Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngĐưa ngành logistics phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh

Đưa ngành logistics phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh

Việt Nam đang dẫn đầu sự dịch chuyển của dòng chảy sản xuất và thương mại trong khu vực Đông Nam Á. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp logistics tăng tốc đầu tư hạ tầng phần cứng và phần mềm để đón đầu xu hướng.

Việt Nam đang dẫn đầu sự dịch chuyển của dòng chảy sản xuất và thương mại trong khu vực Đông Nam Á. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp logistics tăng tốc đầu tư hạ tầng phần cứng và phần mềm để đón đầu xu hướng.





Doanh nghiệp logistics Việt Nam được nhận định là có nhiều cơ hội để bứt phá. Trong ảnh: Toàn cảnh Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 do Báo Đầu tư tổ chức

Bước tiến mới

“Ngành logistics cũng giống như mạch máu trong cơ thể, khi một khâu vận hành không tốt sẽ khiến cả chuỗi gặp trục trặc. Khi đó các khâu khác phải hoạt động mạnh hơn để đảm bảo cả chuỗi hoạt động”, ông Yap Kwong Weng, CEO Việt Nam SuperPortTM phát biểu tại Hội nghị Logistics Việt Nam 2024, do Báo Đầu tư tổ chức ngày 31/10 tại TP.HCM.

Những bước tiến của ngành logistics được thể hiện rõ qua số liệu được Ngân hàng Thế giới (WB) ghi nhận năm 2023, khi Việt Nam đứng thứ 43 trong bảng xếp hạng Chỉ số Hiệu quả logistics (LPI), thuộc nhóm 5 nước đứng đầu ASEAN. Theo bảng xếp hạng về Chỉ số Thị trường mới nổi của Agility – nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận hàng đầu thế giới, năm 2023, Việt Nam đứng thứ 10/50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu, tăng 1 bậc so với năm trước.

Ông Yap Kwong Weng dẫn các số liệu cho thấy, sự dịch chuyển của thương mại toàn cầu khiến Đông Nam Á trở thành trung tâm chủ lực cho sản xuất và logistics. Trong đó, Việt Nam đang dẫn đầu sự dịch chuyển của dòng chảy sản xuất và thương mại, tỷ trọng xuất khẩu từ Việt Nam chiếm hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đông Nam Á đến một số khu vực.

“Ngành logistics Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển khi có hệ thống cảng biển trải dài, các dịch vụ đang dần hoàn thiện. Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu được thúc đẩy bởi nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khá lớn vào ngành sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, giúp ngành logistics Việt Nam có cơ hội để tăng tốc”, ông Yap Kwong Weng nhận định.

Ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung nhận định, dù ngành logistics đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng so với doanh nghiệp của các ngành khác thì doanh nghiệp ngành logistics thậm chí còn khó khăn hơn, vì đây là ngành non trẻ.

“Doanh nghiệp logistics đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như chính sách, thể chế đối với ngành còn thiếu và chưa đồng bộ; còn hạn chế về trình độ, kinh nghiệm, vốn, nguồn nhân lực…”, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung phát biểu.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, các ngành khác đang chuyển mình rất nhanh khi ứng dụng khoa học công nghệ. Ngành logistics không chỉ đối mặt với lịch sử, mà còn đối mặt với sự phát triển của công nghệ. Vì vậy, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho rằng, các doanh nghiệp logistics muốn tồn tại và phát triển, bắt buộc phải cải tiến hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số, đầu tư ứng dụng các công nghệ mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh.

“Chúng tôi mong muốn, doanh nghiệp đóng góp các ý kiến để cơ quan nhà nước hoàn thiện chính sách nhằm kiến tạo, đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Đối với cộng đồng doanh nghiệp cần có quyết tâm cao hơn, tiếp tục tổ chức kinh doanh hiệu quả hơn để vượt qua các thách thức, thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics Việt Nam trong thời gian tới”, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nói.

Chuyển đổi để bứt phá

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, các doanh nghiệp logistics cho rằng, sự dịch chuyển của dòng chảy sản xuất và thương mại vào Việt Nam là cơ hội để doanh nghiệp bứt phá.

Nhằm tận dụng được các cơ hội, ông Đỗ Hoàng Phương, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại & Tiếp vận Bảo Tín cho rằng, doanh nghiệp logistics cần tận dụng cơ hội để tăng tốc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Sự dịch chuyển của dòng chảy sản xuất và thương mại vào Việt Nam là cơ hội để doanh nghiệp logistics bứt phá. doanh nghiệp cần chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để tăng tốc phát triển.

