Trang chủPolitical ActivitiesĐưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên...

Đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

(ĐCSVN) – Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu. Một là, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng trong chuyển đổi số, kinh tế số trên nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”. Hai là, thúc đẩy mạnh mẽ tự lực, tự cường, tự chủ của ASEAN trong chuyển đổi số. Ba là, thúc đẩy cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện trong phát triển kinh tế số của ASEAN.
 
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số” 

Trưa ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Cùng tham dự sự kiện có Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn.

Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cho rằng, kinh tế số đã và đang đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy trăng trưởng kinh tế-xã hội cả khu vực và toàn cầu.

Chuyển đổi số có liên quan đến các lĩnh vực và các bên liên quan khác nhau trong xã hội, chính vì vậy, Thủ tướng Sonexay Siphandone khẳng định, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, khu vực tư nhân và các đối tác nghiên cứu để đảm bảo số hóa mang lại lợi ích cho tất cả mọi người và giúp ứng phó với các thách thức.

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone phát biểu tại tọa đàm 

Nhận thức được tầm quan trọng của số hóa, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone cho biết, với tư cách là quốc gia Chủ tịch ASEAN 2024, nước này xác định chủ đề “ASEAN: Tăng cường kết nối và khả năng chống chịu” và 9 lĩnh vực ưu tiên, một trong số đó là “Chuyển đổi cho Tương lai kỹ thuật số”.

ASEAN hiện đang trong quá trình đàm phán thỏa thuận khung về số hóa nền kinh tế trong khu vực, dự kiến hoàn thành vào năm 2025 và đây sẽ là nền tảng vững chắc để thúc đẩy hợp tác kinh tế số trong Hiệp hội.

Chuyển đổi cho tương lai kỹ thuật số là điều quan trọng để hỗ trợ ASEAN trong các lĩnh vực từ thương mại, đầu tư, kinh doanh, viễn thông, vận tải, truyền thông… từ đó giúp khối trở thành một khu vực kinh tế tự cường và có tính cạnh tranh cao.

Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone bày tỏ mong muốn lắng nghe những chia sẻ, sáng kiến từ các chính phủ, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu đóng góp cho việc chuyển đổi số của ASEAN, đặc biệt là về các cơ hội và khả năng ứng phó với những thách thức nảy sinh từ chuyển đổi kỹ thuật số. Điều này sẽ góp phần vào nỗ lực chung của ASEAN trong việc xây dựng nền kinh tế kỹ thuật số hướng tới một nền kinh tế gắn kết, một cộng đồng ASEAN kiên cường và bền vững.

Tại tọa đàm, Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho rằng, sự phát triển và tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN có vai trò quan trọng, tuy nhiên, vẫn còn có những thách thức như khoảng cách số. Đây là khó khăn lớn ảnh hưởng đến tiến trình chuyển đổi số của Hiệp hội.

Theo ông Kao Kim Hourn, phần lớn người dân vẫn chưa thể đảm bảo khả năng tiếp cận băng thông ổn định, qua đó đòi hỏi nỗ lực từ Chính phủ, khối tư nhân và các bên liên quan nhằm thúc đẩy liên kết số.

Tổng thư ký ASEAN nhận định, Hiệp hội đang ở ngã rẽ quan trọng để hướng đến hoàn thành kế hoạch hành động xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025 và tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, qua đó tiếp tục hướng tới định hướng mới cho tương lai ASEAN. Ông kỳ vọng: “Việt Nam tiếp tục đóng vai trò tiên phong trong giải quyết thách thức này cả ở cấp độ khu vực và ASEAN”.

Từ phía doanh nghiệp, ông Scott Beaumont, Chủ tịch Google châu Á – Thái Bình Dương đánh giá, ASEAN là minh chứng sống động cho hội nhập và liên kết kinh tế, đồng thời bày tỏ vui mừng được đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế số Hiệp hội. Cơ sở hạ tầng, sản xuất của Google đều hỗ trợ thúc đẩy tiến trình sáng tạo và thu hẹp khoảng cách số trong khu vực.

