Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPDưa lưới, táo xanh, trái si rô ở huyện Ninh Sơn của...

Dưa lưới, táo xanh, trái si rô ở huyện Ninh Sơn của Ninh Thuận đạt chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024

Chiều 10/12, trao đổi với Dân Việt, bà Nguyễn Thị Tâm, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) cho biết, UBND huyện Ninh Sơn vừa tổ chức lễ công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận với 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2024.

Nông sản OCOP của huyện Ninh Sơn

Dự và chủ trì lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP có bà Hoàng Lê Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn và lãnh đạo các phòng, địa phương và các chủ thể sản phẩm OCOP.

Dưa lưới, táo xanh, trái si rô ở huyện Ninh Sơn của Ninh Thuận đạt chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024

UBND huyện Ninh Sơn ( Ninh Thuận) tổ chức lễ công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận với 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao năm 2024. Ảnh: NS

Theo bà Nguyễn Thị Tâm, tại buổi lễ, đại diện Phòng NN&PTNT huyện Ninh Sơn đã công bố quyết định của UBND huyện về phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024, với 10 sản phẩm của 9 chủ thể.

Các sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao cấp huyện năm 2024 gồm: Dưa lưới Bảo Anh, dưa lưới Minh Thy, dưa lưới Thái Thuận, gỗ mỹ nghệ Xuân Thạnh, nước đinh lăng, táo sấy, nước quả siro, mứt si rô, muối ớt, táo xanh, mủ trôm nguyên chất.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Ninh Sơn, sau khi được cấp giấy chứng nhận 3 sao, các sản phẩm sẽ được sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao để in, dán trên bao bì sản phẩm theo đúng quy định hiện hành và có giá trị trong 36 tháng kể từ ngày các cơ quan chức năng ký quyết định ban hành.

Trao giấy chứng nhận và chúc mừng các chủ thể, bà Hoàng Lê Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn ghi nhận những nỗ lực của các phòng chuyên môn, các địa phương, đặc biệt là các chủ thể đã hình thành, xây dựng sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) những năm qua.

Qua buổi lễ này, bà Hoàng Lê Ngọc Anh mong muốn các chủ thể sẽ tiếp tục hoàn thiện mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất. Đặc biệt là chú trọng hoạt động quảng bá để đưa sản phẩm rộng rãi tới tay người tiêu dùng, từ đó tạo thương hiệu cho nông sản Ninh Sơn.

Dưa lưới, táo xanh, trái si rô ở huyện Ninh Sơn của Ninh Thuận đạt chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024

Nho và táo Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận nổi tiếng ngon ngọt. Ảnh: NS

Trước đó UBND huyện Ninh Sơn tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Theo đó, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thuộc 3 nhóm sản phẩm: Thực phẩm; Đồ uống; Hàng thủ công mỹ nghệ (gồm: dưa lưới, táo, mứt siro, nước siro, nước đinh lăng, đồ thủ công mỹ nghệ trang trí) của 9 chủ thể.

Tại hội nghị, sau khi đơn vị tư vấn báo cáo thẩm định hồ sơ đánh giá của các sản phẩm OCOP, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đã tiến hành chấm điểm cho các sản phẩm theo Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024.

Như vậy, tính đến cuối năm 2023, toàn huyện Ninh Sơn có 22 sản phẩm OCOP 3 sao và 7 sản phẩm 4 sao. Năm 2024, công nhận thêm 10 sản phẩm 3 sao và đang trình công nhận 1 sản phẩm 4 sao và 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao.

Dưa lưới, táo xanh, trái si rô ở huyện Ninh Sơn của Ninh Thuận đạt chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024

Nhiều loại trái cây ở miền núi huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận thời gian qua được người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng. Ảnh: NS

Vùng đất cây ngon, trái ngọt

Ninh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm TP. Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 36km, có tổng diện tích tự nhiên 77.194 ha.

Là huyện có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, có nguồn tài nguyên  phong phú, được hưởng lợi đầu nguồn nhà máy thủy điện Đa Nhim, đập thủy lợi Sông Pha, Nha Trinh, hồ Cho Mo, đập dâng Tân Mỹ, hồ Sông Than… đây là cơ hội tốt để phát triển kinh tế – xã hội. Và đặc biệt có hơn 23.000 ha đất nông nghiệp rất phù hợp cho đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.

Nhiều hộ nông dân cho biết, thời gian qua, cán bộ khuyến nông huyện Ninh Sơn đã có nhiều hỗ trợ cho người dân về kỹ thuật chăn trong chăn nuôi, trồng trọt, khoa học công nghệ để bà con áp dụng vào nông nghiệp công nghệ cao. Nhờ đó, những năm gần đây vùng đất này cho ra nhiều trái cây ngon và chất lượng, được du khách ưa chuộng…

Nhờ nguồn trái cây phong phú và chất lượng, tháng 6/2023, huyện Ninh Sơn lần đầu tiên tổ chức lễ hội trái cây tại thị trấn Tân Sơn thu hút nhiều doanh nghiệp và du khách tham gia.

