Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Dù thời đại nào thì trường đại học vẫn phải ra hình...

‘Dù thời đại nào thì trường đại học vẫn phải ra hình hài trường đại học’


Hôm nay 1.8, tại ĐH Thái Nguyên, Bộ GD-ĐT tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo thông tư quy định chuẩn cơ sở giáo dục ĐH. Tại tọa đàm, đại diện nhóm chuyên gia tư vấn cho Bộ GD-ĐT xây dựng dự thảo, GS Vũ Văn Yêm (ĐH Bách khoa Hà Nội) đã chia sẻ quan điểm của mình về tiêu chí diện tích đất của trường ĐH.

Phải làm sao để để trường đại học ra trường đại học - Ảnh 1.

GS Vũ Văn Yêm (ĐH Bách khoa Hà Nội), đại diện tổ tư vấn giúp Bộ GD-ĐT xây dựng dự thảo chuẩn cơ sở giáo dục ĐH

Theo dự thảo thông tư quy định chuẩn cơ sở giáo dục ĐH, một trong các tiêu chí của chuẩn là diện tích đất trên một người học chính quy. Cụ thể, diện tích đất trên một người học chính quy, quy chuẩn theo trình độ đào tạo, lĩnh vực đào tạo và vị trí khuôn viên từ năm 2030 không nhỏ hơn 25 m2 tính theo mỗi địa phương mà cơ sở đào tạo có trụ sở, phân hiệu.

Theo GS Vũ Văn Yêm, cơ sở giáo dục ĐH phải có môi trường, hạ tầng khuôn viên, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin và học liệu đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng dạy và học. Để làm nên yếu tố môi trường, hạ tầng khuôn viên xứng đáng với một trường ĐH, trường ĐH cần phải được xây dựng trên một diện tích đủ lớn.

Hiện nay, tiêu chuẩn xây dựng được ban hành từ năm 1985 vẫn còn hiệu lực. Ngoài ra, tháng 5.2021, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Thông tư số 01/2021/TT-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, các văn bản này mới chỉ đưa ra yêu cầu chung chung về các yêu cầu trong xây dựng các công trình. Với dự thảo chuẩn cơ sở giáo dục ĐH, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT dự kiến đặt ra yêu cầu cụ thể về diện tích tối thiểu mà khuôn viên của một trường ĐH cần phải đạt.

GS Yêm cũng cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng dự thảo, về tiêu chí này có 2 luồng quan điểm. Luồng thứ nhất cho rằng, giờ là thời đại chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động đào tạo có thể triển khai trên không gian ảo thì không cần quy định cứng về diện tích đất cho trường ĐH nữa.

Nhưng có một luồng ý kiến khác cho rằng dù thời đại nào đi chăng nữa thì trường ĐH vẫn phải ra hình hài của một trường ĐH; diện tích đủ lớn để không chỉ có mặt bằng triển khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, mà còn để cho sinh viên có không gian trải nghiệm trong môi trường ĐH. Đó không chỉ là nơi học tập mà còn là nơi làm việc chung với bạn bè, là nơi các em trải nghiệm các hoạt động giao lưu, văn hóa, thể thao

“Cá nhân tôi ủng hộ quan điểm thứ 2. Trong giới quản lý giáo dục ĐH, rất nhiều người đã từng đến làm việc, tham quan ở các trường ĐH nước ngoài nhiều lần, đều được thấy khuôn viên của họ rất thoáng, rộng hàng trăm héc ta. Còn chúng ta thì các trường ĐH nhìn chung rất bé, rất ít trường ĐH có khuôn viên đạt được tính chất môi trường sư phạm. Chúng tôi không kỳ vọng các trường ĐH của chúng ta rộng hàng trăm héc ta, mà chỉ dám đề xuất 25 m2/sinh viên, vì còn tính đến yếu tố khả thi”, GS Yêm chia sẻ.

GS Yêm cũng cho biết tiêu chuẩn này không cào bằng mà có hệ số theo từng lĩnh vực đào tạo. Trong đó, các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng có hệ số cao nhất là 1,5; nghệ thuật, thú y, sức khỏe hệ số 1,2; thấp nhất là các lĩnh vực đào tạo thuộc khối khoa học xã hội, kinh doanh, quản lý, dịch vụ… với hệ số là 0,8.

GS Yêm nói: “Với các trường ĐH công lập, Nhà nước, cụ thể là các địa phương, bộ, ngành (có ĐH công) cần phải có trách nhiệm đầu tư để đạt được chuẩn này”.



Source link

Cùng chủ đề

Trình Quốc hội xếp lương nhà giáo cao nhất, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm

Sáng 9.11, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự án luật Nhà giáo, đề xuất nhiều chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu cho nhà giáo. ...

