Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhDự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần bổ sung quy định...

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần bổ sung quy định về dự án lấn biển


VTC News trích đăng ý kiến của Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Đoàn Văn Bình về vấn đề này.

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 80 dự án lấn biển tại 19 tỉnh, thành ven biển, trong đó có những dự án quy mô lớn đã và đang được thực hiện tại các địa phương như Quảng Ninh (Khu đô thị du lịch Hùng Thắng rộng 224 ha; Khu đô thị Hạ Long rộng 248 ha;…); Hải Phòng (Khu công nghiệp Nam Đình Vũ rộng 1.329 ha; Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng 480 ha…); Đà Nẵng (Khu đô thị Đa Phước rộng 210 ha…).

Một số dự án lấn biển làm khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch đã đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả cao, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và cả nước.

Tuy nhiên, sự quan tâm, đầu tư cho lấn biển còn hạn chế, thể hiện rõ nét ở sự thiếu vắng quy hoạch lấn biển trong quy hoạch sử dụng đất của phần lớn các địa phương ven biển, sự thiếu đồng bộ, thống nhất giữa các quy định pháp luật liên quan về lấn biển.

Hiện nay, các vấn đề liên quan tới lấn biển chưa được quy định một cách đầy đủ, có hệ thống trong các văn bản quy phạm pháp luật. Nói cách khác, hành lang pháp lý cho lấn biển chưa đầy đủ, chưa tạo thuận lợi cho việc triển khai và quản lý hoạt động lấn biển.

Chuyên gia cho rằng cần luật hóa hoạt động lấn biển trong quá trình hoàn thiện thể chế. (Ảnh minh họa)

Chuyên gia cho rằng cần luật hóa hoạt động lấn biển trong quá trình hoàn thiện thể chế. (Ảnh minh họa)

Từ việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chúng tôi đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về lấn biển trên tinh thần chung là xây dựng chính sách mở, nhất quán khuyến khích hoạt động lấn biển đảm bảo cân bằng giữa quản lý và kiến tạo trong lấn biển.

Cần luật hóa hoạt động lấn biển trong quá trình hoàn thiện thể chế, nhất là Luật Đất đai sửa đổi và các luật chuyên ngành liên quan khác. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ các quy định giữa Luật Đất đai, Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo về chế độ quản lý, cơ chế giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất sau lấn biển, có tính đến nguồn vốn đầu tư cho dự án lấn biển.

Trên thực tế, các dự án lấn biển yêu cầu vốn đầu tư vô cùng lớn, cần huy động tốt nguồn lực từ khối tư nhân để triển khai có hiệu quả. Do đó cần hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi theo hướng bổ sung quy định về dự án lấn biển bằng nguồn vốn ngoài đầu tư công; dự án lấn biển sử dụng vốn hỗn hợp; dự án lấn biển theo phương thức đối tác công – tư…nhằm tạo khung khổ pháp lý huy động nguồn lực lớn phục vụ hoạt động lấn biển, đồng thời có các chính sách khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân vào các dự án lấn biển.

Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng quy hoạch lấn biển. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang triển khai phê duyệt và công bố quy hoạch tỉnh, thành phố.

Tính đến tháng 12/ 2023, 15/28 tỉnh, thành phố ven biển đã có quy hoạch tỉnh được công bố. Có tới 24 tỉnh, thành phố ven biển không có quy hoạch lấn biển trong đó có những tỉnh, thành phố đã triển khai những dự án lấn biển lớn như Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Các quốc gia có biển đều đặc biệt quan tâm, khuyến khích việc lấn biển phù hợp để mở rộng diện tích, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa)

Các quốc gia có biển đều đặc biệt quan tâm, khuyến khích việc lấn biển phù hợp để mở rộng diện tích, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu. (Ảnh minh họa)

Rất cần đầu tư ngay nguồn lực tốt nhất cho các hoạt động khảo sát tổng thể tất cả các vùng biển có tiềm năng về lấn biển bao gồm đánh giá điều kiện khí hậu thủy văn, tài nguyên ven biển, tác động môi trường, thủy triều, dòng hải lưu, độ sạch của nước, độ lắng đọng của bùn, kết nối sông suối, kết nối hạ tầng, các di sản và vùng đệm, sinh kế của người dân, khối lượng đào đắp, dự kiến cơ cấu sử dụng đất, sử dụng mặt nước, ước lượng giá trị của nền kinh tế biển…

Trên cơ sở kết quả khảo sát, cần xây dựng quy hoạch lấn biển quốc gia, phân vùng, khu vực, khai thác tổng thể không gian ven bờ biển như: đô thị xanh, thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo rộng (AGI); giao thông (sân bay, bến cảng, đường bộ, đường sắt, đường hàng hải…); sản xuất điện xanh (mặt trời, gió, thủy triều, hải lưu); (iv) khai thác tài nguyên (dầu khí…); du lịch nghỉ dưỡng (khách sạn, khu vui chơi, giải trí…); (vi) khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu mậu dịch tự do…; ngư nghiệp (nuôi trồng và đánh bắt hải sản, rong biển, sản xuất muối…)…

Cần quan tâm tới việc hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật lấn biển trên cơ sở học hỏi, cập nhật kinh nghiệm tiên tiến của các nước. 

