Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDự thảo Luật Nhà giáo: Khó vẫn phải làm

Dự thảo Luật Nhà giáo: Khó vẫn phải làm


anhbaitren(5).jpg
Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến dự thảo Luật Nhà giáo đến giữa tháng 7. Ảnh: Quang Vinh.

Tạo thuận lợi cho nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo ghi nhận lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo(GDĐT) quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. Đây sẽ là văn bản xác nhận tư cách nhà giáo do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho người đạt tiêu chuẩn chức danh nhà giáo theo quy định.

Hiện nay, nhà giáo có 2 nguồn là người được đào tạo sư phạm và người học ngành khác có chứng chỉ sư phạm. Quan điểm của Bộ GDĐT là muốn trở thành nhà giáo cần có 3 yếu tố: kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng giảng dạy. Thiếu một trong những yếu tố này đều không thể làm tốt vai trò nhà giáo. Vì vậy, cần được đào tạo nghề và thi để được cấp chứng chỉ.

Theo ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GDĐT, việc chuẩn hóa đội ngũ bằng chứng chỉ nhà giáo cũng đồng thời đem lại thuận lợi hơn cho nhà giáo nếu có những thay đổi trong hoạt động nghề nghiệp. Do chứng chỉ này có giá trị sử dụng toàn quốc nên dù nhà giáo dạy học ở đâu cũng không cần phải thực hiện lại chế độ tập sự, giúp giảm được thủ tục cho nhà giáo trong các trường hợp như thuyên chuyển công tác giữa các cơ sở giáo dục dù trong hay ngoài công lập khi nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia giảng dạy theo nhu cầu của cơ sở giáo dục. Đây cũng là minh chứng đảm bảo đồng đều về chất lượng dạy học và giáo dục giữa các cơ sở giáo dục. Đặc biệt, khi chứng chỉ này được công nhận, dự kiến sẽ điều chỉnh bỏ quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhà giáo hiện nay. Chứng chỉ hành nghề bảo đảm nhiều yêu cầu của hội nhập quốc tế, giúp việc trao đổi nhà giáo giữa các nước được thuận tiện, nhất là việc kiểm soát chất lượng của những người nước ngoài vào hoạt động giáo dục tại Việt Nam.

Liên quan đến việc đối tượng nào được cấp chứng chỉ hành nghề, ông Đức thông tin, tất cả các nhà giáo đã và đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập, tư thục trước ngày Luật Nhà giáo có hiệu lực thi hành sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề không cần trải qua sát hạch. Các nhà giáo được tuyển dụng vào các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục đạt chuẩn nhà giáo sau ngày Luật Nhà giáo có hiệu lực thi hành sẽ phải tham dự kỳ thi sát hạch, nếu đạt yêu cầu của kỳ sát hạch chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Những nhà giáo đã nghỉ hưu nếu có nguyện vọng cũng được cấp chứng chỉ hành nghề để ghi nhận sự cống hiến cho sự nghiệp giáo dục hoặc sử dụng để tiếp tục hoạt động nghề nghiệp.

Khẳng định Luật Nhà giáo chủ trương nhà giáo phải có chứng chỉ hành nghề không phải nhằm tạo sức ép về văn bằng chứng chỉ với nhà giáo mà là để phát triển, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, một nhà giáo có thể có nhiều văn bằng chứng chỉ, vừa có chứng chỉ dạy ở tiểu học, vừa có chứng chỉ dạy ở trung học, có thể cùng lúc làm nhiều việc nếu đủ năng lực.

Đạt được thống nhất cao

Ngày 22/4 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề xuất bổ sung Luật Nhà giáo vào chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2024. Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, đến thời điểm này, Chính phủ, các cơ quan Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều thống nhất cao với nội dung dự thảo luật, thống nhất với sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo, với quan điểm cốt lõi là xây dựng luật để làm căn cứ pháp lý phát triển đội ngũ nhà giáo và không phân biệt nhà giáo trong và ngoài công lập.

