Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngDự thảo Luật PPP cho phép tùy điều kiện địa phương để...

Dự thảo Luật PPP cho phép tùy điều kiện địa phương để chọn cơ chế BT phù hợp

Lý giải vì sao hợp đồng BT tại Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sửa đổi có khác biệt so với quy định tại Luật Thủ đô và các Nghị quyết thí điểm.

Dự thảo Luật PPP cho phép tùy điều kiện địa phương để chọn cơ chế BT phù hợp

Lý giải vì sao hợp đồng BT tại Dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sửa đổi có khác biệt so với quy định tại Luật Thủ đô và các Nghị quyết thí điểm.

Chiều nay, 6/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Trước đó, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật PPP sửa đổi, một số đại biểu Quốc hội đặt vấn đề nội dung quy định về loại hợp đồng BT tại dự thảo Luật đang có sự khác biệt so với quy định tại Luật Thủ đô và các nghị quyết thí điểm.





Tập đoàn Vingroup mới có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng BT. 

Trong báo cáo giải trình gửi đại biểu Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ: “Quy định của dự thảo Luật được xây dựng nhằm áp dụng chung trên cả nước và cũng có tính đến các yêu cầu, điều kiện đặc thù tại các địa phương”.

Hiện nay, Quốc hội đã cho phép 3 địa phương được thí điểm triển khai loại hợp đồng BT, gồm TP.HCM, Hà NộiNghệ An. Cách thức triển khai hợp đồng BT tại 3 địa phương này không giống nhau.

TP.HCM được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng tiền (sử dụng ngân sách Thành phố), không hạn chế lĩnh vực áp dụng.

Nghệ An được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng tiền (sử dụng ngân sách nhà nước hoặc tiền thu từ đấu giá tài sản công, đấu giá quyền sử dụng đất) đối với một số lĩnh vực (giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống điện chiếu sáng, điện trang trí; bãi đỗ xe; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý ô nhiễm môi trường).

Hà Nội được áp dụng cơ chế BT thanh toán bằng ngân sách thành phố (áp dụng đối với dự án ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, sạch) hoặc thanh toán bằng quỹ đất.

Rõ ràng, Luật Thủ đô và các Nghị quyết đặc thù được xây dựng để đáp ứng yêu cầu, điều kiện đặc thù, phù hợp với bối cảnh cụ thể của từng địa phương.

Dự thảo Luật đang quy định tiếp tục áp dụng loại hợp đồng BT thanh toán bằng tiền và thanh toán bằng quỹ đất, bổ sung loại hợp đồng BT không yêu cầu thanh toán để áp dụng đối với các công trình kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công do nhà đầu tư tự đề xuất đầu tư xây dựng và chuyển giao cho Nhà nước mà không yêu cầu thanh toán chi phí đầu tư xây dựng.

Để bảo đảm đổi mới toàn diện, khắc phục tối đa các bất cập của việc thực hiện loại hợp đồng BT trong giai đoạn trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Chính phủ đề xuất hoàn thiện quy định về loại hợp đồng BT thanh toán bằng ngân sách nhà nước và bằng quỹ đất theo 5 nguyên tắc.

Một là, tổng mức đầu tư công trình BT phải được xác định chính xác, tránh nâng khống giá trị công trình;

Hai là, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, không áp dụng chỉ định thầu;

Ba là, cơ chế thanh toán cho nhà đầu tư (bằng đất, bằng tiền) phải được xác định cụ thể, rõ ràng, minh bạch ngay từ giai đoạn lập dự án;

Bốn là, cơ chế quản lý hợp đồng phải bảo đảm chặt chẽ, tránh phát sinh lãi trả chậm dẫn đến tăng tổng mức đầu tư;

Năm là, có cơ chế giám sát chặt chẽ, bảo đảm chất lượng công trình khi chuyển giao cho nhà nước.

Đối với các địa phương thực hiện theo Luật Thủ đô và các Nghị quyết đặc thù, dự thảo Luật đã quy định xử lý chuyển tiếp, cho phép Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Thành phố được xem xét, lựa chọn việc áp dụng quy định đặc thù hoặc quy định của Luật nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và tránh xáo trộn việc triển khai dự án của các địa phương.