Lấn biển là vấn đề không mới ở nước ta nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập liên quan cả từ góc độ chính sách, pháp luật và triển khai thực hiện.

Vì thế, nghiên cứu, học hỏi thực tế từ các quốc gia có thế mạnh về lấn biển để tìm kiếm những giải pháp phù hợp, hiệu quả cho Việt Nam khi hoàn thiện chính sách, thể chế liên quan là việc làm hết sức có ý nghĩa giúp phát triển không gian “mặt tiền” vô giá, khai thác bền vững, tối ưu hiệu quả kho báu biển phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, hàng hải của chúng ta.

Theo số liệu thống kê của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) chỉ tính riêng từ năm 2000 đến nay, diện tích lấn biển của thế giới đã đạt tới 2.500km2, tương đương diện tích quốc gia Luxemburg. Hoạt động lấn biển hiện nay đặc biệt phổ biến ở Đông Á, Trung Đông và Đông Nam Á.

Các quốc gia có biển đều đặc biệt quan tâm, khuyến khích việc lấn biển phù hợp để mở rộng diện tích, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu. Nhiều quốc gia lấn biển từ sớm trong lịch sử, một số quốc gia có diện tích lấn biển lớn, giúp gia tăng đáng kể diện tích đất nước.

Đất lấn biển ở các quốc gia thường được quy hoạch, sử dụng cho xây dựng, phát triển các dự án lớn về hạ tầng kỹ thuật hoặc các công trình điểm nhấn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ví dụ lấn biển để xây dựng các đặc khu hành chính – kinh tế, khu kinh tế, khu mậu dịch tự do, khu công nghiệp, cảng biển, sân bay, bãi tắm, công viên, công trình tôn giáo…

Bên cạnh việc mở rộng diện tích, lấn biển còn nhằm kiểm soát mực nước triều, chống triều cường, tăng khả năng thoát lũ hoặc dùng mặt biển làm không gian chứa nước ngọt cung cấp cho dân sinh và phát triển kinh tế ven biển. 

Đoàn Văn Bình(Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS VN)



Nguồn

Cùng chủ đề

Công ty bán khóa học làm giàu báo lỗ, học viên sụt giảm

Công ty CP đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang (VLA) là doanh nghiệp hoạt động đa ngành, trong đó bán khóa học làm giàu là một trong các lĩnh vực chính.Chủ tịch HĐQT VLA chính là diễn giả dạy đầu tư nổi tiếng Nguyễn Thành Tiến - người có cả triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội.Sau khi...

Đào tạo định giá bất động sản cho các hoạt động đầu tư

Trung tâm Phát triển Bất động sản (RED) - Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ tổ chức chương trình đào tạo: “Định giá bất động sản cho các hoạt động đầu tư" từ 27 - 28/7 tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Không thu viện phí các nạn nhân bị thương do bão lũ

Các bệnh viện tại vùng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 không thu viện phí đối với nạn nhân bị thương do bão lũ. Đó là nội dung đáng lưu ý trong công văn Bộ Y tế gửi các bệnh viện trực thuộc, sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc bảo đảm công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lụt. Công văn do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố hơn 13.000 trang sao kê ủng hộ đồng bào bão lũ

  Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đăng tải 13.358 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong ngày 13/9. Chiều 16/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đăng tải 13.358 trang sao kê tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 trong ngày 13/9 qua số tài khoản Ngân hàng Vietcombank 0011001932418. Theo bản đăng tải dài...

Các khoản phí bủa vây tân sinh viên, ‘con đi học cả nhà phải nhịn miệng’

Mùa tuyển sinh năm nay, em Đỗ Bảo Long (18 tuổi, Đắk Lắk) trở thành tân sinh viên Học viện Hàng không Việt Nam. Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu, thông báo trúng tuyển đi kèm số tiền cần phải đóng trước ngày nhập học, nam sinh và gia đình chuyển sang trạng thái lo âu.Theo yêu cầu của trường, trước khi đến nộp hồ sơ nhập học trực tiếp, tân sinh viên phải tạm đóng...

Thiếu tá công an đột tử khi chống lũ trở về

(VTC News) - Sau khi thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, Thiếu tá Trần Đông, Trưởng công an xã Vận Hội trở về cơ quan thì không may đột tử. Đại tá Lê Thị Thanh Hằng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái cho biết, Thiếu tá Trần Đông đột tử tại phòng làm việc lúc 10h ngày 15/9, khi vừa hoàn thành nhiệm vụ chống lũ và khắc phục hậu...

