Trang chủDestinationsĐiện BiênĐưa kiến thức pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số

Đưa kiến thức pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số


Các lực lượng chức năng phối hợp tuyên truyền pháp luật đến đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tủa Chùa. Ảnh: C.T.V

Tỉnh ta có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có những dân tộc rất ít người như: Cống, Si La, Phù Lá sinh sống tập trung ở địa bàn vùng cao, đời sống gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Điều đó dẫn đến tình trạng một số địa bàn xảy ra tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết về pháp luật.

Xác định việc đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, những năm qua Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành quan tâm triển khai thực hiện nhiều chương trình, đề án về PBGDPL hoặc lồng ghép thực hiện như: Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy và phòng, chống tội phạm; đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2025”; đề án “Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên”. Công tác tuyên truyền PBGDPL trên địa bàn tỉnh thời gian qua được đổi mới về hình thức và nâng cao chất lượng tuyên truyền. Hằng năm, Hội đồng PBGDPL tỉnh đã tổ chức khảo sát thực tế tại cơ sở về nhu cầu thông tin, hình thức PBGDPL và tuyên truyền, vận động để lựa chọn nội dung trọng tâm, trọng điểm, xây dựng và nhân rộng mô hình điểm. Nhiều mô hình hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác tuyên truyền PBGDPL đã được triển khai và nhân rộng, như: Mô hình Ban thông tin truyền thông cấp xã; mô hình “mỗi ngày một câu hỏi, mỗi tuần một điều luật”; mô hình “dòng họ tự quản, bản làng bình yên”; các mô hình PBGDPL thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp về nâng cao nhận thức, giảm thiểu hôn nhận cận huyết thống; phụ nữ tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới… Hội đồng PBGDPL, các cấp, ngành chức năng đã tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật và vận động các tầng lớp nhân dân tham gia cuộc thi; tổ chức các cuộc PBGDPL trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, nhiều đơn vị thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, PBGDPL đến người dân, như: Bộ đội Biên phòng tỉnh; Công an tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Tỉnh đoàn…

Điển hình, từ năm 2022 đến nay, lực lượng biên phòng tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng có liên quan, bằng nhiều hình thức phong phú đã tổ chức tuyên truyền tập trung, riêng lẻ, trên loa truyền thanh của bản, xã biên giới, qua “Tiếng loa Biên phòng” và thông qua biểu diễn văn hóa, văn nghệ để tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia; Luật Biên phòng Việt Nam; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Bảo vệ và phát triển rừng… kết hợp vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, tích cực tham gia đấu tranh tố giác tội phạm, không tiếp tay cho tội phạm được 1.886 buổi cho gần 88.000 lượt người; vận động 1.950 hộ, gần 6.200 khẩu không di cư tự do, xuất nhập cảnh trái phép. Thông qua đó, góp phần nâng cao nhận thức cho Nhân dân ở khu vực biên giới tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước; nâng cao cảnh giác cách mạng, phòng chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; từng bước xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân khu vực biên giới tỉnh; củng cố hệ thống chính trị cơ sở các xã biên giới vững mạnh.

Triển khai thực hiện Luật PBGDPL, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, PBGDPL và xác định đây là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là khâu đầu tiên trong công tác thi hành pháp luật và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Đặc biệt, việc phát huy tốt vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong công tác tuyên truyền đã góp phần quan trọng làm chuyển biến về nhận thức, thay đổi hành vi, nâng cao ý thức tự giác chấp hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.



Source link

Cùng chủ đề

Cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống

(TN&MT) – Phát biểu thảo luận tại phiên đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần có chính sách đặc thù giúp người dân vùng ảnh hưởng của bão ổn định cuộc sống; Có giải pháp quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản; tăng cường nhận...

Văn hóa là trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội

Với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến ngàn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài; văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội; quan điểm bảo đảm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con...

Có chính sách hỗ trợ mua BHYT cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không?

Câu hỏi: Lớp tôi có một bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, lại hay bị ốm đau phải đi viện. Tôi muốn hỏi có chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không? – Hoàng Ngọc Anh (Cầu Giấy, Hà Nội).  BHXH trả lời: Đối với học sinh, sinh viên, hiện mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở. Tuy nhiên, học sinh, sinh viên...

Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong nghiên cứu chính sách ngành TN&MT

Thứ trưởng nhấn mạnh: “Nghiên cứu về chính sách TN&MT là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và là tài lực quan trọng nhất...” Do đó, Viện cần tổ chức nghiên cứu bài bản về nhiệm vụ này và có những đề xuất nghiên cứu...

Tăng cường nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội

Gia đình bà H (ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, công việc không ổn định, vốn liếng không có cho nên cái nghèo cứ đeo bám. Bà H chia sẻ: "Từ năm 2013, gia đình tôi được tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội Phụ nữ thôn, được bình xét cho vay vốn chương trình hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết án dân sự

Ông Phan Văn Kỷ, Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho biết: Viện KSND tỉnh xác định công tác kiểm sát việc thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình là khâu công tác đột phá. Từ đó lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị...

Du lịch Việt Nam chuẩn bị đón cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế

Tạo điều kiện hơn nữa cho công dân Việt Nam và người nước ngoài Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại...

Nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình, dòng họ học tập trong cộng đồng, xã hội

Dự Hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thị Doan, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam. Các đồng chí: Lò Thị Minh Phượng, Ủy viên...

