Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐưa nhà giáo giỏi về với học sinh ngoại thành

Đưa nhà giáo giỏi về với học sinh ngoại thành

Để rút ngắn khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa khu vực nội thành và ngoại thành, Sở GD-ĐT Hà Nội có chương trình kêu gọi nhà trường và các nhà giáo cùng sẻ chia trách nhiệm. Những nhà giáo giỏi, những phương pháp giảng dạy hay được đưa về hỗ trợ trường học ngoại thành bằng nhiều cách khác nhau.

Thu dần khoảng cách chất lượng

Khoa học tự nhiên là môn học mới được đưa vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cũng là môn học được đánh giá là khó dạy nhất. Với giáo viên (GV) ở H.Ba Vì, nơi khó khăn nhất của Hà Nội, thì điều này càng khó khăn hơn. 

Thế nhưng, thay vì ngồi than khó, nhiều trường học ở Hà Nội đã tìm ra cách làm. Ví dụ, GV giỏi nhất của tổ tự nhiên, Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Q.Ba Đình) được cử để dạy một tiết khoa học tự nhiên dưới sự tham dự của nhiều GV đang dạy học môn học này ở H.Ba Vì. Sau tiết dạy, các GV của 2 đơn vị cùng thảo luận, chia sẻ về cách thức, phương pháp nâng cao chất lượng bài dạy.

Đưa nhà giáo giỏi về với học sinh ngoại thành- Ảnh 1.

Giáo viên ở Q.Ba Đình về dạy những tiết dạy mẫu cho trường học ở H.Ba Vì

ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Việc dự giờ, trao đổi chuyên môn được xem là cách làm nhằm tháo gỡ khó khăn cho GV các nhà trường trong việc giảng dạy, nhất là với các môn học mới, đồng thời cũng là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục ở các nhà trường.

Cô Nguyễn Nguyệt Nga, GV ngữ văn, Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), một trong những giáo viên cốt cán của Sở GD-ĐT Hà Nội, nhiều lần được đưa về dạy mẫu ở Trường THPT Tự Lập (H.Mê Linh), Trường THPT Trung Giã (H.Sóc Sơn) như một cách để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đồng nghiệp ở trường bạn. Cô Nga chia sẻ, dạy ở Trường THPT Việt Đức, một trong những trường có điểm đầu vào lớp 10 tốp đầu Hà Nội, nên có sự khác biệt so với các em ở trường ngoại thành, điểm tuyển sinh đầu vào khá cách biệt. Do vậy, không thể áp dụng cùng một phương pháp mà phải có sự linh hoạt thay đổi phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện về trang thiết bị dạy học…

Sau mỗi giờ dạy, giáo viên hai trường ngồi lại để trao đổi, chia sẻ phương pháp cũng như tài liệu. Chương trình hỗ trợ kéo dài nên ngay khi sắp xếp được, giáo viên các trường ngoại thành lại đến trường tốp đầu tiếp tục dự giờ, tham gia các buổi chuyên đề.

Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, cho biết sau khi Sở GD-ĐT Hà Nội phát động cùng chung tay nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã cử 32 GV đến 2 trường để chia sẻ phương pháp, kinh nghiệm. Đây là một chương trình hay, nhân văn đòi hỏi GV phải cố gắng, cũng là cơ hội để thể hiện mình với các đối tượng học sinh khác nhau. Khi đưa nhân lực về các trường, các thầy cô cũng cần phải thiết kế lại bài giảng phù hợp học sinh, từ tốc độ dạy, cách truyền đạt. Trên hết và sau đó, GV các trường có thể hỗ trợ lẫn nhau lâu dài để cùng thúc đẩy chất lượng.

Đưa nhà giáo giỏi về với học sinh ngoại thành- Ảnh 2.

Tiết dạy mẫu của giáo viên Q.Ba Đình tại trường học ở H.Ba Vì

ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Trường THPT Chu Văn An thì không chỉ tổ chức dạy tiết học mẫu và mời GV trường bạn đến dự giờ mà cử GV dạy giỏi về Trường THPT Đan Phượng (H.Đan Phượng). Giờ học được GV chuẩn bị công phu, kết nối trực tuyến tới hơn 200 điểm cầu của các trường học ở Hà Nội để cùng nhau học tập.

Nhiều sẻ chia ngoài bục giảng

Ông Phùng Ngọc Oanh, Trưởng Phòng GD-ĐT H.Ba Vì, xúc động cho biết đến nay có 45 trường mầm non, tiểu học, THCS Q.Ba Đình triển khai hoạt động nhà trường cùng chung tay phát triển với 45 trường thuộc H.Ba Vì. Nhờ vậy kết quả đánh giá thường xuyên cũng như kết quả của các kỳ thi quan trọng đã được cải thiện rõ rệt. Ba Đình là một trong những đơn vị luôn dẫn đầu về chất lượng giáo dục của Hà Nội nên thầy trò của H.Ba Vì được hỗ trợ của các nhà giáo giỏi nhất của Hà Nội. Các thầy cô trường bạn tận tâm, trách nhiệm như đang dạy học chính ở trường học của mình, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm hay trong quá trình triển khai dạy học ở các trường.

