Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiĐưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân...

Đưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô vào phát triển du lịch

(Tổ Quốc) – Mang những nét đẹp văn hóa đặc trưng, thổ cẩm và trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô hứa hẹn sẽ là một sản phẩm du lịch đặc sắc cho vùng đất phía Tây tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Tại Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị năm 2024 được tổ chức tại TP Đông Hà vừa qua, không gian trưng bày thổ cẩm, trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô gây ấn tượng mạnh mẽ với khách tham quan. Đây là các gian hàng của những cá nhân có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của hai dân tộc này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Đưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô vào phát triển du lịch - Ảnh 1.

Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều.

Thổ cẩm và trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô nổi bật với sự đa dạng và độc đáo về phong cách. Các bộ trang phục thường đặc sắc bởi nhiều họa tiết cầu kỳ, thể hiện trí tưởng tượng phong phú và đôi bàn tay khéo léo của người dân. Không chỉ là đồ vật được mặc trên cơ thể, trang phục truyền thống còn phản ánh một cách sinh động bản sắc văn hóa của các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô sinh sống trên dãy Trường Sơn nói chung và tại tỉnh Quảng Trị nói riêng.

Thời gian qua, vùng đất phía Tây tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp. Nhiều mô hình du lịch đặc sắc được du khách trong và ngoài nước biết đến. Cùng với việc phát huy thế mạnh về điều kiện tự nhiên, các địa phương cũng đang khai thác khá hiệu quả tiềm năng về con người với nét đặc trưng là bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số như Vân Kiều, Pa Cô. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống là một trong những sản phẩm nhận được sự quan tâm của du khách.

Đưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô vào phát triển du lịch - Ảnh 2.

Không gian trưng bày thổ cẩm, trang phục truyền thống của chị Hồ Thị Họa My (bên phải).

Có sản phẩm tham gia không gian trưng bày, chị Hồ Thị Họa My (Chủ cơ sở Họa My đặc sản núi rừng) chia sẻ, du khách hiện nay khi đặt chân đến các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị thường đặt câu hỏi và có nhu cầu tìm mua các sản phẩm liên quan đến thổ cẩm, trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trên thực tế thì các sản phẩm này vẫn đang ở dạng tiềm năng, chưa thực sự tiếp cận được với nhiều du khách. Để biến đây trở thành một sản phẩm du lịch, rất cần có những không gian trưng bày, giới thiệu tại các điểm du lịch. Việc làm này ngoài quảng bá nét đẹp văn hóa của các dân tộc còn góp phần tạo ra thu nhập cho người dân.

“Ngoài trang phục truyền thống, nếu chúng ta biết cách tân, sáng tạo thêm, biến các tấm thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Vân Kiều, Pa Cô trở thành các sản phẩm như khăn tay, khăn quàng cổ, túi xách,… thì đó sẽ là những món quà lưu niệm hết sức độc đáo mà du khách có thể mang về. Đây hứa hẹn sẽ là một sản phẩm du lịch thu hút khách thời gian tới”, chị Họa My đóng góp ý kiến.

Có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nghệ nhân Hồ Văn Hồi (bản Pa Nho, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) cho hay, làm thế nào để quảng bá các sản phẩm dệt thổ cẩm đến được với đông đảo du khách là mong mỏi không chỉ của riêng ông mà còn của nhiều người dân đồng bào Vân Kiều, Pa Cô.

Đưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô vào phát triển du lịch - Ảnh 3.

Nghệ nhân Hồ Văn Hồi giới thiệu về trang phục truyền thống đồng bào các dân tộc sinh sống tại vùng miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị.

Sinh ra và lớn lên giữa đại ngàn Trường Sơn, nghệ nhân Hồ Văn Hồi từng rất trăn trở và tiếc nuối khi nhiều nét văn hóa của dân tộc mình đang ngày càng bị mai một. Trong đó, có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Trước thực trạng này, gần 30 năm qua, ông đã dành nhiều thời gian để tìm tòi, nghiên cứu. Sau khi học nghề thành thạo, ông lại đi khắp các bản làng hai huyện Đakrông và Hướng Hóa để truyền dạy lại cho bà con dân bản. Đến nay, đã có hàng chục lớp nghề dệt thổ cẩm truyền thống được nghệ nhân Hồ Văn Hồi trực tiếp đứng dạy. Nhiều chị em phụ nữ được truyền nghề đã có thể tự mình dệt ra những tấm thổ cẩm đẹp và hướng dẫn lại cho người khác.