Dưa lưới, táo xanh, trái si rô ở huyện Ninh Sơn của Ninh Thuận đạt chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024

Du khách chọn mua dưa lưới và trái cây ở huyện miền núi Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: NS

Theo ông Kiều Tấn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Ninh (Ninh Thuận), qua lễ hội trái cây này, huyện Ninh Sơn đã giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, quảng bá nhãn hiệu trái cây và ngành nông nghiệp Ninh Sơn đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và cả nước.

Nhờ lễ hội trái cây đã giúp người nông dân giới thiệu các loại trái cây ngon, kết nối cung cầu mua bán nông sản. Song song đó là hợp tác liên kết, tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, tiếp cận công nghệ mới trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhờ đó, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Bên cạnh đó, lễ hội cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người, ẩm thựcdu lịch của huyện đến du khách trong và ngoài tỉnh…

Theo UBND huyện Ninh Sơn, các loại trái cây và sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng trên địa bàn huyện được du khách thích là nho, táo, sầu riêng, xoài, măng cụt, chôm chôm, chanh không hạt, dưa lưới…

Ngoài trái cây còn có một số sản phẩm chế biến sẵn, du khách có thể thưởng thức các đặc sản địa phương như rượu cần, cừu, dê, gà ta thả vườn…

Dưa lưới, táo xanh, trái si rô ở huyện Ninh Sơn của Ninh Thuận đạt chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024

Lễ hội trái cây huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: NS

Hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp

Cũng theo ông Kiều Tấn Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Sơn, thời gian qua huyện xác định làm nông nghiệp công nghệ cao mới là bước đột phá để tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị. Việc này ổn định tiêu thụ nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân, hướng đến về đích huyện nông thôn mới trước năm 2025.

Đến nay, số đơn vị phát triển nông nghiệp công nghệ cao của huyện đã tăng 2,3 lần so với năm 2020. Nông nghiệp công nghệ cao cho giá trị sản xuất trên 1ha canh tác bình quân trên 500 triệu đồng, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn với thu nhập trên 5 triệu đồng/người/tháng.

Theo UBND huyện Ninh Sơn, thời gian qua ngoài một số doanh nghiệp tự sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và kết hợp với HTX thì một số HTX trên địa bàn huyện Ninh Sơn cũng đã chủ động đầu tư làm nông nghiệp công nghệ cao khá hiệu quả.

Dưa lưới, táo xanh, trái si rô ở huyện Ninh Sơn của Ninh Thuận đạt chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2024

Dưa lưới của miền núi huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao… Ảnh: NS

Cụ thể là HTX Tương Lai Xanh (xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn) sản xuất dưa lê Bạch Ngọc và dưa lê Hàn Quốc khép kín trong nhà lưới, sử dụng công nghệ tưới nước, bón phân tự động, hệ thống cắt nắng, giảm nhiệt, điều chỉnh ánh sáng, hệ thống điều hòa…

Nhiều HTX đang phát triển trên quy mô 20 ha và đầu tư xây dựng xưởng chế biến các sản phẩm trái cây sấy dẻo, sấy giòn, nước ép… Toàn huyện Ninh Sơn hiện 12 HTX, trong đó có 10 HTX nông nghiệp đang chuyển mình theo hướng này…

Ông Kiều Tấn Thịnh cho biết, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao cũng như nâng cao giá trị cho ngành nông nghiệp, huyện tiếp tục ưu tiên hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình HTX nông nghiệp điển hình, các HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Ninh Sơn.

Huyện Ninh Sơn là cửa ngõ giao thông huyết mạch của tỉnh Ninh Thuận với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn huyện Ninh Sơn có nhiều cảnh quan thiên nhiên, các điểm du lịch hấp dẫn như rừng nguyên sinh, đèo Ngoạn Mục, thác Sakai, suối Thương, thác Tiên, khu du lịch sinh thái Sông Ông… Tất cả là một lợi thế để phát triển du lịch sinh thái rừng, thể thao, leo núi, dịch vụ vui chơi giải trí nghỉ dưỡng.

nguồn: https://danviet.vn/dua-luoi-tao-xanh-trai-si-ro-o-huyen-ninh-son-cua-ninh-thuan-dat-chung-nhan-san-pham-ocop-20241210161243409.htm

Cùng chủ đề

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả. Nhiều hoạt động thúc đẩy đầu tư Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, thời gian qua, Trung tâm đã phối hợp với các Sở, ngành, địa phương...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn

Ngày 13/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn. Cùng dự làm việc có lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và đại diện các hộ dân tổ cộng đồng bảo...

Dự án Nhà ở xã hội MK Central City được phép mở bán 324 căn hộ

Dự án Nhà ở xã hội MK Central City được phép mở bán 284 căn nhà ở xã hội và 40 căn hộ thương mại. Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng MK đang tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội. Ninh Thuận: Dự án Nhà ở xã hội MK Central City được phép mở bán 324 căn hộDự án Nhà ở xã hội MK Central City được phép mở bán 284 căn nhà ở...

