuất – nhập khẩu đạt 115,66 triệu USD, tăng 0,8% so với năm trước. Trong 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh đạt 148,72 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 118,7 triệu USD; kim ngạch xuất khẩu đạt 30,02 triệu USD.

Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh không chỉ giữ vai trò động lực trong  kết nối giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và các nước, mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Gia Lai. Hy vọng khu vực này sẽ trở thành động lực quan trọng trong phát triển kinh tế vùng biên giới và thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược trong tương lai.

Đã lộ rõ quyết tâm, bước đi, cách làm trong hành trình đổi mới, Đảng bộ huyện Đức Cơ không chỉ xác định tăng trưởng kinh tế một cách đơn thuần mà còn phải gắn liền với xây dựng xã hội nhân ái, nghĩa tình trong từng chính sách, trong từng giải pháp căn cơ. Công tác an sinh xã hội luôn luôn được chú trọng, các phong trào tương thân, tương ái tiếp tục được phát động rộng rãi, đồng bộ và thực chất.

Trong hành trình dựng xây, kiến thiết, lấy đổi mới phương thức lãnh đạo làm động lực phát triển đã và đang trở thành dòng chảy xuyên suốt, nhất quán trên vùng biên giới Đức Cơ. Sự gương mẫu, nêu gương từ những người đứng đầu cấp ủy với phương châm “không kêu khó, chỉ bàn làm, không bàn lùi” đã lan tỏa, thu hút, “kéo” cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc vì một tương lai, tiền đồ rộng mở. Bước đi, cách làm với tầm nhìn của đội ngũ cán bộ biết kiến tạo, lo cho dân đã và đang mang lại cho Đức Cơ những bước tiến vững chắc, toàn diện.






Bí thư Huyện ủy Đức Cơ Phạm Văn Cường (thứ 6 từ phải sang) cùng đại biểu dự Đại hội các dân tộc thiểu số năm 2024. 

Khai thác tiềm năng, nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội

Bí thư Huyện ủy Phạm Văn Cường khẳng định: “Đảng bộ huyện đề ra mục tiêu phấn đấu đưa vùng đất biên giới Đức Cơ phát triển, khơi thông mọi nguồn lực, tiềm năng, dẫn dắt đồng bào các dân tộc thoát nghèo, làm giàu; bảo vệ vững chắc dải đất biên cương Tổ quốc”.

Trong thời gian tới, huyện sẽ có nhiều chủ trương mới, tập trung thu hút đầu tư; chú trọng phát triển hạ tầng Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh gắn với xây dựng thị trấn Chư Ty. Tập trung vào 3 chương trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII và 5 chương trình thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các xã vùng III, khu vực biên giới, cửa khẩu, thúc đẩy mối quan hệ, giao thương hiệu quả giữa 2 tỉnh Gia Lai và Ra-ta-na-ki-ri (Cam-pu-chia).

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Vũ Mạnh Định cho biết: Để hoàn thành mục tiêu xây dựng Đức Cơ thành vùng kinh tế động lực phía Tây, sẽ tập trung phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm. Triển khai thực hiện hiệu quả 2 đề án thuộc lĩnh vực nông nghiệp là tái cơ cấu ngành nông nghiệp và cải tạo, nâng cao năng suất, chất lượng cây điều. Hoàn thiện các nội dung, tiêu chí xây dựng thị trấn Chư Ty trở thành đô thị loại IV, khu vực Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh trở thành đô thị loại V.

Cùng với đó, một trong những giải pháp mang tính lâu dài, căn cơ được xác định là phát triển du lịch. Năm 2016, khi cây đa làng Ghè (xã Ia Dơk) được công nhận là Cây di sản Việt Nam, Đức Cơ có thêm nguồn lực để phát triển du lịch. Từ khi Cột mốc số 30 và Quốc môn Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh được khánh thành, hoạt động du lịch có tín hiệu khởi sắc, thu hút đông đảo du khách. Huyện đã xây dựng đề án phát triển du lịch đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng Di tích lịch sử Chiến thắng Chư Ty, kết nối với các điểm du lịch tại Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, Thác Ông Đồng (xã Ia Pnôn) và rừng Giáng Hương nguyên sinh tại xã Ia Kriêng… kết hợp tham quan, du lịch giải trí và thưởng thức các nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc của người Gia Rai bản địa.