Theo nghệ nhân Hồ Văn Hồi, bảo tồn được nghề đã khó, xong làm thế nào để giữ cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống sống được cũng là một “bài toán” hết sức nan giải. Để giải quyết vấn đề này, đòi hỏi cần phải tìm được đầu ra cho các sản phẩm. Thời gian qua, ông cùng mọi người đã áp dụng nhiều cách để quảng bá như đưa sản phẩm lên mạng xã hội; tham gia các sự kiện trưng bày, giới thiệu; đưa nghề dệt thổ cẩm vào phục vụ khách tham quan, trải nghiệm… Qua đó, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Hiện đã có nhiều hơn những đơn đặt hàng tìm đến với nghệ nhân Hồ Văn Hồi và những người làm nghề.

Đưa dệt thổ cẩm và trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô vào phát triển du lịch - Ảnh 4.

Trang phục truyền thống và các sản phẩm thổ cẩm của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô có sức hấp dẫn đối với nhiều du khách.

Nghệ nhân Hồ Văn Hồi cho biết, để bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống thì cách làm tốt nhất chính là đưa được nghề và các sản phẩm của nghề đi vào đời sống. Nếu như ngày xưa chủ yếu chỉ dệt ra váy, áo để mặc thì ngày nay cần phải đa dạng hơn nữa các sản phẩm như khăn trải bàn, rèm cửa, đồ dùng trang trí…

“Phải làm thế nào đó để các sản phẩm từ dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào các dân tộc đến được với mọi người, để ai cũng có thể sử dụng được. Có như vậy thì người làm nghề mới sống được với nghề, mới thu hút được thêm nhiều người tham gia, nhất là lớp trẻ”, nghệ nhân Hồ Văn Hồi chia sẻ.



Nguồn: https://toquoc.vn/dua-det-tho-cam-va-trang-phuc-truyen-thong-cua-nguoi-van-kieu-pa-co-vao-phat-trien-du-lich-20241128011420741.htm

Cùng chủ đề

Tranh giấy độc đáo của người H’Mông ở Sơn La hút du khách

(Tổ Quốc) - Đến với bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La), người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào những nét văn hóa, nếp sống sinh hoạt đời thường của người dân tộc H'Mông mà còn được tận tay trải nghiệm nghề làm giấy thủ công truyền thống của họ. ...

Thúc đẩy đa dạng – công bằng

Đại sứ Anh tại Việt Nam Iain Frew trao đổi với học sinh dân tộc thiểu số các sáng kiến xây dựng môi trường học tập đa dạng – công bằng – hòa nhập.

“Gieo” tri thức cho trẻ em dân tộc thiểu số ở xóm “ốc đảo”

Việc phải di chuyển bằng thuyền để đến được điểm dạy học khiến hành trình “gieo mầm tri thức” cho trẻ em dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình gặp nhiều khó khăn. ...

Hà Nam quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch

Tỉnh Hà Nam hiện có một khu du lịch, 12 điểm du lịch được công nhận; năm khu, điểm du lịch được quy hoạch là khu, điểm du lịch trọng điểm. Hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí cao cấp được đầu tư xây dựng bảo đảm đủ nhu cầu lưu trú của các đối tượng khách du lịch, với tổng số gần 4.000 phòng đạt tiêu chuẩn và gần 30 doanh nghiệp lữ hành,...

Chắp cánh cho du lịch đồng bào dân tộc thiểu số bay cao

Nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống lâu đời đã tạo nên nét văn hóa đặc sắc, những lễ hội truyền thống rộn ràng. Người dân có cuộc sống giản dị, thật thà; biết chế biến những món ăn mộc mạc, mang hương vị của núi rừng; gìn giữ tập...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tranh giấy độc đáo của người H’Mông ở Sơn La hút du khách

(Tổ Quốc) - Đến với bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La), người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào những nét văn hóa, nếp sống sinh hoạt đời thường của người dân tộc H'Mông mà còn được tận tay trải nghiệm nghề làm giấy thủ công truyền thống của họ. ...

Thúc đẩy phát triển du lịch xuyên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc

(Tổ Quốc) - Ngày 27/11, tại Hà Nội, Cục Văn hóa và Du lịch tỉnh Quảng Tây phối hợp với các cơ quan tổ chức Chương trình giao lưu văn hoá và giới thiệu du lịch Quảng Tây (Trung Quốc) 2024. ...

Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt

(Tổ Quốc) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1473/QĐ-TTg ngày 26/11/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích. ...

Đề xuất “Tri thức khai thác, chế biến yến sào ở Khánh Hòa” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(Tổ Quốc) - Khánh Hòa đề xuất đưa “Tri thức khai thác và chế biến yến sào ở Khánh Hòa" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. ...