Tuy nhiên, do đối tượng tác động của Luật Nhà giáo rất rộng và đa dạng ở các cấp học, các vùng miền… đồng thời phải đảm bảo không chồng chéo, không mâu thuẫn với các nội dung văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến nhà giáo như Luật Công chức, Luật Lao động, Luật Bảo hiểm… nên Bộ GDĐT lắng nghe các ý kiến góp ý và dự kiến Luật Nhà giáo sẽ ban hành những điều cơ bản nhất. Ngoài ra còn phải có các văn bản dưới luật để quy định cụ thể hơn.

Hiện Bộ GDĐT đã tổ chức trên 100 buổi hội nghị, hội thảo, tham vấn khoảng 700.000 ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý các cấp, các chuyên gia, nhà khoa học và xây dựng dự thảo để trình các cấp có thẩm quyền theo quy trình xây dựng văn bản pháp luật.



Nguồn: https://daidoanket.vn/du-thao-luat-nha-giao-kho-van-phai-lam-10280303.html

Cùng chủ đề

băn khoăn về tính công bằng

Không thể có quá nhiều "đặc quyền, đặc lợi" Tại phiên họp thứ 38 của Quốc hội, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thẩm tra sơ bộ của các Ủy ban Quốc hội với Dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: Dự thảo Luật Nhà giáo được kỳ vọng sẽ kiến tạo các chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong bối...

Giữ gìn nhân cách của người thầy

Hai cô giáo đã nhận sai Phản ứng dữ dội của dư luận trước cách hành xử của hai cô giáo nêu trên cho thấy, các cô đã chạm đến giới hạn của đạo đức nhà giáo.  Sự việc bắt đầu bằng việc một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) đã gửi đơn kèm file ghi âm tố cáo cô giáo N.T.V. (giáo viên chủ nhiệm lớp 4B) đã...

Cần tách bạch để xem xét kiến nghị “nhân viên trường học thành nhà giáo”

Nhân viên trường học nhiều tâm tư Khi Dự thảo Luật Nhà giáo được thông tin rộng rãi đến các cơ sở giáo dục trên cả nước, một lần nữa nhân viên trường học (thư viện, thí nghiệm, công nghệ thông tin…) lại chạnh lòng khi thấy mình chưa được quan tâm thoả đáng; cụ thể là không xuất hiện trong Dự thảo Luật Nhà giáo. “Chúng tôi cũng là những người công tác trong trường học, công việc rất...

Chứng chỉ hành nghề được đưa vào dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 17/5, Bộ GDĐT tổ chức toạ đàm với các cơ quan báo chí về dự thảo Luật Nhà giáo.Phát biểu mở đầu, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, đây là tọa đàm đầu tiên với cơ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sức sống mới từ Nhà văn hóa cộng đồng

Vai trò của nhà văn hoá trong đời sống nhân dân, nhất là vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) của huyện Sơn Dương nói riêng ngày càng được khẳng định; tiếp...

Trường Đại học Hạ Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Ngày 13/10, Trường Đại học Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập 13/10 (2014-2024).Với những nỗ lực và kết quả đã đạt được, Trường Đại học Hạ Long đã và...

tuyển dụng viên chức năm 2024

Người đăng ký dự tuyển có đủ các điều kiện sau đây:- Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;- Từ đủ 18 tuổi trở lên;- Có phiếu đăng ký dự tuyển;- Có lý lịch...

Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của trẻ em

56,7% trẻ em được cha mẹ lắng nghe và tôn trọng ý kiếnCon số này được đề cập trong Báo cáo Khảo sát sự tham gia của trẻ em Việt Nam 2024, do Viện Nghiên cứu Quản lý...

Những mốc son lịch sử

1.Những năm đầu tiên ra đời, Mặt trận có các tên gọi khác nhau: Hội Phản đế đồng minh (1930), Phản đế Liên minh (1935), Mặt trận Thống nhất Nhân dân phản đế (1936), Mặt trận Thống nhất...