Theo ông Oanh, không chỉ hỗ trợ về chuyên môn, trường học ở H.Ba Vì còn nhận được rất nhiều trang thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu, ti vi, sách vở do trường học của Q.Ba Đình hỗ trợ. Ví dụ năm 2023, Ba Vì có 1.347 học sinh được thầy cô hỗ trợ về học tập. Thầy cô thường xuyên dạy học miễn phí, có 239 học sinh được thầy cô trong trường giúp đỡ với số tiền hơn 73 triệu đồng…

Đưa nhà giáo giỏi về với học sinh ngoại thành- Ảnh 3.

Giáo viên ở Q.Ba Đình dạy những tiết dạy mẫu cho trường học ở H.Ba Vì

ẢNH: NHÀ TRƯỜNG CUNG CẤP

Tương tự, Phòng GD-ĐT Q.Hoàng Mai cũng ký kết biên bản ghi nhớ với Phòng GD-ĐT H.Ứng Hòa phối hợp triển khai chương trình “Nhà trường cùng chung tay phát triển – Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” giai đoạn 2023 – 2025. Trong đó, Trường tiểu học Vĩnh Hưng (Q.Hoàng Mai) nhận hỗ trợ Trường tiểu học Hòa Lâm (H.Ứng Hòa). Các em học sinh trường tiểu học Hòa Lâm đa phần có xuất thân từ các gia đình làm nông nghiệp hoặc khá hơn là có bố mẹ làm công nhân. Chính vì vậy, sự quan tâm, tạo điều kiện và đầu tư cho việc học của các em cũng hạn chế và ít nhiều bị ảnh hưởng nhất định. 

Thấu hiểu với hoàn cảnh đó, mỗi thầy giáo, cô giáo Trường tiểu học Vĩnh Hưng đã luôn dành sự quan tâm, sẻ chia trách nhiệm với sự phát triển chung của hai nhà trường. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn của Trường tiểu học Hòa Lâm nhận được những suất học bổng giá trị từ thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Hưng.

Cô Bùi Thị Thanh Hằng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Hưng, chia sẻ về hoàn cảnh của các em ở Trường tiểu học Hòa Lâm: có em mới mất bố, mẹ mắc bệnh ung thư; có em thì bố mẹ đã ly hôn, em ở với ông bà đã có tuổi, bà bị khuyết tật chân; có em thì mẹ đã bỏ đi ngay sau khi bố mất, em ở với ông bà nội, ông bị mắc chứng thần kinh; có em mắc bệnh suy tuyến yên bẩm sinh mà gia đình lại đông con, không có điều kiện chạy chữa… Và còn nhiều nữa những “chiếc lá rách” cần được vá lành, cần được đùm bọc và chở che.

“Hiểu hoàn cảnh của các em, thầy cô của chúng tôi càng thấy mình cần làm tốt hơn nữa để san sẻ và từng bước thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa hai nhà trường…”, cô Hằng nói.

Nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết trong điều kiện số lượng GV chưa đáp ứng nhu cầu như hiện nay, ngành GD-ĐT Hà Nội đã tiên phong thực hiện những mô hình hay, cách làm sáng tạo để nâng cao trình độ giáo viên, như mô hình “ngân hàng giáo viên” hay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển, thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm”. 

Các hoạt động này nhằm đưa thầy cô từ trường tốt đến trường chưa tốt, từ vùng nội thành đến ngoại thành để chia sẻ, trao truyền kinh nghiệm, từ đó kéo gần khoảng cách giáo dục giữa các khu vực.

Theo ông Cương, dù mới triển khai từ tháng 12.2022, song ý nghĩa của phong trào đã nhanh chóng được lan tỏa. Nhiều trường học ở nơi thuận lợi đã chủ động đến với các trường vùng khó khăn để cùng nhân rộng những bài giảng hay, những phương pháp dạy hiệu quả… Có những thầy cô nhắn tin với Giám đốc Sở GD-ĐT, xúc động vì lần đầu tiên được trải nghiệm dạy học ở những nơi điều kiện khó khăn. Điều đó giúp thầy cô thêm thấu hiểu, chia sẻ, thêm kinh nghiệm và nỗ lực hơn trong nghề. 

“Chúng tôi rất trân trọng tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia của các nhà trường, các thầy cô khi tình nguyện tham gia cuộc vận động này”, ông Cương nói.