Sau 8 năm tạm dừng, Ninh Thuận chuẩn bị làm điện hạt nhân

Sau 8 năm tạm dừng, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận vừa được Quốc hội thống nhất chủ trương tái khởi động, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong bối cảnh mới. ...

Tập trung phát triển làng gốm Chăm Bàu Trúc, Ninh Thuận

Ông Trương Văn Tiến - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Ninh Thuận cho biết, Ninh Thuận đang kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ, đầu tư phát triển làng gốm Chăm Bàu Trúc. Qua đó đẩy mạnh thực hiện các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản nghệ thuật làm gốm của người Chăm, thu hút du khách đến địa phương. Trước đó, Nghệ thuật làm gốm của người...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vương miện Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 giá bao nhiêu?

Thông tin về vương miện Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 mang tên “Sắc sen tâm Việt” dành cho người đẹp đăng quang cuộc thi sắc đẹp này thu hút sự quan tâm của cộng đồng yêu nhan sắc. ...

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Cận cảnh trang phục “người lính tương lai” biến người lính bình thường thành chiến binh đáng sợ

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại, biến người lính bình thường trở thành...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Bài đọc nhiều

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Thanh Hóa có hơn 1.000 sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

(Dân Sinh) - Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia quảng bá bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với hơn 1.000 sản phẩm OCOP các loại. Sáng 24/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024”; "Kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024". Hoạt động...

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương. Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc...

Bắc Bình: Thêm 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao

UBND huyện Bắc Bình vừa tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) năm 2024. Theo đó, có 4 sản phẩm được hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện được thẩm định gồm: Sản phẩm Du lịch Bàu Trắng U&Me của chủ hộ kinh doanh ông Phạm Văn Trọng, thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng; sản phẩm Yến sào FATHI – chủ thể là hộ kinh doanh yến...

Gắn phát triển du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, thời gian gần đây tỉnh Quảng Ngãi đã lồng ghép phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP. Làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) là một trong hai điểm du lịch cộng đồng đạt OCOP 3 sao của tỉnh Quảng...

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa có hơn 1.000 sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

(Dân Sinh) - Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia quảng bá bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với hơn 1.000 sản phẩm OCOP các loại. Sáng 24/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024”; "Kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024". Hoạt động...

Bánh chưng Giang Sơn Đông đạt sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023

Nếu như ai một lần đi qua dốc Truông Dong, xóm Tân Thịnh, xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An để một lần được thưởng thức chiếc bánh chưng nóng hổi ở đây, mọi người hẳn sẽ nhớ mãi hương vị thơm ngon được làm từ gạo nếp, nhân đỗ xanh, thịt lợn sạch cùng tiêu, hành… Nhờ làm nghề bánh chưng mà nhiều hộ gia đình nơi đây trở nên khấm khá, làm giàu nuôi...

Người góp phần đưa “miến dong Bình Liêu” thành sản phẩm OCOP

Cây dong riềng rất gắn bó với đời sống với người dân ở các xã vùng cao huyện Bình Liêu, và Bình Liêu cũng là huyện sản xuất miến dong nhiều nhất ở tỉnh Quảng Ninh. Để sản phẩm miến dong ngày càng phát triển, đạt sản phẩm OCOP có sự nỗ lực không nhỏ của nhiều NCT trên địa bàn huyện. Ông La A Chiu, 67 tuổi, thôn Nà Ếch, xã Húc Động, huyện Bình Liêu là một trong...

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị. Nhóm 9X chế biến đa dạng sản phẩm từ quả xoài Đa dạng sản phẩm chế biến từ xoài Huyện Cam Lâm là “thủ phủ” trồng xoài của tỉnh Khánh Hòa với tổng diện tích trên 7.500ha. Các giống chủ lực như xoài Úc (khoảng 3.500ha), xoài...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Mới nhất

Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tính

Tham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các vấn đề tâm lý, cải thiện tình trạng cảm xúc và nhận thức, từ đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể của họ. Tin mới y tế ngày 15/12: Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới...

Cận cảnh đoàn xe buýt điện phục vụ metro số 1 cập bến TP.HCM

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến metro chính thức hoạt động. ...

Ra mắt bộ sách Địa chí Kiên Giang

(CLO) Sách Địa chí Kiên Giang gồm 3 quyển với tổng 789 trang, ghi chép khá toàn diện, có hệ thống về địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá, kinh...

Bà Đồng Thị Ánh tái đắc cử Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bình Định

DNVN - Đại hội Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bình Định (BIDAWE) lần thứ 4 đã bầu ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch và các phó chủ tịch. Bà Đồng Thị Ánh...

Thua trước 0-2, Thái Lan vẫn thắng ngược Singapore

Trận đấu trên sân vận động Kallang, Singapore tối 17/12 xác định đội bóng đầu tiên của bảng A AFF Cup 2024 (ASEAN Cup) giành quyền vào bán kết.Đội tuyển Singapore và Thái Lan cống hiến cho khán giả những pha bóng hấp dẫn ở tốc độ cao. Đội chủ nhà tạo ra sự phấn khích trên các...

Mới nhất