Đặc biệt, Bộ cũng giải trình rõ, quy định về loại hợp đồng BT thanh toán bằng quỹ đất đã được hoàn thiện nhằm khắc phục tối đa các bất cập của giai đoạn trước theo các nguyên tắc. Gồm, tổng mức đầu tư công trình BT phải được xác định chính xác, tránh nâng khống giá trị công trình; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, không áp dụng chỉ định thầu; vị trí, diện tích, giá trị dự kiến của quỹ đất thanh toán phải được xác định cụ thể, rõ ràng, minh bạch ngay từ giai đoạn lập dự án; cơ chế quản lý hợp đồng phải bảo đảm chặt chẽ, tránh phát sinh lãi trả chậm dẫn đến tăng tổng mức đầu tư; có cơ chế giám sát chặt chẽ, bảo đảm chất lượng công trình khi chuyển giao cho nhà nước.

Về ý kiến đề nghị thực hiện rà soát, xử lý vướng mắc đối với các dự án BT chuyển tiếp và tổng kết mô hình BT được áp dụng thí điểm ở một số địa phương trước khi cho phép tiếp tục áp dụng loại hợp đồng này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nếu chờ kết quả xử lý và tổng kết mô hình BT đang áp dụng thí điểm ở một số địa phương có thể sẽ lỡ mất cơ hội phát triển, tận dụng nguồn lực tư nhân ở các địa phương chưa được áp dụng cơ chế đặc thù.

Trước đó, Tờ trình số 675/TTr-CP ngày 18/10/2024, Chính phủ đã báo cáo về quá trình thực hiện, kết quả đạt được và tồn tại, bất cập của loại hợp đồng BT.

Chính phủ đánh giá mặc dù còn tồn tại một số bất cập nhưng các dự án BT được thực hiện trong giai đoạn trước vẫn có các đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng các địa phương, các dự án đối ứng cũng góp phần cái thiện cơ sở hạ tầng về nhà ở, dịch vụ. Do vậy, nếu mô hình này được đổi mới toàn diện theo hướng quản lý chặt chẽ thì sẽ khắc phục được tối đa các bất cập.

Đối với các dự án BT chuyển tiếp, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo rà soát, tháo gỡ vướng mắc của theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị và yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Từ năm 1997 đến nay, quy định của pháp luật về loại hợp đồng BT có nhiều thay đổi, đặc biệt là về hình thức thanh toán.

Cụ thể, trước năm 2014, áp dụng cả hai hình thức thanh toán bằng tiền và bằng quỹ đất theo Nghị định 108/2009/NĐ-CP.

Kể từ năm 2014, dừng thực hiện hình thức thanh toán bằng tiền theo Nghị quyết 01 của Chính phủ và Nghị định 15/2015/NĐ-CP;

Kể từ năm 2018, hình thức thanh toán bằng quỹ đất theo cơ chế ngang giá được luật hoá tại Luật Quản lý và sử dụng tài sản công;

Kể từ năm 2021, hợp đồng BT không áp dụng đối với dự án đầu tư mới.

Việc dừng thực hiện dự án BT theo Luật PPP xuất phát từ những bất cập của việc thực hiện loại hợp đồng này, như:  một số dự án không có mục tiêu đầu tư phù hợp, không cần thiết; giá trị công trình BT được xác định không chính xác, đa số dự án có suất đầu tư cao hơn so với dự án sử dụng vốn đầu tư công; việc lựa chọn nhà đầu tư chủ yếu được thực hện thông qua hình thức chỉ định thầu không cạnh tranh; công tác giám sát bị xem nhẹ dẫn đến chất lượng công trình không bảo đảm…

Mặc dù còn tồn tại một số bất cập nhưng theo đánh giá của nhiều Bộ, ngành, địa phương, các dự án BT được thực hiện trong thời gian trước khi Luật PPP có hiệu lực thi hành vẫn có một số đóng góp nhất định trong việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng tại các địa phương, huy động được nguồn lực của khu vực tư nhân, giúp giảm áp lực về vốn đầu tư công. Bên cạnh đó, các dự án đối ứng được thanh toán đầu tư cũng góp phần đáng kể cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng về nhà ở, dịch vụ, hình thành các đô thị mới, khu dân cư mới…

Do vậy, trong tờ trình gửi tới Quốc hội về dự thảo Luật này, Chính phủ đã nhấn mạnh, nếu mô hình này được nghiên cứu kỹ lưỡng để đổi mới toàn diện, khắc phục tối đa những bất cập của giai đoạn trước thì vẫn có thể phát huy được hiệu quả.

Liên quan đến quy định về loại hợp đồng BT, Ủy ban Kinh tế và một số đại biểu Quốc hội đề nghị chỉ quy định tại Luật này những nguyên tắc thực hiện hợp đồng BT và giao Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, cơ chế thanh toán.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tiếp thu ý kiến này và đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định cơ chế thực hiện và thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện hợp đồng BT (bằng ngân sách nhà nước và bằng quỹ đất) để bảo đảm Chính phủ có đủ cơ sở pháp lý quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện dự án BT.





