Trang chủDu lịchẨm thựcDù trong hẻm nhưng 3 mẹ con bán luôn đông khách

Dù trong hẻm nhưng 3 mẹ con bán luôn đông khách


Cứ như vậy, suốt gần 15 năm nay, quán bò lá lốt, bò mỡ chài (mỡ chài là tấm màng mỡ mỏng phủ trong khoang bụng chung quanh dạ dày của một số động vật như bò, cừu, heo…) của dì Năm Phượng (tên thật là Nguyễn Thị Phượng, 65 tuổi) vẫn là điểm đến quen thuộc của nhiều khách “ruột”, dẫu giá thành có cao hơn so với mặt bằng chung.

“Ngày đông khách bán 3 tiếng hết!”

15 giờ hơn, dì Phượng cùng các con bắt đầu mở cửa đón khách. Đây cũng là lúc tôi bắt đầu luồn lách qua nhiều con hẻm, men theo đường tàu ghé quán của dì Phượng nằm trong hẻm đường Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhuận).

'Bò lá lốt đường tàu' 80.000 đồng/phần ở TP.HCM: 3 mẹ con bán đắt, bí quyết gì? - Ảnh 1.

Mỗi phần ăn của quán có giá 80.000 đồng.

Vừa tới nơi, mùi bò lá lốt nướng trên than hồng thơm phức tỏa ra, khiến bụng tôi có phần cồn cào. Lập tức, tôi ấn tượng với không gian quán bình yên hướng mặt ra đường tàu. Tôi thầm nghĩ còn gì lý tưởng hơn một buổi chiều hoàng hôn buông xuống, vừa ăn bò lá lốt, vừa nhìn ra “view đường tàu” đặc trưng của quán.

Trong quán, dì Phượng cùng con trai, con gái tất bật chuẩn bị những phần ăn cho khách. Mới mở cửa không lâu, nhưng đều đặn khách ra vào. Thấy tôi, bà chủ nở nụ cười hiền hậu, niềm nở tiếp chuyện.

Dì Phượng cho biết cha mẹ dì hồi xưa làm cho một quán bò có tiếng ở Sài Gòn mở trước năm 1975, nằm trên đường Nguyễn Minh Chiếu (nay là Nguyễn Trọng Tuyển thuộc Q.Phú Nhuận), cách quán hiện tại không xa. Sau này, quán đó nghỉ bán vì chủ sang nước ngoài định cư, cha mẹ bà cũng thôi làm.

'Bò lá lốt đường tàu' 80.000 đồng/phần ở TP.HCM: 3 mẹ con bán đắt, bí quyết gì? - Ảnh 2.

Không gian quán ấm áp.

Nhưng những ngày làm ở quán bò, cha mẹ tôi có học được cách làm các món bò ngon, trong đó có món bò lá lốt, bò mỡ chài này. Ông bà truyền lại cho tôi, chủ yếu nấu ăn trong nhà hay những khi có tiệc, công thức nấu ngon nên ai cũng thích…

Dì Phượng, Chủ quán

Năm 2010, từ công thức của cha mẹ truyền lại, dì Phượng quyết định mở quán bò này để mưu sinh, cũng là theo mong muốn của cha mẹ, dù trước đó, bà cũng bán hủ tiếu ngon có tiếng ở khu vực này. Vậy là quán gắn bó với bà và gia đình suốt gần 15 năm qua, từ đường Nguyễn Văn Trỗi, đến khi chuyển sang địa chỉ mới cách đây không lâu, nhiều khách vẫn tìm tới ủng hộ.

Bà chủ giới thiệu ở quán, đặc trưng với món bò lá lốt, bò mỡ chài, bò nhúng giấm, nướng vĩ… Mỗi phần đều đồng giá 80.000 đồng. Dù giá có phần “chát” so với mặt bằng chung, nhưng dì Phượng nói rằng tiền nào của nấy, khi khách ăn chắc chắn sẽ cảm thấy xứng đáng với số tiền mà họ bỏ ra bởi chất lượng, hương vị của món ăn.

“Những ngày đông khách, nhất là vào cuối tuần, thường quán chỉ bán 3 tiếng là hết rồi. Những ngày thường khách đều đặn, thì bán chậm hơn, thường cỡ 9 giờ tối là nghỉ. Không phải ngẫu nhiên giá cao nhưng khách vẫn ủng hộ quán tôi nhiều năm qua, tất cả là nhờ bí quyết nêm nếm, chất lượng bò…”, bà chủ tâm sự.