Những ngày cuối năm 2024, giữa xanh thẳm biên cương, Bí thư Huyện ủy Phạm Văn Cường nắm chặt tay chúng tôi như một lời cam kết: “Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Đức Cơ phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm vượt qua mọi thách thức, khơi thông mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phấn đấu trở thành vùng kinh tế động lực phía Tây của tỉnh Gia Lai”./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/kinh-te/duc-co-vuon-len-tro-thanh-vung-kinh-te-dong-luc-cua-gia-lai-685534.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp tích cực chuyển đổi xanh giao thông thủ đô

Trước tình trạng đô thị hóa gia tăng mạnh, giao thông xanh được cho là vấn đề cốt lõi cần giải quyết để đạt mục tiêu thành phố thông minh. Nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển...

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phát triển kinh doanh, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ. Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-BCT ngày 26/1/2024 phê...

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Việt Nam đã ký và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). ...

Gạo các loại giảm nhẹ, giá lúa neo cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá các loại kho mua giảm nhẹ, giá lúa tươi neo cao. Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhẹ với gạo, lúa tươi nông dân chào giá cao. ...

Xây dựng, phát triển con người Cà Mau giàu bản sắc, hội nhập bền vững

Công tác xây dựng và phát triển văn hoá, con người Cà Mau luôn được chú trọng nâng cao trong thời kỳ hội nhập.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gìn giữ và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 9100/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn về việc thực hiện Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2025. Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương, chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức thực hiện các hoạt động kỷ niệm Ngày Tôn vinh tiếng...

Thu ngân sách lần đầu tiên vượt 500.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước

(ĐCSVN) - Quy mô kinh tế Hà Nội năm 2024 đạt khoảng 58,6 tỷ USD; thu ngân sách Nhà nước lần đầu tiên vượt 500.000 tỷ đồng. Hà Nội phấn đấu hoàn thành cao nhất chỉ tiêu kinh tế - xã hội cả nhiệm kỳ. ...

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tri ân tại tỉnh Cao Bằng

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 11/12, đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng...

Buôn lậu gia tăng với giá trị hàng hóa vi phạm tăng mạnh

(ĐCSVN) - Trong tháng 11/2024, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Mặc dù số vụ vi phạm giảm 19,01% so với cùng kỳ năm 2023, giá trị hàng hóa vi phạm lại tăng đột biến tới 140,3%. Điều này cho thấy các đối tượng buôn lậu đang gia tăng hoạt động với quy mô lớn hơn và thủ đoạn tinh vi...

Bảo đảm hài hòa, công bằng trong hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư

(ĐCSVN) - Cần hài hòa các lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài và giữa các loại hình doanh nghiệp trong sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư; đồng thời, có có chế kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng Quỹ, không để xảy ra trục lợi chính sách… Yêu cầu này được Uỷ ban Thường vụ nhấn mạnh trong phiên họp chiều 11/12 khi cho ý kiến về dự...

Bài đọc nhiều

Gcoop Việt Nam trao quà tặng cho người khiếm thị tại mái ấm Thiên Ân

Mái ấm Thiên Ân được thành lập từ năm 1999, nơi đây đã trở thành một mái nhà đầy tình thương của những người khiếm thị. Mái nhà nhỏ bé này đang nuôi dưỡng hơn 40 người không may mắn bị khuyết tật.Nhằm chia sẻ phần nào khó khăn, động viên tinh thần cho những hoàn cảnh kém may mắn tại Mái ấm Thiên Ân, Quỹ từ thiện "Trái tim Gcooper" của Gcoop Việt Nam đã trao tặng...