Nguồn: https://baodautu.vn/du-thao-luat-ppp-cho-phep-tuy-dieu-kien-dia-phuong-de-chon-co-che-bt-phu-hop-d229303.html

Cùng chủ đề

TPHCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT trị giá hơn 14.600 tỷ đồng

TPO - Sở GTVT TPHCM đề xuất triển khai 3 dự án giao thông áp dụng loại hợp đồng BT (thanh toán bằng tiền ngân sách trả chậm) theo Nghị quyết số 98. Các dự án này dự kiến sẽ triển khai trong giai đoạn 2026-2030. TPO - Sở GTVT TPHCM đề xuất triển khai 3 dự án giao thông áp dụng loại hợp đồng BT (thanh toán bằng tiền ngân sách trả chậm) theo Nghị quyết...

Phải bỏ việc không làm được thì cấm và cơ chế xin  cho

Sáng 30/10, tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Nội dung này cũng được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ ngay sau đó. Phải bỏ việc “không làm được thì cấm” và cơ chế “xin – cho” Phát biểu tại tổ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch...

Công trình nhà ở, chung cư sai quy hoạch, không có giấy phép xây dựng có thể bị ngừng cung cấp điện nước

(CLO) Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ 1/1/2025 quy định rõ các trường hợp bị ngừng cung cấp điện, nước. ...

Phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô 2024 tới cán bộ, công chức và viên chức

“Do có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù và quy định mới, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần triển khai khối lượng công việc rất lớn và phức tạp. Các cấp, ngành, mỗi cán bộ, công chức của Thành phố phải nắm vững tư tưởng, quan điểm, các quy định cụ thể cũng như mối quan hệ giữa các quy định của Luật", Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu. ...

‘Không hợp pháp hóa các sai phạm trước đây’

TPO - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị tập trung xử lý các vấn đề rất vướng mắc trong thực tiễn và “không hợp pháp hóa các sai phạm trước đây”, đảm bảo tính đồng bộ, đề phòng rủi ro về pháp lý. Sáng nay (10/10), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngăn chặn đầu cơ, trục lợi chính sách

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất tại Kỳ họp thứ tám. Thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Ngăn chặn đầu cơ, trục lợi chính sáchỦy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định...

Bước đột phá về an ninh năng lượng

Tỉnh Thái Bình vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Tokyo Gas (Nhật Bản) và Tập đoàn Trường Thành Việt Nam - liên danh đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình. Dự án được kỳ vọng sẽ là bước đột phá trong lĩnh vực năng lượng sạch. Thái Bình sẵn sàng cho dự án nhiệt điện LNG: Bước đột phá về an ninh năng lượngTỉnh Thái Bình vừa có buổi làm việc với Tập đoàn...

Sắp đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, huyện Hoài Đức

Khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) là nơi ghi dấu của những phiên đấu giá kỷ lục. Trong hai phiên trước đó, mức giá trúng cao nhất được ghi nhận lên tới 133 triệu đồng/m2 và 103 triệu đồng/m2. Sắp đấu giá 32 lô đất cuối cùng tại khu Lòng Khúc, huyện Hoài Đức Khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức (Hà Nội) là nơi ghi dấu của những phiên đấu giá kỷ...

Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án cao tốc TP.HCM

Từ ngày 6/11 đến ngày 31/12/2024, TP.HCM tiến hành khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án cao tốc TP.HCM - Mộc BàiTừ ngày 6/11 đến ngày 31/12/2024, TP.HCM tiến hành khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM...

Ninh Thuận tách thửa đất ở tại Thành phố Phan Rang

Thửa đất ở tại các khu dân cư hiện hữu ven biển tại xã Cà Ná và xã Phước Diêm thuộc huyện Thuận Nam, diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa là 40 m2. Ninh Thuận tách thửa đất ở tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tối thiểu 40 m2Thửa đất ở tại các khu dân cư hiện hữu ven biển tại xã Cà Ná và xã Phước Diêm thuộc huyện Thuận Nam, diện tích đất...

Bài đọc nhiều

Đà Nẵng triển khai dự án Chợ đầu mối Hòa Phước trong năm 2025

Đà Nẵng triển khai dự án Chợ đầu mối Hòa Phước trong năm 2025Dự án Chợ đầu mối Hòa Phước tổng vốn đầu tư 272 tỷ đồng đã được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, sẽ được Thành phố Đà Nẵng triển khai xây dựng trong năm 2025. Sở Xây dựng Thành phố Đà Nẵng vừa trả lời kiến nghị của...