[CLIP]: ‘Bò lá lốt đường tàu’ 80.000 đồng/phần ở TP.HCM: 3 mẹ con bán đắt, bí quyết gì?

Truyền nghề cho con kế thừa

Đang đói bụng, tôi gọi một phần bò lá lốt, mỡ chài giá 80.000 đồng. Bà chủ cùng 2 con chuẩn bị tỉ mỉ. Nhìn phần ăn trên bàn, tôi thầm nghĩ rằng với giá tiền bỏ ra, có lẽ là xứng đáng.

Thật vậy, cuộn bò lá lốt, mỡ chài vừa nướng nóng hôi hổi cùng với đồ chua, vài lát khế, chuối chát, rau, giá sống, cho thêm một ít bún, đậu phộng… cuộn lại, chấm ngập vào phần nước mắm nêm đặc trưng của quán, hương vị như bùng nổ trong miệng.

'Bò lá lốt đường tàu' 80.000 đồng/phần ở TP.HCM: 3 mẹ con bán đắt, bí quyết gì? - Ảnh 5.

Món ăn được nêm nếm đậm đà.

Tôi có thể cảm nhận rõ được sự đậm đà trong cách nêm nếm bò lá lốt, bò mỡ chài của bà chủ. Với tôi, hương vị món ăn ở đây xứng đáng đạt điểm 8/10, xứng đáng để ăn nhiều lần. Dì Phượng cũng nói rằng, khi nấu ăn bằng cái tâm dành cho khách, món ăn ắt cũng sẽ ngon.

“Tôi thì đang truyền lại nghề cho các con, hy vọng sau này mình không còn sức làm thì các con kế thừa. Sau này các con cũng có cái nghề mà theo, nuôi sống bản thân”, dì Phượng tâm sự.

Anh Nhật Hào (34 tuổi) chiều chiều cũng dẫn vợ đến quán này ăn. Vị khách cho biết vì nhà gần đây, cũng ăn ở quán này nhiều năm và thấy hợp khẩu vị nên thường ghé ủng hộ.

'Bò lá lốt đường tàu' 80.000 đồng/phần ở TP.HCM: 3 mẹ con bán đắt, bí quyết gì? - Ảnh 6.

Quán nằm ở hẻm 129/12B đường Hoàng Văn Thụ (Q.Phú Nhận).

Anh Hào cho biết điều mà anh thích nhất trong phần bò lá lốt, bò mỡ chài ở đây, chính là sự phối hợp của các nguyên liệu tươi ngon. “Có khi mình cũng đổi gió, gọi phần bò nhúng giấm. Phần này có cái bếp than nhỏ nhỏ, vừa ăn vừa nhìn ra con đường phía trước”, anh cười, nói.



Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Nguyễn Đức Trung làm Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Ông Nguyễn Đức Trung (50 tuổi), Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An vừa được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An (nhiệm kỳ 2020 - 2025) thay cho ông Thái Thanh Quý. Chiều 11.11, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa 19 đã bầu ông Nguyễn Đức Trung, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An (nhiệm kỳ 2020 - 2025). Ông Nguyễn Đức Trung ẢNH: CTV Ông Nguyễn...

Điện thoại, đồng hồ, mắt kính… sẽ được tích hợp AI nhiều hơn

Trình bày tham luận tại ICEBA2024 vào sáng 11.11, ông Nguyễn Phúc Vinh, Giám đốc kỹ thuật cấp cao của Synopsys Việt Nam, cho biết trong tương lai gần, các thiết bị gần gũi sẽ được tích hợp AI ngày càng nhiều. ...

Nga bác tin ông Putin và ông Trump điện đàm

Điện Kremlin cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chưa hề điện đàm như báo chí phương Tây đưa tin. ...

Bài đọc nhiều

Món ‘vũ nữ chân dài’ ở An Giang đắt ngang tôm hùm, khách ăn sạch cả xương

Không chỉ có tên gọi mĩ miều, đặc sản “vũ nữ chân dài” ở An Giang còn hút khách bởi độ giòn, thơm và ngọt thịt, có thể ăn hết cả xương. “Vũ nữ chân dài” là tên gọi khác của món khô nhái. Món ăn này có mặt tại nhiều tỉnh thành miền Tây nhưng phổ biến hơn cả là ở An Giang. Theo người dân địa phương, món khô nhái có xuất xứ từ Campuchia. Khi du nhập vào...