Dẫn câu chuyện thực tế, ông Phương cho biết, doanh nghiệp ông tiến hành chuyển đổi số, giúp tự động hóa các quy trình, từ việc quản lý đội xe đến theo dõi lộ trình và tối ưu hóa kho vận. Nhờ đó, có thể giảm thời gian vận chuyển, hạn chế lãng phí và đảm bảo đúng tiến độ.

Mặt khác, việc tối ưu hóa quy trình và tiết kiệm nhiên liệu thông qua “xanh hóa” và chuyển đổi số có thể giảm đáng kể chi phí vận hành dài hạn, mang lại lợi thế tài chính và khả năng đầu tư vào các giải pháp công nghệ mới.

“Việc chuyển đổi số không chỉ giúp cải thiện năng suất, mà còn tăng tính minh bạch và dễ dàng theo dõi tiến độ dự án. Điều này tạo sự tin tưởng cho khách hàng và đối tác, giúp công ty nổi bật trên thị trường logistics bền vững”, ông Phương khẳng định.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, nhiều doanh nghiệp logistics đang tăng tốc đầu tư cảng biển, kho hàng, bến bãi để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa. Ông Cao Hồng Phong, Phó tổng giám đốc cảng Gemalink (Công ty cổ phần Gemadep) thông tin, doanh nghiệp đang khai thác cảng Gemalink tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, đóng vai trò huyết mạch trong kết nối giao thương giữa Việt Nam với các thị trường lớn gồm Mỹ, châu Âu và vùng nội Á.

Đón xu hướng dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam, Gemalink đang hoàn thiện các thủ tục để sớm khởi công Gemalink giai đoạn 2A, dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2026.

Chia sẻ về chiến lược chuyển đổi phát triển bền vững, ông Phong cho biết, việc xây dựng hệ sinh thái cảng – logistics thông minh và xanh là mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần Gemadep. Đây cũng là xu hướng của ngành, của thế giới.

“Chúng tôi xác định, nếu không sớm triển khai thì sẽ đứng bên ngoài cuộc chơi. Thực tế, chúng ta đã bị muộn vì cảng Rotterdam (Hà Lan) triển khai mô hình cảng xanh từ năm 2000. Để hiện thực hóa cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc – COP26, trong đó cam kết Net Zero vào năm 2050 là một mục tiêu phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều của các cơ quan quản lý nhà nước, của doanh nghiệp, cũng như của cả cộng đồng”, ông Phong nói về xu hướng cảng xanh.  

Nói thêm về kinh nghiệm của Gemadept, ông Cao Hồng Phong cho hay, doanh nghiệp đã thành lập Ban ESG (môi trường, xã hội và quản trị), thực hiện việc kiểm kê phát thải khí nhà kính tại các cảng của hàng năm, xây dựng lộ trình giảm phát thải, phát triển cảng xanh, đầu tư trang thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường. Gemadept cũng chuyển đổi sử dụng điện thay thế cho dầu diesel, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo; sáng kiến trồng rừng Seed for Sea tại Vĩnh Long; ký hợp đồng với Ngân hàng HSBC thỏa thuận về tín dụng liên kết bền vững. Đây là dấu ấn xanh tiếp theo trong kế hoạch phát triển, tiếp cận dòng vốn xanh của Gemadept.

Đối với ngành logistics, việc chuyển đổi xanh hóa, nếu chỉ thực hiện từ một phía thì chưa mang lại hiệu quả. Do vậy, các doanh nghiệp mong muốn, cần có sự đồng hành của Chính phủ và các bộ, ngành.

Theo đó, Chính phủ cần đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt các loại phí, lệ phí, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tài chính nguồn vốn vay ưu đãi, các gói hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi xanh. Đồng thời, hoàn thiện khung pháp lý khuyến khích đầu tư xanh, tạo môi trường kinh doanh ổn định.

Riêng đối với doanh nghiệp khai thác cảng, cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng xanh thông qua phát triển hạ tầng kết nối, tăng cường kết nối cảng với các hệ thống giao thông khác như đường bộ, đường sắt, đường hàng không để tạo ra mạng lưới logistics hiệu quả.

Ngoài ra, cần có chính sách, cơ chế, khuyến khích các cảng đầu tư để phát triển cảng thông minh, bền vững. Ví dụ, điều chỉnh giá bốc xếp cảng biển vì hiện vẫn còn rất thấp so với khu vực và thế giới, giúp cảng có thêm nguồn thu bổ sung để tiếp tục đầu tư vào chuyển đổi số, xanh hóa cảng biển.