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Sáng ngày 5/11, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã tổ chức hội thảo về tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Mẫu mã sản phẩm vẫn theo “lối mòn” Phát biểu tại Hội thảo “Tư vấn nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã bao bì và đóng gói sản phẩm thủ công mỹ nghệ tăng sức cạnh...

Đề xuất bổ sung thêm 2 ga đường sắt tốc độ cao Bắc

TPO - Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ tỉnh Khánh Hòa đi TPHCM có chiều dài khoảng trên 360km. UBND tỉnh Khánh Hòa đã đề xuất bổ sung thêm 2 ga của đoạn đường sắt này đi qua địa phương, ngoài ga Diên Khánh được quy hoạch trước đó. TPO - Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ tỉnh Khánh Hòa đi TPHCM có chiều dài khoảng trên...

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Cục Hóa chất phổ biến văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý, sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp miền Trung và phía Nam. Chiều 5/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị “Phổ biến Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất...

Doanh nghiệp bất động sản sắp xếp nguồn lực, sẵn sàng cho giai đoạn tăng trưởng mới

(Dân trí) - Theo nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản bắt đầu có chuyển biến tích cực trong những tháng vừa qua, kỳ vọng sẽ khởi sắc hơn trong năm 2025. Động lực thúc đẩy thị trườngTại tọa đàm "Nhận diện thị trường bất động sản cuối năm 2024 và đầu năm 2025" tổ chức tại TPHCM đầu quý IV, các chuyên gia đã đưa ra những nhận định khả quan về thị trường bất động sản (BĐS)...

Cùng chuyên mục

Bước đột phá về an ninh năng lượng

Tỉnh Thái Bình vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Tokyo Gas (Nhật Bản) và Tập đoàn Trường Thành Việt Nam - liên danh đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Thái Bình. Dự án được kỳ vọng sẽ là bước đột phá trong lĩnh vực năng lượng sạch. Thái Bình sẵn sàng cho dự án nhiệt điện LNG: Bước đột phá về an ninh năng lượngTỉnh Thái Bình vừa có buổi làm việc với Tập đoàn...

Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án cao tốc TP.HCM

Từ ngày 6/11 đến ngày 31/12/2024, TP.HCM tiến hành khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) Khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với dự án cao tốc TP.HCM - Mộc BàiTừ ngày 6/11 đến ngày 31/12/2024, TP.HCM tiến hành khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư đối với Dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM...

Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư công

Kon Tum yêu cầu khắc phục triệt để tình trạng “vốn chờ dự án”, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công năm 2025, phấu đấu đến cuối năm 2024 đạt tỷ lệ giải ngân vốn 100%. Kon Tum yêu cầu không để tình trạng “vốn chờ dự án” trong giải ngân đầu tư côngKon Tum yêu cầu khắc phục triệt để tình trạng “vốn chờ dự án”,...

Thống nhất trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

TPO - Chiều tối 6/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Ủy ban Thường vụ thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. TPO - Chiều tối 6/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về chủ trương đầu tư...

6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên

Kế hoạch đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm: 1- Chuyển đổi cơ cấu, mô hình phát triển kinh tế vùng theo hướng tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế; nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối phát triển vùng;  2- Phát triển kết cấu hạ tầng vùng...

Mới nhất

Ngứa hậu môn là bị làm sao và nên làm gì để khắc phục?

Ngứa hậu môn gây nên sự khó chịu nhưng do tâm lý ngại ngùng nên nhiều người không muốn chia sẻ về tình trạng mà mình đang mắc phải. Chỉ khi tìm ra được...

Thông cáo báo chí số 14 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Tư, ngày 6/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười bốn (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Trong phiên buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch...

Nhà sản xuất máy bay Trung Quốc muốn đưa tàu bay thân hẹp bay chặng Côn Đảo

Lãnh đạo Công ty Comac mong muốn cuối năm nay, sản phẩm máy bay thân hẹp sẽ có thể chính thức bay trên bầu trời Việt Nam ở chặng bay Côn Đảo, góp phần tạo thuận lợi trong đi lại cho người dân Việt Nam. ...

Giá vàng thế giới bốc hơi 82 USD/ounce, trong nước giữ nguyên mức 89 triệu đồng/lượng

Đêm 6-11, giá vàng thế giới có lúc giảm tới 82,2 USD/ounce, xuyên thủng ngưỡng 2.700 USD/ounce sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. ...

Xếp học sinh giỏi kế bạn yếu, có giúp nhau cùng tiến bộ?

'Học thầy không tày học bạn' vốn là cách học nhiều giáo viên áp dụng khi xếp học sinh có học lực giỏi...

Mới nhất