Khách Nhật ăn món nức tiếng Hà Nội, bất ngờ xin lỗi vì phát hiện một điều

Sau khi nếm thử bún chả ở Hà Nội, vị khách Nhật Bản thừa nhận đã sai khi nghĩ Việt Nam chỉ có phở và bánh mì, thậm chí tỏ ra tiếc nuối vì không biết đến món này sớm hơn. Ken (đến từ Nhật, làm trong lĩnh vực kinh doanh) cùng bạn gái là Kanna vừa có chuyến du lịch ngắn ngày tới Hà Nội. Họ dành thời gian trải nghiệm ẩm thực tại Thủ đô. Ken tiết lộ, vì...

Quán xôi gà Bà Chiểu, không có chỗ ngồi lại để ăn vẫn đông khách, bà chủ tốt bụng không ngờ

Giờ tan tầm, những con đường quanh chợ Bà Chiểu náo nhiệt bởi dòng xe tứ phía. Không khí quán xôi gà Bà Chiểu cũng 'nóng' lên như hòa vào nhịp sống ồn ã ấy. ...

5 loại trái cây mùa thu giúp chống ung thư, ổn định đường huyết ở người tiểu đường, còn chế biến được nhiều món...

Quả hồngNhắc đến thức quả mùa thu không thể không nhắc đến quả hồng. Quả hồng không chỉ thơm ngon mà còn...

Bún riêu chỉ tôm khô, cà chua, tóp mỡ và nước lèo như canh bún mà hôm nào cũng sạch nồi

Ngoài ra, tóp mỡ cũng mang lại mùi vị beo béo, độc lạ cho người ăn.Bà Thanh cho biết sự mộc mạc này được truyền từ mẹ bà. Vì bún riêu vốn đã trở thành món ăn quen thuộc với mọi người, nên mẹ bà Thanh muốn một hương vị bún riêu mới lạ hơn, nhưng vẫn giữ nguyên nét dân dã.Một...

Cùng chuyên mục

Ẩm thực bổ dưỡng của người Dao

Dân tộc Dao có nhiều nhóm như Dao đỏ, Dao quần chẹt, Dao lô gang, Dao tiền, Dao quần trắng, Dao thanh y, Dao làn tẻn..., cư trú ở nhiều tỉnh thuộc miền núi phía Bắc. Từ xưa, người Dao rất giỏi trong việc sử dụng các loại cây dược liệu trong rừng để làm thuốc Nam chữa bệnh. Vì vậy, nhiều món ăn, thức uống của người Dao cũng được chế biến như một vị thuốc bổ dưỡng,...

Quán kem xôi, chè Thái 40 năm đông khách của cụ bà U90 ở Hà Nội

Nằm trong khu tập thể cũ ở Hà Nội, với thực đơn chỉ 3 món, quán kem xôi - chè Thái của bà lão U90 Dương Thị An là địa chỉ quen thuộc của nhiều thế hệ thực khách. Bà An năm nay đã 85 tuổi. Quán chè Thái, kem xôi đã đi cùng bà qua nửa đời người, “từ lúc tóc còn xanh tới khi mái đầu bạc trắng”. Hơn 40 năm qua, bà cứ cần mẫn với nồi...

4 món ăn bổ dưỡng dễ làm ấm cơ thể nên tăng cường trong tiết Lập Đông

GĐXH – Lập Đông đến mang theo không khí lạnh, khô nên đòi hỏi con người cần có sự chuẩn bị để thích nghi với cái lạnh. 4 món ăn bổ dưỡng dễ làm ấm cơ thể này nên tăng cường trong tiết Lập Đông. ...

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước tạm chia thành hai miền Nam - Bắc. Để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng miền Nam, hàng vạn cán bộ, bộ đội, học sinh và đồng bào miền Nam đã được Đảng và Bác Hồ đưa ra Bắc. Trong những ngày đầu gian khó, miền Bắc mở rộng vòng tay đón tiếp, san sẻ từng miếng cơm, manh áo, ghi dấu một chặng đường lịch sử đầy nghĩa tình...

Khách Tây thử phở gia truyền ở Hà Nội, hết lời khen ngon, húp cạn cả nước dùng

Lần đầu thử món phở kiểu Bắc ở Hà Nội, hai vị khách Tây bất ngờ vì hương vị thơm ngon với phần nước dùng trong và thanh, dậy mùi đặc trưng từ thịt bò. Adam (đến từ Mỹ) và Kathryn (quốc tịch Canada) là cặp vợ chồng đam mê du lịch và từng đặt chân tới nhiều quốc gia như: Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Mexico, Singapore, Thái Lan, Việt Nam,… Trên kênh YouTube cá nhân có hơn 220.000 lượt...

Mới nhất

Mới nhất