Nguồn: https://baodautu.vn/dua-nganh-logistics-phat-trien-xung-voi-tiem-nang-the-manh-d228874.html

Cùng chủ đề

Lựa chọn dịch vụ logistics mới cho hàng xuất khẩu đi châu Âu

Tuyến đường sắt từ Trung Quốc sang châu Á đến Đông Âu sẽ là lựa chọn dịch vụ logistics mới rút ngắn thời gian, chi phí vận chuyển khi xuất khẩu sang châu Âu. Trước khi xảy ra các cuộc xung đột Ukraine và Trung Đông, hàng xuất khẩu từ Việt Nam đi châu Âu qua hai tuyến vận tải. Phần lớn hàng xuất bằng đường biển qua kênh đào Suez và cập cảng Bắc Âu...

Thủ tướng nêu 7 giải pháp để phát triển ngành logistics

  Tham dự Diễn đàn Logistics tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sáng nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu 7 giải pháp để ngành logistics đạt 3 mục tiêu phát triển. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Logistics do Bộ Công Thương tổ chức tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Quang Vinh Sáng 2.12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác tham dự Diễn đàn Logistics do Bộ Công Thương phối hợp UBND tỉnh Bà...

Top 7 doanh nghiệp lớn nhất ngành logistics theo doanh thu năm 2023

Tiêu chí xếp hạng dựa trên số liệu (doanh thu) được công bố đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và có cung cấp dịch vụ logistics. ...

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Việc tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử kỳ vọng sẽ tạo thế cho Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực. Chiều 26/11, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, trong những năm qua, được sự hướng dẫn của Bộ Công Thương và các bộ, ngành Trung ương, cùng với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh Gia Lai và...

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, MXV và VIMC đã ký kết biên bản thống nhất hợp tác về logistics trong giao dịch hàng hóa. Ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã ký kết biên bản thống nhất hợp tác về logistics trong giao dịch hàng hóa. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai đồng bộ công tác quản lý an toàn thực phẩm

Các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể phát sinh từ nhiều khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, chế biến và bảo quản. Vì vậy, công tác quản lý an toàn thực phẩm cần được triển đồng bộ. Các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể phát sinh từ nhiều khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, chế biến và bảo quản. Vì vậy, công tác quản lý an...

TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu”

UBND vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT đang bị đình trệ nhiều năm để sớm thi công trở lại đưa dự án vào khai thác tránh lãng phí. TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu”UBND vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT đang bị đình trệ nhiều năm để sớm thi công trở lại...

Lộ diện liên danh nhà đầu tư khu đô thị gần 5000 tỷ tại Thanh Hóa

Dự án Khu đô thị mới số 01, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa được UBND tỉnh chấp thuận cho liên danh nhà đầu tư thực hiện với tổng mức đầu tư hơn 4.939 tỷ đồng. Lộ diện liên danh nhà đầu tư khu đô thị hơn 4.900 tỷ đồng tại Thanh HóaDự án Khu đô thị mới số 01, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa được UBND tỉnh...

Petrovietnam tìm động lực mới cho chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng

Với mục tiêu là trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia theo tinh thần Kết luận số 76 này, Petrovietnam đang nỗ lực tái tạo nguồn lực con người để có thể chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng thành công. Petrovietnam tìm động lực mới cho chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượngVới mục tiêu là trở thành tập đoàn công nghiệp năng lượng quốc gia theo tinh thần Kết luận số 76 này, Petrovietnam...

Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12

Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống và không có quá nhiều điểm nổi trội. Thanh khoản thông qua giao dịch khớp lệnh rơi xuống mức thấp nhất từ 5/11. Thanh khoản lại mất hút, VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên 17/12Thị trường tiếp tục giao dịch theo hướng tích lũy đi xuống và không có quá nhiều điểm nổi trội. Thanh khoản thông qua giao dịch khớp lệnh rơi xuống mức thấp...

Bài đọc nhiều

Tập trung phát triển hạ tầng giao thông cửa ngõ phía Nam Hà Nội

Quận Hoàng Mai có diện tích lớn thứ 4 TP Hà Nội với 41km2, chỉ sau các quận Long Biên, Hà Đông và Bắc Từ Liêm. Dân số quận Hoàng Mai trên 700 nghìn người, là quận/huyện đông dân nhất Thủ đô. Chính điều này khiến cho hạ tầng giao thông trở thành vấn đề sống còn để phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư đến với Hoàng Mai. Phát triển hạ tầng giao thông cửa ngõ...