Ông Scott Beaumont thông tin, trong báo cáo kinh tế hằng năm, Google có góc nhìn lạc quan về tiềm năng khu vực và các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN cũng khẳng định rằng, nền kinh tế số của ASEAN có thể tăng gấp đôi nếu như tận dụng tối đa liên kết và hội nhập.

Dại diện doanh nghiệp Việt Nam, ông Đinh Việt Phương, Tổng giám đốc Vietjet cho biết, doanh nghiệp này luôn tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến để đem đến sự đổi mới cho hàng triệu hành khách và doanh nghiệp. Với sự phát triển nhanh chóng của ứng dụng trí tuệ nhân tạo, Vietjet đã triển khai nhiều giải pháp dựa trên công nghệ này để thay đổi chức năng của ngành hàng không, giúp doanh nghiệp tính toán được nhu cầu chính xác và tiết kiệm nhiên liệu, cũng như tối ưu hóa tài nguyên.

Tại tọa đàm, nhiều doanh nghiệp cũng đã có sáng kiến đóng góp để cùng nhau nắm bắt cơ hội trong thời đại số nhằm xây dựng cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại tọa đàm

Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhất trí với các ý kiến các doanh nghiệp rằng, cùng với chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trở thành xu thế tất yếu, là một động lực tăng trưởng mới cho phát triển nhanh, bền vững, vì tương lai thịnh vượng của ASEAN, khu vực và toàn cầu.

Với Kế hoạch tổng thể số ASEAN 2025, Hiệp hội đã thống nhất cách tiếp cận tổng thể, chiến lược để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện – coi đây là một động lực then chốt để phát triển kinh tế bao trùm và bền vững.

Sự phát triển kinh tế số của ASEAN được thúc đẩy bởi các yếu tố thuận lợi như vị trí địa chiến lược, địa kinh tế, thị trường, sự tăng trưởng kinh tế, mạng lưới liên kết, hợp tác kinh tế và hệ sinh thái kinh tế số ASEAN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam xác định rõ, chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là một định hướng phát triển chiến lược đến năm 2030; với quan điểm xuyên suốt lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và là nguồn lực quan trọng của chuyển đổi số.

Khẳng định Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về chuyển đổi số, Thủ tướng bày tỏ mong muốn cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư ASEAN và các đối tác tăng cường hợp tác, đồng hành và hỗ trợ thúc đẩy 3 lĩnh vực ưu tiên trong phát triển kinh tế số, gồm phát triển ngành công nghệ thông tin, truyền thông; thúc đẩy số hóa các ngành, lĩnh vực gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao năng lực quản trị số, phát triển dữ liệu số.

Thủ tướng bày tỏ niềm tin sâu sắc vào tiềm năng, thế mạnh của ASEAN; sự quyết tâm, đồng lòng của Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, người dân; sự hợp tác, gắn kết chặt chẽ của các đối tác khu vực, quốc tế về một Cộng đồng ASEAN số hóa trong tương lai không xa.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 3 định hướng đột phá nhằm đưa ASEAN trở thành một hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu. Một là, thúc đẩy tiếp cận bình đẳng trong chuyển đổi số, kinh tế số trên nguyên tắc “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”. Hai là, thúc đẩy mạnh mẽ tự lực, tự cường, tự chủ của ASEAN trong chuyển đổi số. Ba là, thúc đẩy cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện trong phát triển kinh tế số của ASEAN.

Khẳng định rằng, phát triển hệ sinh thái kinh tế số ASEAN vững mạnh mang lại lợi ích cho toàn cầu, Thủ tướng đề nghị các đối tác của ASEAN tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ, đồng hành cùng Hiệp hội nói chung và Việt Nam nói riêng trong quá trình chuyển đổi số, nhất là 3 lĩnh vực sau.