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với giáo viên

Bộ GD-ĐT quyết định bỏ các quy định liên quan việc thi thăng hạng đồng thời bổ sung các quy định cụ thể hơn về quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nối cánh tay bị đứt lìa do tai nạn lao động

Các bác sĩ vừa thực hiện phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp, nối thành công cánh tay bị đứt lìa của nam công nhân do tai nạn lao động. ...

TP.HCM phân công sinh viên xuất sắc về dạy tại trường chuyên

Sở GD-ĐT TP.HCM đã thông tin về việc phân công nhiệm sở cho ứng viên trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của thành phố từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ năm 2024. ...

Mùa nào mặc cũng đẹp khi biến hóa trang phục với tông đen

Dù ở thời điểm nào trong năm, từ xuân, hạ, thu đến đông, trang phục tông đen không...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm, tiến sĩ giáo dục có thể nghỉ muộn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một trong những vấn đề mới quy định tại dự thảo luật này so với các quy định hiện hành là chính sách tiền lương, chế độ nghỉ hưu của nhà giáo. ...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội loạt chính sách mới về lương, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu rõ so với quy định hiện hành, dự Luật Nhà giáo có nhiều chính sách mới về tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu với nhà giáo. Sáng 9-11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Cùng chuyên mục

Sinh viên ‘đua’ làm thêm lấy kinh nghiệm xin việc

Trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường lao động, nhiều sinh viên đã chủ động xây dựng và phát triển hồ sơ cá nhân, tích cực cọ xát công việc thực tế từ khi còn đi học để tăng khả năng cạnh tranh xin việc sau này. ...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Chủ đề cuộc thi UPU lần thứ 54 hay nhất trong 10 năm qua

Tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ, đối với ông, chủ đề cuộc thi năm nay hay nhất trong 10 năm qua. Ngày 11/11, chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Phạm Tấn Ngọc Thụy cho hay, cuộc thi viết thư quốc tế UPU là một sân chơi ý nghĩa, bổ ích,...

TP.HCM phân công sinh viên xuất sắc về dạy tại trường chuyên

Sở GD-ĐT TP.HCM đã thông tin về việc phân công nhiệm sở cho ứng viên trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của thành phố từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ năm 2024. ...

Dự thảo Luật Nhà giáo cần ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào ngành Sư phạm

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, nhiều ĐBQH cho rằng, chính sách nhà giáo cần ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào ngành Sư phạm. ...

Về những điều cấm chạnh lòng

Quốc hội vừa thảo luận về những điều cấm giáo viên không được làm, đặc biệt là cấm giáo viên nhận tiền của người học. Nhiều người coi trọng nghề giáo cũng băn khoăn: Nên hay không nên cấm và cấm thế nào? Trong...

Mới nhất

Diễn biến không khí lạnh nhiều bất ngờ từ nay đến tháng 12

Dự báo, từ 11/11-10/12, bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông khả năng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Đặc biệt, không khí lạnh ở khu vực Bắc Bộ sẽ hoạt động yếu hơn. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra nhận định xu thế khí hậu thời hạn tháng...

Phát hành tem bưu chính kỷ niệm 100 năm sinh tác giả ‘Đoàn Vệ quốc quân’

Bộ tem bưu chính ‘Kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (1924 - 2015)’ gồm 1 mẫu vừa được Bộ TT&TT phát hành. Hình ảnh chính của mẫu tem là chân dung nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu cùng tác phẩm ‘Đoàn Vệ quốc quân’ của ông. Ngày 11/11, nhằm tri ân những cống hiến to lớn của...

Cô gái ở Hà Nội ngồi cà phê vẫn kiếm… nghìn USD mỗi tháng

(Dân trí) - Đồng hồ điểm 8h, trong khi bạn bè đồng trang lứa phải chen chúc trên đường để kịp đến công ty, Mai Anh (28 tuổi, sống tại Hà Nội) mới bắt đầu thức dậy. Địa điểm làm việc của cô là ở những quán cà phê. Ngồi cà phê làm việc vẫn kiếm hơn 1.000 USD mỗi...

Tuổi trẻ Lâm Đồng thực hiện nhiều hoạt động vì cộng đồng mừng lễ hội lớn

TPO - Chào mừng Festival Hoa Đà Lạt năm 2024, các cấp bộ Đoàn tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều hoạt động như vệ sinh môi trường, chỉnh trang đô thị, cạo xóa biển quảng cáo sai quy định, trồng mới và chăm sóc cây xanh tạo cảnh quan khu vực đô thị, nông thôn,... ...

Mới nhất