Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chính“Đu” sóng xuất khẩu gạo tăng giá vẫn cần giữ vững chất...

“Đu” sóng xuất khẩu gạo tăng giá vẫn cần giữ vững chất lượng


Một số nước cấm xuất khẩu gạo, cơ hội của gạo Việt đến đâu?

Ngày 29/7, Chính phủ Nga thông báo cấm xuất khẩu gạo cho đến hết ngày 31/12 năm nay. Các trường hợp ngoại lệ là Liên minh Kinh tế Á – Âu, Abkhazia và Nam Ossetia. Bên cạnh đó, nước này vẫn có thể gửi gạo ra nước ngoài vì mục đích nhân đạo.

Đến năm 2030, Việt Nam giảm mục tiêu xuất khẩu gạo còn khoảng 4 triệu tấn
Đến năm 2030, Việt Nam giảm mục tiêu xuất khẩu gạo còn khoảng 4 triệu tấn

Trước đó một ngày, Bộ Kinh tế Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) quyết định dừng xuất khẩu gạo trong 4 tháng. Quy định này có hiệu lực ngay lập tức, áp dụng với tất cả loại gạo.

Các động thái này được đưa ra chỉ một tuần sau khi Tổng cục Ngoại thương (thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ) quyết định dừng xuất khẩu gạo không phải là Basmati (một loại gạo phổ biến tại Nam Á). Thông báo này có hiệu lực ngay lập tức. Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Động thái của các nước diễn ra trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn và sức ép lạm phát làm lung lay nhiều nền kinh tế, biến đổi khí hậu,…. Các nước vì thế phải áp dụng biện pháp chủ động để đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ thị trường trong nước khỏi biến động giá.

Ông Nitin Gupta, Phó Chủ tịch kinh doanh gạo của tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực nông sản Olam Ấn Độ, cho biết: Tác động của El Nino không chỉ giới hạn ở bất kỳ quốc gia nào mà ảnh hưởng đến sản lượng gạo ở hầu hết các nước sản xuất.

Số liệu thống kê cho thấy, giá gạo trắng không thuộc giống basmati tại Ấn Độ đã tăng gần 10% trong tháng 7/2023. Nếu như vào tháng 9/2023, một tấn gạo loại này ở Ấn Độ có giá khoảng 330 USD, thì hiện tại đã lên tới 450 USD. Ấn Độ là quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới hơn 40% xuất khẩu gạo trên toàn cầu.

Xu hướng một số nước tạm cấm xuất khẩu gạo nổi lên đúng vào thời điểm chuỗi cung ứng lương thực thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu, suy thoái kinh tế, hệ lụy đại dịch Covid-19, xung đột chính trị… cũng tạo ra cơ hội cho những nước có tiềm năng xuất khẩu lúa gạo, điển hình như Việt Nam.

Ông Nguyễn Như Cường – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – thông tin, ngành gạo Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn, tuy nhiên dù cơ hội có tốt đến đâu, mục tiêu quan trọng nhất của chúng ta vẫn là đảm bảo an ninh lương thực. Do vậy tùy theo tình hình thị trường, thời điểm, Chính phủ và các Bộ ngành sẽ có sự điều tiết linh hoạt giữa tiêu thụ trong nước – dự trữ – xuất khẩu.

Người đứng đầu Cục Trồng trọt cũng dự báo, năm 2023, xuất khẩu gạo Việt có thể đạt nhiều hơn 7 triệu tấn, còn mức tăng bao nhiêu còn phụ thuộc vào tình hình cụ thể.

Giữ chất lượng để đi đường xa

Cách đây 15 năm (năm 2008), chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên quy mô toàn cầu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có thời điểm lên đến trên 1.000 USD/tấn.

Với những thuận lợi về thị trường, các doanh nghiệp nhận định, năm nay, xuất khẩu gạo có thể mang về trên 4 tỷ USD. “Thời cơ đến ai cũng muốn chớp, tôi hy vọng giá gạo nửa cuối năm 2023 tiếp tục ở mức cao, còn mức tăng thế nào sẽ phụ thuộc vào tình hình thị trường. Với những tín hiệu tích cực, xuất khẩu gạo cả năm 2023 có thể đạt được 4 tỷ USD, thậm chí cao hơn, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long dự báo.