Loạt dự án ở Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chưa bàn giao

Loạt dự án khu dân cư tại Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chậm bàn giao, trong đó có 11 dự án tại quận Sơn Trà. Loạt dự án khu dân cư tại Đà Nẵng hạ tầng dở dang, chậm bàn giao, trong đó có 11 dự án tại quận Sơn Trà. Chiều 12/12, tại kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Đà Nẵng khóa X, ông...

FA”NU MEAL – Thương hiệu dinh dưỡng gia đình uy tín tại Việt Nam

Trong cuộc sống hiện đại, sức khỏe và dinh dưỡng là những yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình. Nắm bắt được xu hướng này, Công ty TNHH FA"NU - Dinh dưỡng gia đình số 1 đã ra đời mang lại những sản phẩm dinh dưỡng vượt trội và đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ

Theo quy hoạch, khu bến Cái Mép (bao gồm Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ) là khu bến chính của cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế, được quy hoạch cho cỡ tàu trọng tải đến 250.000 DWT. Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép HạTheo quy hoạch, khu bến Cái Mép (bao gồm Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng...

Thị trường tăng tốc quý cuối năm, dự án hoàn hiện tăng sức hút

(Dân trí) - Thị trường bất động sản cuối năm ghi nhận nhiều tín hiệu khởi sắc, sôi động. Phân khúc căn hộ tiếp tục dẫn dắt thị trường với mức giá diễn biến tăng ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp. Chu kỳ tăng trưởng mớiTheo số liệu từ Batdongsan.com.vn, trong quý III, chung cư là phân khúc dẫn dắt thị trường với tỷ lệ quan tâm tăng 24%. Giới chuyên gia phân tích, những cải cách...

Cùng chuyên mục

Phát triển bền vững – xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025

Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tiếp tục là xu hướng nổi trội của ngành dệt may năm 2025, điều này là áp lực nhưng cũng mang lại cơ hội với doanh nghiệp. Sức cạnh tranh cao Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam về đích với 44 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng may mặc. Đáng nói, trong chuỗi 12 tiêu chí cạnh tranh, có một...

TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu”

UBND vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT đang bị đình trệ nhiều năm để sớm thi công trở lại đưa dự án vào khai thác tránh lãng phí. TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu”UBND vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án BT đang bị đình trệ nhiều năm để sớm thi công trở lại...

Lùi thời hạn thực hiện Dự án metro Nam Thăng Long

Dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ có thời gian thực hiện là từ 2009 đến 2031 thay vì hoàn thành vào năm 2015 như kế hoạch ban đầu. Lùi thời hạn thực hiện Dự án metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đến năm 2031Dự án đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ có...

gỡ vướng mặt bằng, không để dự án trăm tỷ “lỡ hẹn” về đích

Khối lượng thi công hạn chế Dự án cầu Bình Sa đi Bình Hải (cầu Tây Giang) được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 3878/QĐ-UBND ngày 29/12/2021; chủ đầu tư là UBND huyện Thăng Bình với dự toán được duyệt hơn 203 tỷ đồng. Hạng mục cầu Tây Giang với 9 nhịp giản đơn, chiều dài cầu 371m; đường dẫn với chiều dài gần 3km, hệ thống điện chiếu sáng toàn tuyến. Công trình...

Hà Nội hủy dự án khu đô thị “treo” 14 năm tại huyện Đan Phượng

(Dân trí) - UBND TP Hà Nội đã hủy dự án khu đô thị của Công ty cổ phần Bất động sản Vinalines, Đầu tư Phát triển Sông Đà và Sông Đà 9.06 tại huyện Đan Phượng sau hơn thập kỷ không triển khai. Cử tri tại Hà Nội đề nghị UBND TP kiểm tra dự án Khu đô thị Vinaline và Bất động sản Đan Phượng; Khu đô thị Hồng Thái phía dưới mương Đan Hoài (huyện Đan Phượng)....

Mới nhất

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để tập trung gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM. ...

Thiếu thuốc hiếm, thuốc cấp cứu bệnh viện có thể tự mua

Đây là những dự kiến đã được Bộ Y tế đưa vào nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dược sửa đổi (vừa được Quốc hội thông qua cuối tháng 11 vừa qua). ...

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết...

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết...

Điện thăm hỏi về ảnh hưởng của cơn bão Chido tại quần đảo Mayotte

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi đến các nhà lãnh đạo Pháp khi được tin cơn bão Chido gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại quần đảo Mayotte. Được tin cơn bão Chido đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về...

Mới nhất