Đẩy mạnh quảng bá, lan tỏa thương hiệu “Miền di sản diệu kỳ”

(Tổ Quốc) - Nội dung trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 hoạt động liên kết phát triển du lịch của 5 địa phương Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam được tổ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Lần đầu tiên trưng bày tranh của vua Hàm Nghi tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đã trao tặng bức tranh "Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do nhà vua vẽ cho Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

TPHCM liên tục xuất hiện sương mù, bụi mịn gấp 6,8 lần mức cho phép

TPO - Những ngày qua, TPHCM liên tục xuất hiện sương mù vào buổi sáng, nồng độ bụi mịn vượt mức cho phép nhiều lần.  TPO - Những ngày qua, TPHCM liên tục xuất hiện sương mù vào buổi sáng, nồng độ bụi mịn vượt mức cho phép nhiều lần.  Sương mù tại khu vực quốc lộ 1 (đoạn qua quận Bình Tân, TPHCM) vào sáng 24/11. Ảnh: Hữu Huy...

Các tác phẩm đoạt giải Cuộc thi ảnh “Tự hào một dải biên cương” lần thứ 3 năm 2024

(NADS) - Ngày 25/11, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức Lê trao giải và khai mạc triển lãm Cuộc thi Ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ 3 năm 2024. Ban Tổ chức đã trao giải cho 22 tác phẩm ảnh xuất sắc nhất của cuộc thi. 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 6 Huy chương Đồng và 10 Khuyến khích. ...

Cùng chuyên mục

Đi xe số đến buổi hẹn hò đầu, chàng thấy nàng ‘nhìn khinh khỉnh’, đòi về sớm

Cư dân mạng bàn tán rôm rả trước tình huống nam thanh niên đi xe số tới buổi hẹn hò đầu tiên, bạn nữ chỉ bấm điện thoại, sau 30 phút vội về sớm với lý do có hẹn. Người chúc mừng, người thẳng...

"Sasak Fuse": Hành trình từ di sản đến tinh thần sáng tạo bứt phá

Trở lại Tuần lễ Thời trang Quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024 vừa qua, nhà thiết kế Priyo Oktaviano (Indonesia) đã mang đến câu chuyện bảo tồn những giá trị di sản truyền thống qua thời trang đương đại. (Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/sasak-fuse-hanh-trinh-tu-di-san-den-tinh-than-sang-tao-but-pha-post995819.vnp

Chủ quán chi mạnh trang trí Giáng sinh, giới trẻ TP.HCM đầu tư chụp ngàn tấm ảnh

Dù gần một tháng nữa mới đến Giáng sinh, nhiều hàng quán tại TP.HCM đã chi mạnh tay cho việc trang trí theo chủ đề. ...

Đây là một quyết định sai lầm!

Trước đây, mỗi lần tan ca về nhà, con rể thấy tôi liền chào hỏi vài câu, nhưng về sau thì cứ đi qua như không nhìn thấy, nói chuyện cộc lốc, chỉ “ừm” và “ờ”. ...

Mới nhất

Phú Quốc hút khách quốc tế từ nét đẹp văn hóa và con người

Phú Quốc là điểm đến du lịch biển đảo hấp dẫn. Lượng khách quốc tế thời gian qua nhộn nhịp đến hòn đảo xinh đẹp này. Đảo ngọc sẽ làm gì để đón khách quốc tế hạng sang dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025? UBND TP Phú Quốc cho biết từ đầu năm 2024...

Nhiều giải pháp với việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Môi trường mạng cũng thường trực đa dạng nguy cơ đối với trẻ em, bao gồm những hành vi xâm hại và các yếu tố nguy hiểm khác có thể tác động tiêu cực, gây tổn hại tâm lý, danh dự và nhân phẩm, thậm chí là sức khỏe, tính mạng của trẻ. Với việc tổ chức các hoạt động...

Chụp CT an toàn cho trẻ với công nghệ CT 2560 lát cắt đầu tiên tại BVĐK Hồng Ngọc

Lần đầu tiên tại Việt Nam, hệ thống CT cao cấp siêu tốc độ Revolution Apex Elite 3.0 cung cấp 2560 lát cắt được BVĐK Hồng Ngọc đưa vào sử dụng giúp giảm tới 96% tác động tia xạ...

Các anh trai say hi thành lập nhóm nhạc có visual đỉnh nhất Vpop

(NLĐO) - Nhóm nhạc MOPIUS gồm 4 thành viên nam: JSOL, Quang Hùng MasterD, Dương Domic và HURRYKNG chính thức ra mắt khán giả sau "Anh trai...

PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Quá trình tích lũy khoa học công nghệ là “tài nguyên lớn nhất” của Petrovietnam

Chào mừng kỷ niệm 63 năm ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 - 27/11/2024) PGS.TS Lê Bộ Lĩnh: Quá trình tích lũy khoa học công nghệ là "tài nguyên lớn nhất” của Petrovietnam Sự trưởng thành KHCN của Petrovietnam có thể nhìn thấy rõ nhất qua quá trình thăm dò khai thác ở...

Mới nhất