Trang chủKinh tếNông nghiệpĐưa nông thôn tiến gần thành thị

Đưa nông thôn tiến gần thành thị


Quan trọng hơn là tăng cường gắn kết, thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các quận – huyện trên địa bàn Thủ đô.

Duy trì vị thế lá cờ đầu

Theo đánh giá của Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí, nguồn vốn hỗ trợ của các quận dành cho các huyện đã giúp Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của TP đạt được bước tiến nhanh hơn cả về lượng và chất. Diện mạo nông thôn Hà Nội ngày một khởi sắc, tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu của cả nước trong xây dựng nông thôn mới.

Tính đến tháng 10/2024, 18/18 đơn vị hành chính cấp huyện của Hà Nội đều đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. 382/382 xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, 188 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 76 xã được công nhận về đích nông thôn mới kiểu mẫu.

Một góc Trường Mầm non xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ). Ảnh: Trọng Tùng
Một góc Trường Mầm non xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ). Ảnh: Trọng Tùng

Vừa qua, huyện Thanh Trì vinh dự trở thành địa phương đầu tiên của Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận “Huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”. 3 huyện khác gồm: Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, cũng đã hoàn thiện các bước thẩm định, đang trình hồ sơ xin ý kiến của Hội đồng thẩm định nông thôn mới T.Ư xem xét, công nhận hoàn thành nhiệm vụ “Huyện nông thôn mới nâng cao”.

Bên cạnh đó, Hà Nội hiện cũng đã đạt và cơ bản đạt 8 điều kiện theo quy định tại Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đang tích cực hoàn thiện hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định TP hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, địa phương có xuất phát điểm hết sức khó khăn; không chỉ xa trung tâm, có địa hình đa dạng, huyện cũng có 7/14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cũng bởi vậy mà mãi tới giữa tháng 9/2023, huyện Ba Vì mới được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới – là đơn vị hành chính cấp huyện cuối cùng của Hà Nội về đích.

Trong thành quả xây dựng nông thôn mới sau gần 15 năm nỗ lực của huyện Ba Vì, cùng với sự quan tâm, đầu tư lớn của TP, sự chung sức đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân, ông Đỗ Mạnh Hưng nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hỗ trợ tích cực của chính quyền và Nhân dân các quận nội thành.

“Huyện đã nhận được hàng trăm tỷ đồng hỗ trợ từ các quận như Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy… để triển khai đầu tư xây dựng hàng chục dự án hạ tầng kinh tế – xã hội. Đây là tiền đề hết sức quan trọng giúp Ba Vì hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí, về đích huyện nông thôn mới…” – ông Đỗ Mạnh Hưng nhấn mạnh.

 

Tương trợ lẫn nhau, vì một Hà Nội phát triển

Hà Nội xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, có điểm đầu và không có điểm kết thúc. Chính vì vậy, các sở ngành, địa phương cần tiếp tục quan tâm, huy động và bố trí nguồn lực để hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; phấn đấu xây dựng nông thôn thành những miền quê đáng sống.

Đối với các quận, Thành ủy đề nghị tiếp tục quan tâm, bố trí kinh phí hỗ trợ các huyện, trong đó chú trọng giúp đỡ các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều khó khăn. Đồng thời, tăng cường kết nối, tương trợ lẫn nhau trên các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế – xã hội, vì một Hà Nội ngày một phát triển toàn diện.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến

Làm sâu sắc thêm mối quan hệ quận – huyện

Nguồn vốn của các quận hỗ trợ các huyện được cân đối, bố trí từ ngân sách Nhà nước, hay nói cách khác là kinh phí hỗ trợ của người dân các quận dành cho người dân các huyện còn nhiều khó khăn. Sự sẻ chia là động lực, nguồn lực to lớn giúp các huyện hoàn thiện nhiều tiêu chí cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế – xã hội, từ đó tiến thêm một bước đến mục tiêu nông thôn mới.

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn cho biết, là địa bàn có xuất phát điểm thấp nên công cuộc xây dựng nông thôn mới của huyện gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy, hỗ trợ từ các quận có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp địa phương về đích “Huyện nông thôn mới” vào năm 2021.