Một là, tăng cường hợp tác về chuyển đổi số để góp phần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ số hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ trong các ngành, lĩnh vực để tạo ra động lực tăng trưởng mới.

Hai là, thúc đẩy hợp tác, hỗ trợ về nguồn lực tài chính, tri thức, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực số để ASEAN và Việt Nam tham gia sâu hơn vào các khuôn khổ, cơ chế, các chuỗi cung ứng về chuyển đổi số trong khu vực và trên thế giới.

Ba là, chú trọng xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy định chung về chuyển đổi số trên phạm vi toàn cầu; tăng cường hợp tác nâng cao năng lực quản trị số, bảo vệ người tiêu dùng, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và an toàn dữ liệu.

Nhấn mạnh chuyển đổi số không chỉ là về công nghệ, mà còn là sự thay đổi sâu sắc mang tính toàn cầu, toàn dân, toàn diện, người đứng đầu Chính phủ nói: “Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, cộng đồng doanh nghiệp của ASEAN và các nước đối tác sẽ nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, nỗ lực gắn kết, tự lực, tự cường, tự chủ, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đóng góp quan trọng vào sự phát triển nhanh, bền vững, bao trùm của từng quốc gia thành viên ASEAN, khu vực và thế giới”./.

Minh Anh – Cổng TTĐT Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguồn

Cùng chủ đề

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất 6 gắn kết để hợp tác ACMECS bứt phá

Chiều 7/11, Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 được tổ chức với sự tham dự của Người đứng đầu Chính phủ/Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Hội nghị có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập”.Nhận lời mời của Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone – Chủ tịch Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dẫn...

ASEAN ủng hộ Liên Hiệp Quốc ngăn chặn tin giả, tin sai sự thật

Ngày 5-11, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Ủy ban Các vấn đề chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa (Ủy ban 4) của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 79 đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 17 để thảo luận đề mục 'Các vấn đề thông tin'. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc - Ảnh: TTXVN Phó tổng thư...

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10/2024. Ngân hàng HSBC khẳng định, Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN. Ảnh: Chinhphu.vn Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo...

Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong ASEAN

Đây là nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam được truyền thông quốc tế nêu trong tháng 10.2024. Trong tháng qua, Moody's và Fitch xếp hạng Việt Nam ở mức Ba2 và BB+, cho thấy thế giới tiếp tục chú ý đến sự ổn định của Việt Nam. Các tổ chức kinh tế quốc tế uy tín có những dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam coi trọng phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp với Campuchia

Tiếp Bộ trưởng Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia Huot Hak, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam coi trọng phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài với Campuchia.   Chiều 10/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia Huot Hak dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Thanh tra Vương quốc Campuchia đang...

Tăng cường mối quan hệ truyền thống Việt Nam – Maroc

Thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024, từ ngày 29/5 - 3/6, Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Maroc.    Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm Làng Việt Nam tại Maroc. Ảnh: TTXVN Chuyến thăm lần này của...

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới

(ĐCSVN) - Phấn đấu đến năm 2030, cả nước xoá bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội.   Ảnh minh họa: PV  Ngày 24/5/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ...

Tăng cường giải quyết quyền, lợi ích của người lao động và hoạt động công đoàn

(ĐCSVN) - Theo Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Vì vậy, Thủ tướng đề nghị trong công tác thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần thực hiện tốt "1 nhiệm vụ trung tâm, 3 quan tâm, 5 đẩy mạnh.."   Ngày...