Thương hiệu Quốc gia 2024: Tự tin vươn mình vào kỷ nguyên xanh

Từ khi ra đời vào năm 2003, Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã trở thành biểu tượng đầy tự hào của tinh thần dân tộc và khát vọng vươn xa của đất nước. Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, Chương trình còn mang ý nghĩa lớn lao, đánh dấu nỗ lực khẳng định vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế thông qua những thương hiệu...

Yến Sào Khánh Hòa từ niềm tự hào quốc gia đến thương hiệu toàn cầu

Khánh Hòa là vùng đất nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, những bãi biển xanh trong và nguồn tài nguyên phong phú. Đặc biệt, nơi đây còn là quê hương của một sản phẩm đặc biệt, được mệnh danh là “vàng trắng” của Việt Nam - yến sào. Được biết đến không chỉ vì giá trị dinh dưỡng cao mà còn vì những câu chuyện gắn liền với lịch sử và văn hóa, yến sào Khánh...

Ea Kly vun đắp niềm tin đi tới

(ĐCSVN) - Khi mặt trời vừa ló rạng, khu vực trung tâm xã Ea Kly, huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk đã bừng lên sinh khí của một ngày mới. Trên các ngả đường, người vào nương rẫy, người buôn bán, học sinh nô nức đến trường nhộn nhịp, huyên náo. Ngày mới ở Ea Kly bây giờ là thế, không còn cảnh hoang vu, đìu hiu một thuở. ...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tích cực chuyển đổi xanh giao thông thủ đô

Trước tình trạng đô thị hóa gia tăng mạnh, giao thông xanh được cho là vấn đề cốt lõi cần giải quyết để đạt mục tiêu thành phố thông minh. Nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển...

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phát triển kinh doanh, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ. Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-BCT ngày 26/1/2024 phê...

Gạo các loại giảm nhẹ, giá lúa neo cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá các loại kho mua giảm nhẹ, giá lúa tươi neo cao. Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhẹ với gạo, lúa tươi nông dân chào giá cao. ...

Đô thị công nghiệp – mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tế

VSIP đang cho thấy dấu ấn của một nhà phát triển có tầm nhìn khi vừa tiếp tục đưa vào hoạt động khu đô thị Sun Casa Central phục vụ cho khu vực bao gồm Khu công nghiệp VSIP III. Đô thị công nghiệp - mô hình bền vững, xu thế phát triển của các thủ phủ kinh tếVSIP đang cho thấy dấu ấn của một nhà phát triển có tầm nhìn khi vừa tiếp tục đưa vào hoạt động...

Doanh nghiệp dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục

Xuất khẩu hàng hóa đang tiến gần mốc 400 tỷ USD, trong khi các đơn hàng xuất khẩu lớn đi khắp các châu lục tiếp tục được doanh nghiệp thực hiện theo hợp đồng đã ký. Xuất khẩu hàng hóa đang tiến gần mốc 400 tỷ USD, trong khi các đơn hàng xuất khẩu lớn đi khắp các châu lục tiếp tục được doanh nghiệp thực hiện theo hợp đồng đã ký. ...

Mới nhất

Giải mã những biến số để sàng lọc cơ hội đầu tư năm 2025

Ngày 12/12, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội" nhằm phân tích các biến số vĩ mô, vi mô để tìm kiếm và nhận diện những cơ hội đầu tư mới trong năm 2025. Ngày 12/12, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã...

Ăn trái cây có giúp giảm cân không?

Ăn trái cây có thể giúp bạn giảm cân, khi bạn lựa chọn trái cây thay vì những món ăn chế biến sẵn giàu lượng đường bổ sung hoặc chất béo. ...

Đại tướng Phan Văn Giang dự Chương trình giao lưu chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin”

(Bqp.vn) - Tối 11/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình giao lưu chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin”, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính...

‘Nó đã hoàn toàn tan chảy’

Điều gì khủng khiếp đã xảy ra với hòn đảo này? ...

HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp

Kinhtedothi - Sáng 12/12, Kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết nhất trí thông qua nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 20, HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết về tổ chức các kỳ họp trong năm 2025 của HĐND TP. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn...

Mới nhất