“Chúng tôi nhận thức rõ nguồn lực hỗ trợ của các quận là tấm lòng sẻ chia rất đáng quý. Chính vì vậy, việc quản lý, sử dụng hiệu quả các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm, để không phụ tấm lòng của Nhân dân các quận nội thành…” – ông Đỗ Minh Tuấn chia sẻ.

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, trên thực tế địa phương vẫn còn những khó khăn nhất định về ngân sách đầu tư; tuy nhiên, so với các huyện ngoại thành thì nguồn lực có tốt hơn. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, từ tháng 6/2020 (khi Nghị quyết 115 được Quốc hội khóa XIV ban hành) đến nay, quận đã dành gần 341 tỷ đồng hỗ trợ 8 huyện xây dựng nông thôn mới.

“Cấp ủy, chính quyền và Nhân dân quận Tây Hồ coi việc hỗ trợ là sự sẻ chia đối với khó khăn của các huyện ngoại thành còn nhiều thiếu khó. Đây cũng là trách nhiệm chung tay của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân quận Tây Hồ đối với việc hoàn thành các mục tiêu phát triển của TP, trong đó có Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2021 – 2025” – ông Nguyễn Thanh Tịnh nói thêm.

Cho đến nay, các công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của các quận đều đang phát huy hiệu quả tích cực. Các huyện đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng các công trình hạ tầng kinh tế – xã hội một cách hiệu quả và đúng mục đích. Trước hết là tránh lãng phí tài sản công; thứ nữa là không phụ tấm lòng của các quận.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhìn nhận, chủ trương đúng đắn, giàu tính nhân văn của Quốc hội khóa XIV, sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy – UBND TP Hà Nội và việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả từ TP đến cơ sở, đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Nguồn lực hỗ trợ của các quận góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới tại các huyện khó khăn trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Trọng Tùng
Nguồn lực hỗ trợ của các quận góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới tại các huyện khó khăn trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Trọng Tùng

“Nghị quyết 115 của Quốc hội khóa XIV đã góp phần mang lại những thành quả tích cực trong xây dựng nông thôn mới của Hà Nội; đưa nông thôn ngày một xích gần thành thị. Quan trọng hơn là góp phần tăng cường gắn kết, thắt chặt tinh thần đoàn kết giữa các địa phương, xây dựng hệ thống chính trị ngày một vững mạnh trên địa bàn Thủ đô…” – ông Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.

 

Cần xác lập những giá trị mới

Cùng với nguồn lực hỗ trợ đầu tư nâng cấp hạ tầng của các quận dành cho các huyện, việc phát triển những mối liên kết mới nhằm khai thác tối đa thế mạnh của các địa phương là hết sức quan trọng.

Để làm được điều đó, các quận – huyện cần chủ động trao đổi nhằm xác lập những giá trị mới, từ đó xây dựng định hướng hợp tác trên các lĩnh vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội về lâu dài, phù hợp với đòi hỏi thực tế của Thủ đô.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại

(Còn nữa)



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/dua-nong-thon-tien-gan-thanh-thi.html

Cùng chủ đề

Chuyển tải trọn vẹn nguyện vọng của cử tri

Kinhtedothi - Thực hiện tròn vai đại biểu cơ quan dân cử, HĐND và các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã liên tục chất vấn, tái chất vấn nhiều vấn đề được dư luận quan tâm. Sự đeo bám vấn đề đã mang lại hiệu quả trong việc giám sát tiến độ các dự án công viên, vườn hoa. Tái chất vấn rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm Dẫn chứng sống động nhất của việc theo đến cùng vụ...

Sơn La phát triển nông nghiệp gắn với du lịch

Với hơn 2.150 ha chè, trên 10.400 ha cây ăn quả và hơn 3.000 ha rau màu, cùng hệ thống 80 ha nhà kính, nhà lưới và hơn 500 ha ứng dụng tưới tiết kiệm, Mộc Châu đang hiện thực hóa tiềm năng kinh tế dồi dào. Đặc biệt, hơn 350 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và Global GAP đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất đất nông nghiệp lên mức trung bình trên...