Bài đọc nhiều

Sau vụ suất ăn Đại học Bách khoa Hà Nội “có vấn đề”, Bộ GDĐT chỉ đạo nóng

Bộ GDĐT vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong việc bảo đảm đủ định lượng, chất lượng bữa ăn và vệ sinh, an toàn thực phẩm cho sinh viên.Theo đó, Bộ...

Xây dựng Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành cơ sở giáo dục có uy tín cao trong khu vực và thế giới

Sáng 12/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đến thăm, dự Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới. Cùng dự lễ khai giảng có Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo một số Bộ...

Hải Phòng cấm các trường ép buộc học sinh học thêm toán tư duy, giáo dục Stem

UBND TP Hải Phòng yêu cầu như vậy trong công văn gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện về việc tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm,hoạt động liên kết giáo dục trong các trường công lập trên địa bàn thành phố.Theo UBND TP Hải Phòng, thời gian qua việc tổ...

Hải Phòng cấm các trường ‘ép’ học sinh học thêm, liên kết giáo dục

Ngày 13/10, UBND TP Hải Phòng cho biết, đã yêu cầu Sở GD-ĐT, UBND các quận, huyện, các sở, ngành, đơn vị tiếp tục chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, phối hợp liên kết giáo dục và việc thu chi trong trường học. Điều này để việc dạy thêm, học thêm, liên kết giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập phát huy hiệu quả thực chất, tạo sự đồng thuận cao của học sinh và...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng cấm các trường ‘ép’ học sinh học thêm, liên kết giáo dục

Ngày 13/10, UBND TP Hải Phòng cho biết, đã yêu cầu Sở GD-ĐT, UBND các quận, huyện, các sở, ngành, đơn vị tiếp tục chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, phối hợp liên kết giáo dục và việc thu chi trong trường học. Điều này để việc dạy thêm, học thêm, liên kết giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập phát huy hiệu quả thực chất, tạo sự đồng thuận cao của học sinh và...

Hàng nghìn học sinh Cố đô Huế đội nón lá cổ vũ “nhà vô địch Olympia”

Trận chung kết chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 là cuộc so tài của 4 nam sinh, gồm Trần Trung Kiên (Trường THPT Lê Hồng Phong, tỉnh Phú Yên với chiến thắng 235 điểm ở cuộc thi quý I); Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT Chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai, chủ nhân vòng nguyệt quế quý...

Mới nhất

Sẽ tiếp tục giảm sâu?

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, giá tiêu trong nước ghi nhận xu hướng đi ngang, giao dịch quanh mốc 143.000 - 145.500 đồng/kg. Mức giá cao nhất được ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu với 145.500 đồng/kg, trong khi giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông ổn định...

Họp tổ chuyên gia thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao...

(MPI) - Nhằm chuẩn bị, hoàn thiện các nội dung trình Hội đồng thẩm định nhà nước, ngày 11/10/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã diễn ra cuộc họp Tổ chuyên gia thẩm định liên ngành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc -...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Thống đốc tỉnh Gunma, Nhật Bản

(MPI) - Quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản đang ở thời điểm hết sức tốt đẹp mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư, trong đó có các doanh nghiệp của tỉnh Gunma; đồng thời cho biết, Việt Nam luôn coi trọng, đánh giá cao các doanh nghiệp Nhật Bản và...

Kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

(MPI) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 455/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long tại cuộc họp Tổ Công tác số 3 về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. ...

Bắt giữ ô tô vận chuyển 12.000 con gà giống lậu ở Quảng Ninh

Ngày 13/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biên giới, tổ tuần tra kiểm soát của Đồn Biên phòng Quảng Đức (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) đã phát hiện, bắt giữ một đối tượng sử dụng ô tô vận chuyển trái phép...

Mới nhất