Đề xuất nhóm cơ chế, chính sách đặc thù cho phát triển vùng Trung du và miền núi phía Bắc

(ĐCSVN)- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các địa phương trong Vùng Trung du và miền núi phía Bắc cần đưa ra các chính sách phù hợp với tình hình thực tế; triển khai hiệu quả các chương trình, đề án của Hội đồng điều phối tại tỉnh; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, có phướng án ứng phó với biến đổi khí hậu và triển khai triệt để chuyển đổi số…   Ngày 24/5, tại Phú...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Trợ lực cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và truyền thống của các địa phương. Nhờ sự trợ lực, phối hợp chặt chẽ, liên kết cùng phát triển giữa các tỉnh, thành vùng ÐBSCL và các địa phương các sản phẩm có cơ hội vươn xa hơn, không chỉ thị trường trong nước mà từng bước đi ra thị trường thế giới. Khách hàng tham quan...

Vinamilk – hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp. Bước ra thế giới đầy bản lĩnh Với nhiều kết quả nổi bật trong 2 năm qua, đặc biệt là sự đổi mới nhận diện thương hiệu ấn tượng vào năm 2023, Vinamilk lần nữa được vinh danh Thương hiệu Quốc...

Du lịch nông nghiệp, nông thôn – Xu hướng đang được ưa chuộng

Những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được đầu tư bài bản để phát triển tương xứng tầm tiềm năng và vẫn đang chờ thời cơ, chính sách thích hợp để “cất cánh.”   Du lịch nông nghiệp, nông thôn bao gồm các hoạt động xoay quanh nông nghiệp, người nông dân và cảnh quan nông thôn. Loại hình này cung cấp các trải nghiệm toàn diện, hấp dẫn, mang tính giải trí và giáo dục đang là...

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

AgroViet 2024: 250 gian hàng trong nước và quốc tế tham gia xúc tiến thương mại

Khu gian hàng doanh nghiệp quốc tế tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 có 99 gian hàng đến từ Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mông Cổ, Hàn Quốc, Australia, Nga, Nhật Bản...   Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024) sẽ được tổ chức trong 4 ngày từ 20/11-23/11 tại Trung tâm Triển lãm nông nghiệp, số 489 Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà...

Mới nhất

Ưu đãi vé CGV chỉ từ 84K trên App ngân hàng và Ví VNPAY

Từ nay đến 16/2/2025, hội mê phim có thể đặt vé CGV với giá siêu hời chỉ từ 84K trên các App ngân hàng và Ví VNPAY, tha hồ thưởng thức những “bom tấn” chất lượng. Dù là “bạn mới” hay “bạn thân” đều sẽ được hưởng ưu đãi khi đặt vé xem phim CGV trên các App ngân...

Khơi thông nguồn lực để Đông Nam Bộ “cất cánh”

(ĐCSVN) - Những năm gần đây, các địa phương vùng Đông Nam Bộ đã có sự tăng trưởng, phát triển vượt bậc, toàn diện về kinh tế - xã hội, trở thành vùng kinh tế năng động nhất cả nước. Cùng với sự nỗ lực không ngừng của các địa phương trong Vùng, Trung ương và Chính phủ...

“Giáo dục Thủ đô phải hướng tới nền giáo dục thanh lịch”

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: “Giáo dục Thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, hướng tới giáo dưỡng, tạo nên những công dân Thủ đô thanh lịch, có tầm văn hóa, trách nhiệm xã hội và biết sống hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng. Muốn vậy,...

Thanh Thủy lọt top 20 Hoa hậu Quốc tế 2024

(Dân trí) - Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2024 (Miss International 2024) diễn ra tại Tokyo (Nhật Bản) vào chiều 12/11 (giờ Việt Nam). Đại diện Việt Nam tại cuộc thi tranh tài với 70 người đẹp khác. Mở đầu chung kết, Thanh Thủy và 70 người đẹp trình diễn trang phục dân tộc. Ban tổ chức...

Top 20 trình diễn bikini, đối thủ của Thanh Thủy suýt vấp ngã

Dàn thí sinh trong Top 20 đã có màn trình diễn bikini nóng bỏng trên sân khấu chung kết Miss International 2024 (Hoa hậu Quốc tế) khiến cộng đồng yêu...

Mới nhất