Thủ đô Hà Nội tiếp tục duy trì vai trò thành phố gương mẫu, đi đầu

Tổng Bí thư nhấn mạnh thành phố tập trung đẩy mạnh triển khai các dự án lớn, tránh để tình trạng chậm triển khai gây lãng phí lớn về đất đai và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. ...

Hà Nội phát động phong trào thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã có Kế hoạch số 343/KH-UBND về tổ chức các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Trọng tâm các phong trào thi đua là đẩy mạnh công tác tuyên truyền về kết quả, những thành tựu...

174 dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng

Theo báo cáo của các đơn vị đến thời điểm ngày 15/11, 174 dự án (101 dự án cấp thành phố, 73 dự án ngân sách thành phố hỗ trợ) được bố trí kế hoạch vốn năm 2024 gặp khó khăn, vướng mắc, trong đó nhiều dự án vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB). Trong số 101 dự án cấp thành phố, 77 dự án vướng mắc về GPMB. Dự kiến 42/77 dự án không giải ngân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân tại phường Vĩnh Phúc

Kinhtedothi - Tối 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc Ngô Thị Thúy Lan điểm lại những dấu mốc quan trọng cũng như ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc...

Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung mục tiêu vận tải theo hướng tăng khối lượng vận chuyển. Theo đó, đến năm 2030, khối lượng vận...

Ra mắt tem bưu chính kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân

Kinhtedothi - Bộ tem bưu chính kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân vừa được phát hành, gồm 4 mẫu: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu; Quyết chiến, quyết thắng; Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; Quân với dân một ý chí. Ngày 18/12, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ Quốc phòng phối hợp với Tổng công ty Bưu điện...

Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự thành thương hiệu trong khu vực, thế giới

Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Cùng dự có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành, cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Học viện Kỹ thuật quân sự. Theo báo cáo, thành lập năm 1966, đến nay, Học viện Kỹ...

Bí thư Thành ủy chúc mừng cán bộ, chiến sỹ, lực lượng vũ trang Thủ đô

Kinhtedothi-Chiều 18/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Bùi Thị Minh Hoài đến thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh Thủ đô và Hội CCB TP nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944–22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989–22/12/2024). Cùng đi có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Cùng chuyên mục

Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024

Tối 18/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Sở NNPTNT, Sở Công Thương tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024 với...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị quan tâm hộ nghèo, đồng bào DTTS

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị...

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng giao UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về quy hoạch và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/12/2024. Huyện Gia Lâm đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...

Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

Trong bức tranh phát triển nông nghiệp Việt Nam suốt hai thập kỷ qua, Tập đoàn Mavin đã nổi lên như một doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm với cộng đồng. ...

Mới nhất

Cần xây dựng cơ chế đặc thù để vùng trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển

Ngày 18/12, tại Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Chủ tịch Hội đồng, đã chủ trì Hội nghị lần thứ 4 Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía bắc. ...

Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp năm 2024

Nhìn lại năm 2024, ngành chứng khoán đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025 đã được Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu ra tại Hội nghị tổng kết vừa qua, bao gồm việc đẩy nhanh tiến độ KRX. Huy động hơn 173.000 tỷ đồng qua kênh cổ phiếu và...

Ông Nguyễn Văn Thuận làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia

(NLĐO)- Ngày 18-12, Hội hữu nghị Việt Nam-Armenia tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 2024-2029 ...

Hòa hú hồn Philippines, Việt Nam cần điều kiện sống còn gì để vào bán kết?

Đội tuyển Việt Nam để hòa Philippines với tỷ số 1-1 ở trận đấu tối 18.12, qua đó để lỡ cơ hội sớm giành vé vào bán kết AFF Cup 2024. Trận hòa trước Philippines trên sân Rizal Memorial tối 18.12 đã khiến đội tuyển Việt Nam lỡ tấm vé vào bán kết sớm. Các học trò HLV Kim Sang-sik thủng lưới...

Mới nhất