Không phải lo lắng về vấn đề mất an ninh lương thực với lúa gạo, bởi việc đảm bảo nguồn cung trong nước chưa bao giờ là vấn đề so với năng lực sản xuất của nước ta, ông Nguyễn Duy Thuận – Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Lộc Trời cho rằng, mỗi năm chúng ta sản xuất khoảng 42 triệu tấn lúa, trong đó tiêu thụ trong nước chỉ khoảng 14 triệu tấn. Chúng ta chỉ cần lo việc mình bán hết lượng sản xuất ra.

Hiện trên thế giới có tới 55 quốc gia sản xuất gạo, mùa vụ chồng chéo nhau, nước này chưa sản xuất nhưng nước kia đã thu hoạch. Các chuyên gia nhận định, ngành lúa gạo chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như thời tiết, thị trường, chính trị… song do đặc thù mùa vụ ngắn nên giá mặt hàng này có thể tăng rất cao và nhanh, nhưng chu kỳ thường không kéo dài quá lâu.

Ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – khuyến nghị, chúng ta không nên quá kỳ vọng về việc thiếu hụt lúa gạo toàn cầu trong thời gian dài để tìm cơ hội giá tăng giá gạo. Cơ hội nâng giá bền vững chỉ có thể tập trung vào chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, thương hiệu. Đây vẫn phải là chiến lược đường dài cho ngành lúa gạo Việt Nam.

“Có thể nói, giá gạo Việt Nam đang ở trong một chu kỳ tăng khá rực rỡ, tuy nhiên “sóng” này được cho rằng đến nhanh và đi cũng nhanh”, ông Lê Thanh Tùng nhận định.

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, bối cảnh năm 2023 đặt Việt Nam vào vai trò và vị thế đặc biệt là làm sao chúng ta có thể tận dụng tốt cơ hội về giá mà vẫn phải đảm bảo uy tín của nhà cung cấp có trách nhiệm. Khi nhu cầu tăng thì đâu đó người kinh doanh sẽ chạy theo số lượng. Đây là điều cần tránh và nên kiên trì theo hướng chất lượng và thương hiệu để phát triển lâu dài vì sốt giá chỉ có tính chất thời đoạn.

Trong 5 năm gần đây (từ năm 2018 – 2022), xuất khẩu gạo duy trì khối lượng trên 6 triệu tấn và có xu hướng tăng trưởng qua các năm (lần lượt đạt 6,1 triệu tấn, 6,36 triệu tấn, 6,24 triệu tấn, 6,23 triệu tấn và 7,1 triệu tấn) với giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD mỗi năm.

Năm 2022, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 7,1 triệu tấn (tăng 16,3% so với năm 2018), giá trị xuất khẩu đạt 3,45 tỷ USD (tăng 12,7% so với năm 2018). 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 4,38 triệu tấn gạo với trị giá 2,68 tỷ USD.





Source link

Cùng chủ đề

Giá lúa gạo miền Tây sẽ tiếp tục giảm, vì sao?

Nông dân ĐBSCL đang bước vào thu hoạch vụ lúa thu đông muộn và bước vào vụ lúa đông xuân. Tuy nhiên giá lúa gạo đang giảm mạnh nhất trong 19 tháng qua đã làm nhiều người lo lắng. "Quan điểm của sở là...

Xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục mới, mang về 62,5 tỷ USD

ANTD.VN - Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản năm 2024 đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023; xuất siêu tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD , tăng 46,8% . Báo cáo về hoạt động sản xuất năm 2024, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT thông tin, năm 2024 giá trị sản xuất toàn ngành đạt mức tăng trưởng ước đạt 3,3% ,...

Vừa lập ‘cú đúp’ kỷ lục lịch sử, gạo Việt lại có diễn biến bất ngờ

Xuất khẩu gạo Việt Nam vừa lập “cú đúp” kỷ lục lịch sử cả về lượng lẫn giá trị. Thế nhưng, mặt hàng thế mạnh này lại có diễn biến bất ngờ trong những ngày cuối cùng của năm 2024. Báo cáo mới nhất của Bộ NN-PTNT cho thấy, trong năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 9,01 triệu tấn gạo, thu về gần 5,8 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng gạo xuất khẩu chỉ...

Gạo Việt Nam xuất khẩu rớt giá kỷ lục lần đầu tiên sau 2 năm

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo Việt Nam xuất khẩu loại 5% tấm giảm đến 17 USD, chỉ còn 485 USD/tấn. Mức giá khoảng 500 USD/tấn đã 'tạm chia tay' gạo Việt sau gần 2 năm ổn định trên thị trường. ...