Xác định danh tính nghi phạm nổ súng trong vụ ám sát ông Trump ở Florida

  Các lực lượng chức năng đã bắt giữ và xác định danh tính nghi phạm trong vụ nổ súng được cho là âm mưu ám sát ông Trump ở Florida hôm 15/9. Theo CNN, tay súng được cảnh sát quận Palm Beach xác định danh tính là Ryan Wesley Routh, hơn 50 tuổi. Nghi phạm mang theo một khẩu súng trường AK-47 có gắn kính ngắm và đứng chỉ cách ông Trump khoảng 300-450 mét khi ông Trump đang chơi golf và...

Bài đọc nhiều

Mía đường Sơn La (SLS) trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 200%

CTCP Mía đường Sơn La (Mã: SLS) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 200%. Tương đương mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận được 20.000 đồng tiền cổ tức. Trên thị trường...

Cao su Tân Biên chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 22%

Danh sách cổ đông được chốt vào ngày 8/10 tới, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/10. Cổ tức bằng tiền sẽ được thanh toán tới cổ đông sau đó một tháng, vào ngày 8/11/2024. Cao su Tân Biên dự kiến chi 193,6 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Công ty cổ phần Cao su Tân Biên (mã RTB -...

Malaysia dự kiến đánh thuế mạnh các loại đồ uống có đường

Trang Nikkei Asia đưa tin ngày 15-9 cho biết Malaysia đang có kế hoạch đánh thuế cao hơn với các loại đồ uống có đường, với hy vọng giảm lượng tiêu thụ đường của người dân trong nỗ lực đối phó với bệnh tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm khác.Kế hoạch được Bộ trưởng Y tế Dzulkefly Ahmad công bố...

Áp lực bán gia tăng, VN-Index thủng mốc 1.240 điểm

Sau gần 1 giờ giao dịch trong dưới tham chiếu, sắc xanh le lói trở lại ở các nhóm cổ phiếu trụ cột giúp thị trường dần hồi phục. Thế nhưng chính áp lực bán dâng cao của các nhóm trụ cũng khiến VN-Index bị thủng...

Cùng chuyên mục

Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp khẩn để gỡ vướng hồ sơ đất đai

Đây là văn bản kiến nghị lần thứ ba của Cục Thuế TP.HCM trong vòng một tháng qua về vấn đề này. Trong đó có hai văn bản kiến nghị khẩn.Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp để giải quyết dứt điểm Cụ thể, tại văn bản kiến nghị được gửi đến UBND TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM tổ chức...

Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9

Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9Dù hồi phục khá mạnh so với hai phiên gần nhất, thanh khoản vẫn ở mức thấp. Giao dịch trên thị trường tiếp tục diễn ra ảm đạm và nhiều cổ phiếu lớn giảm sâu khiến các chỉ số biến động chủ yếu trong sắc đỏ. Thị trường chứng khoán giảm điểm...

VN-Index chỉnh sâu dưới 1.240 điểm, khối ngoại tăng mua

Đóng cửa thị trường, VN-Index dừng ở mức 1.239,26 điểm, giảm 12,45 điểm (-0,99%); VN30-Index giảm 12,93 điểm (-1%), về mức 1.281,37 điểm. Áp lực bán càng về cuối phiên càng mạnh hơn khiến chỉ số đại diện sàn giảm sâu hơn trong phiên chiều.   Trước đó, trong...

Mua bảo hiểm cháy nổ nhà xưởng nhưng bỏ quên thiên tai

Cơn bão vừa qua đã để lại những thiệt hại nặng nề cho nhiều doanh nghiệp. Bảo hiểm tài sản trở thành giải pháp quan trọng để giảm thiểu tổn thất, nhưng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn khi yêu cầu bồi thường. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể chuẩn bị tốt hơn khi tham gia bảo hiểm tài sản, đặc biệt là trong bối cảnh thiên tai? Theo luật sư Trương Anh Tú - Chủ...

Mới nhất

Rau củ giàu tinh bột giúp ngăn đường huyết tăng vọt

Nhiều loại rau củ giàu tinh bột như sắn, chuối, củ cải, atisô và khoai mỡ chứa nhiều tinh bột, vitamin, khoáng chất, chất xơ...Tuy nhiên, rau củ giàu tinh bột cũng chứa nhiều carbohydrate và calo hơn so với các loại rau không chứa tinh bột.Khi bạn bị đái tháo đường, cần lưu ý đến lượng đường...

Nhiều tổ chức quốc tế chuyển hàng thiết yếu hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão, lũ

Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chiều 16/9, tại sân bay Nội Bài, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến đã tiếp nhận hàng cứu trợ cho người dân vùng thiên tai từ ông David...

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải

Kinh hoàng khoảnh khắc siêu bão Bebinca đổ bộ vào Thượng Hải.Theo truyền thông Trung Quốc, bão Bebinca với tốc độ gió cực đại lên tới...

Mới nhất