Cùng với việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, Giám đốc Trần Thế Cương nhìn nhận, việc triển khai phong trào là giải pháp mới của ngành giáo dục Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, từng bước thu hẹp khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các đơn vị, trường học. Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng các giải pháp đã phát huy hiệu quả.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dua-nha-giao-gioi-ve-voi-hoc-sinh-ngoai-thanh-185241114204136686.htm

Cùng chủ đề

Quán cà phê rộng hơn 1.600m2 như rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội

(Dân trí) - Quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) thu hút khách hàng ở đa dạng độ tuổi đến trải nghiệm, chụp ảnh, bởi không gian nhiều cây xanh giống như một khu rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội. Dù là ngày trong tuần, quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) vẫn đón khách từ 8h sáng. Bước vào quán, ai nấy đều cảm nhận sự bình yên tách biệt khói bụi, xô bồ của phố...

Hà Nội chi 1.250 tỷ đồng để xây dựng công viên rộng 95ha

(Dân trí) - Khu công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông (Hà Nội) được xây dựng trên khu đất rộng 95ha, với mức đầu tư 1.250 tỷ đồng, dự kiến đến năm 2027 sẽ hoàn thành. Công viên văn hóa - vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông (gọi tắt công viên Hà Đông) tọa lạc trên mảnh đất rộng 95ha thuộc địa bàn 2 phường Hà Cầu và Kiến Hưng (quận Hà...

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Các chuyên gia cho rằng trước mắt, việc cấm phân lô, bán nền sẽ khiến thị trường khan hiếm nguồn cung, nhưng sẽ ổn định về lâu dài. Theo dự án luật mới được Quốc hội thông qua, 3 luật liên quan tới thị trường bất động sản là: Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8/2024. Thời điểm sớm hơn 5 tháng so với...

Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024

Sáng 14/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 (Lễ Tuyên dương) đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

5 dấu hiệu nghiêm trọng cảnh báo thận đang tổn thương

Thận ngoài việc lọc chất thải khỏi máu, điều hòa huyết áp, cân bằng điện giải, còn giúp tiết hoóc môn và nhiều chức năng khác. Do đó, bất cứ khi nào thận bị suy yếu thì cơ thể sẽ gặp hàng loạt...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Cùng chuyên mục

Những tấm gương sáng ngời

Bước ra từ các trang viết, nhiều nhà giáo đã đến dự lễ trao giải cuộc thi "Người Thầy kính yêu" lần 3 sáng 14-11. ...

Giành huy chương Vàng cuộc thi Toán nữ sinh lớp 9 vào thẳng đại học tuổi 14

TRUNG QUỐC - Giành Huy chương Vàng cuộc thi Toán học Khâu Thành Đồng lần thứ 4, Ngũ Vân Huyên - nữ sinh lớp 9 Trường THCS Hồng Phàm 8 (Trung Quốc), được tuyển thẳng vào Đại học Thanh Hoa. Ngày 27/10, vượt qua 130 thí sinh đến từ khắp cả nước, Ngũ Vân Huyên - học sinh lớp 9 Trường THCS Hồng Phàm 8 (Trùng Khánh, Trung Quốc) giành Huy chương Vàng cuộc thi Toán học Khâu Thành Đồng...

Lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh là phẩm chất cốt lõi của một người thầy

Dù xã hội có thay đổi nhưng sự tận hiến, lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh vẫn là phẩm chất cốt lõi của người thầy, giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực.

Nhiều người tranh cãi: ‘Vô hình chung’ hay ‘vô hình trung’?

Dù là cụm từ quen thuộc, thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nhưng khi được hỏi, nhiều người lại băn khoăn, phân vân không biết "vô hình chung" hay "vô hình trung" mới đúng chính tả. Trong Tiếng Việt, cụm từ này được hiểu nôm na là không cố tình, không có mục đích hay chủ đích gì nhưng lại thành ra (gây ra, tạo ra) như vậy.Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy...

Mới nhất

Đa u tủy xương và những điều cần lưu ý

Đa u tủy xương là khái niệm mà rất ít người hiểu rõ. Nhiều người mắc bệnh mà không hề biết hoặc nhầm lẫn sang một số bệnh lý về xương khớp hay đường...

Hai bảo vật quốc gia ở Bình Dương, mộ táng lạ, tượng con động vật lạ hơn, chả biết là loài thú gì

Trong 1.300 hiện vật gốc đang trưng bày ở Bảo tàng Bình Dương có hai bảo vật quốc gia là: Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh và Tượng động...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo gỡ khó cho doanh nghiệp hóa dầu

Theo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua đạt nhiều kết quả tốt. Trong đó, 11/12 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch năm 2024. Tổng thu ngân sách đến nay đạt gần...

Mới nhất