Ðiện lực Tuần Giáo đảm bảo an toàn lưới điện mùa mưa lũ

Ðiện lực Tuần Giáo hiện đang quản lý 347,96km đường dây 35kV; 12,66km đường dây 22kV, 380km đường dây 0,4kV với 160 trạm biến áp ngành điện với tổng dung lượng 15.796kVA, 17 trạm biến áp khách hàng với dung lượng 3.550kVA. Là huyện có địa hình nhiều đồi núi,...

Ðiểm tựa lúc rủi ro cho người lao động

Chị Phạm Thị Út, giáo viên Khoa Lâm - Nông nghiệp, Trường Cao đẳng Nghề Ðiện Biên, trong quá trình đi giảng dạy tại các xã, bản vùng sâu vùng xa bị tai nạn dẫn đến gãy chân. Biến cố xảy ra khiến gia đình chị Út bị xáo trộn,...

Bài đọc nhiều

Làm rõ nhiều vấn đề về biên chế ngành GD&ĐT và Y tế huyện Mường Ảng

Thông tin với đoàn công tác, ngành Y tế huyện có tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là 217. Trong đó, viên chức và hợp đồng lao động trong chỉ tiêu biên chế là 208 người, hợp đồng lao động từ nguồn tài chính...

Sân chơi bổ ích cho trẻ trong dịp hè

Lớp học năng khiếu là hoạt động được Trung tâm Văn hóa - Truyền thanh - Truyền hình huyện tổ chức hàng năm vào dịp hè (từ năm 2010 đến nay) nhằm tạo sân chơi bổ ích cho thiếu niên, nhi đồng là con, em cán bộ, công chức, viên chức...

Ðiện Biên Ðông bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế

Trở lại bản Mường Luân 1, xã Mường Luân (huyện Ðiện Biên Ðông) đúng ngày lập thu, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước bức tranh cuộc sống mới của bà con dân tộc Lào ở nơi này. Bên con đường bê tông vào bản hoa đua sắc thắm. Dưới...

Hơn 1.000 đoàn viên dâng hương và thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Trong không khí trang nghiêm, các đại biểu, đoàn viên thanh niên đã dâng hoa, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính tưởng nhớ, biết ơn vô hạn đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy...

Bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu vô địch giải Challenge châu Á

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam vô địch một giải đấu cấp độ châu Á. Trong trận đấu với Indonesia, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt tung ra sân đội hình được xem là tối ưu, gồm: Trần Thị Thanh Thúy, Trần Tú Linh,...

Cùng chuyên mục

Thành phố Điện Biên – điểm đến của văn hóa cội nguồn

Đánh thức tiềm năng, biến lợi thế thành động lực phát triển, với khát vọng lớn, quyết tâm cao và nỗ lực đổi mới sáng tạo, Điện Biên đã và đang trên con đường trở thành trung tâm vùng Tây Bắc. Điện Biên, dấu ấn của những chiến tích với nhiều địa danh đi liền với quá trình dựng nước và giữ nước. Điện Biên Phủ gắn liền với chiến thắng “ lừng lẫy năm châu, chấn động địa...

QUY HOẠCH TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

Điện Biên là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc tổ quốc, với diện tích 9.540km2, dân số năm 2021 hơn 625 nghìn người. Điện Biên có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Là tỉnh duy nhất có đường biên giới giáp với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc tại cột mốc số 0 và cũng là tỉnh có tuyến đường biên giới dài nhất cả nước,...

Bảo tồn hát Then đàn tính

Ngày 3 tháng 9 năm 2022, Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng ghi danh "thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" vào danh sách Di sản Phi vật thể đại diện cho nhân loại.     Tại Điện Biên, Then là một hình thức sinh hoạt quen thuộc của đồng bào dân tộc Thái trắng mang trong mình ý nghĩa tâm linh cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho...

Thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết án dân sự

Ông Phan Văn Kỷ, Viện trưởng Viện KSND tỉnh cho biết: Viện KSND tỉnh xác định công tác kiểm sát việc thụ lý giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình là khâu công tác đột phá. Từ đó lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị...

Du lịch Việt Nam chuẩn bị đón cơ hội “vàng” thu hút khách quốc tế

Tạo điều kiện hơn nữa cho công dân Việt Nam và người nước ngoài Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại...

Mới nhất

Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025

Dự án Tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước Khu công nghệ cao về kênh thoát lũ xã Hòa Liên có tổng vốn đầu tư hơn 817 tỷ đồng dự kiến sẽ khởi công vào năm 2025. Đà Nẵng dự kiến khởi công dự án hơn 817 tỷ đồng vào năm 2025Dự án Tuyến thoát nước chính...

Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồng

Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. Hậu Giang chấp thuận nhà đầu tư dự án khu đô thị mới vốn 4.356 tỷ đồngDự án có diện tích sử dụng đất khoảng 96,79 ha, với quy mô dân số khoảng 18.500 người. ...

Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Phương pháp trữ đông trứng mở ra nhiều hy vọng cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, cùng với đó là bảo đảm cơ hội có con cho những phụ nữ đang tập trung cho sự nghiệp, những người mắc bệnh liên quan đến sinh sản, hiểm nghèo... Trữ đông trứng: Xu thế mới của người trẻ và cứu cánh...

Mới nhất