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn. Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về sản lượng và giá trị Đồng Tháp - một trong những vựa lúa của Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2024, xuất khẩu gạo ước đạt 1,366 triệu tấn, tăng 157,59%...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điểm tựa cho phận đời khó khăn

Từ lâu, tại Nhà thờ giáo xứ Vườn Xoài (quận 3, TP. Hồ Chí Minh) có một quán cơm 2.000 đồng, đây là địa chỉ quen thuộc dành cho người nghèo, lao động khó khăn. Chỉ với 2.000 đồng tượng trưng Nằm nép mình trong khuôn viên nhà thờ giáo xứ Vườn Xoài (phường 12, quận 3, TP. Hồ Chí Minh), quán cơm 2.000 đồng không ồn ào, không phô trương, quán lặng...

Ấn Độ điều tra tự vệ thép cán phẳng hợp kim

Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim hoặc không hợp kim. Ngày 30/12, theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã ra thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim hoặc không hợp kim (Non-alloy...

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Belarus

Thương vụ Việt Nam tại Belarus có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp các bên kết nối giao thương, thúc đẩy hợp tác kinh tế. Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại Việt Nam - Belarus Năm 1993, hai nước Việt Nam và Belarus ký Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định về việc miễn thị thực cho công dân hai nước đi lại lẫn nhau vì...

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

100 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã từ 30 tỉnh, thành phố trên cả nước cùng quy tụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu. 100 gian hàng đến từ 30 tỉnh, thành phố Tối 27/12, tại số 1 đường BaCu, TP. Vũng Tàu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Sự kiện trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với Làng nghề truyền...

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore là 'cánh tay nối dài' của doanh nghiệp Việt để đưa hàng hóa vào thị trường cũng như hợp tác đầu tư với doanh nghiệp nước bạn. Chức năng, nhiệm vụ của Thương vụ Việt Nam tại Singapore Thương vụ Việt Nam tại Singapore là cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công Thương và là một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Đại...

Bài đọc nhiều

Môi giới bắt tay nhau ép chủ bán nhà giá thấp cho khách

Trước đây chủ nhà rao bán giá nào thì môi giới sẽ báo cho khách mua nhà giá đấy và họ chỉ quan tâm đến hoa hồng chủ nhà dành cho mình. Nhưng hiện nay môi giới còn phải tìm cách để chủ nhà đưa ra mức giá hợp lý nhất với khách hàng nhằm có thể chốt được giao dịch.Anh Nguyễn Văn Hà (một môi giới nhà đất ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ,...

Giá dừa khô 140.000 đồng/chục, nhà vườn sống khỏe

Hiện nay, giá dừa khô tại Bến Tre đang được các thương lái thu mua 140.000 đồng/chục (12 trái), mức giá cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, mở ra cơ hội cho người nông dân các tỉnh ĐBSCL có thể 'sống được với cây dừa'. ...

Những ‘ông lớn’ nào từ Singapore đầu tư 80 tỷ USD vào Việt Nam?

Dòng tiền tỷ USD từ hai quỹ chính phủ Singapore GIC và Temasek GIC là quỹ đầu tư quốc gia của Singapore. Tổ chức này đang đầu tư mạnh vào các thị trường mới nổi như Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam và đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung nổi lên kể từ năm 2018. GIC được ước tính có tài sản khoảng hơn 700 tỷ USD. Gần đây,...

Ô tô điện đang thu hút người dùng, quy mô thị trường Việt 5-7 tỉ USD

Xe điện đang dần trở thành tâm điểm chú ý tại Việt Nam khi nhiều người tiêu dùng chuyển hướng sang các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. Đại học RMIT Việt Nam dự báo thị trường xe điện tại Việt Nam có thể đạt quy mô 5 - 7 tỉ USD. ...

Một số giải pháp để thị trường vốn Việt Nam phát triển hiệu quả hơn

Chia sẻ tại hội thảo “Toàn cảnh thị trường vốn năm 2024 và triển vọng năm 2025”, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch công ty cổ phần Fiingroup (công ty cung cấp dịch vụ tích hợp dữ liệu tài chính, thông tin doanh nghiệp), đã đề cập tới việc thị trường chứng khoán tại Việt Nam chậm phát triển,...

Cùng chuyên mục

Chứng khoán tuần mới: Hai phiên nữa hết năm, cá nhân là nhóm duy nhất bán ròng

Nhà đầu tư cá nhân trong nước là khối duy nhất bán ròng tuần vừa qua, với gần 2.200 tỉ đồng. Động thái này cho thấy tâm lý thận trọng, có phần tiêu cực của nhà đầu tư cá nhân trước các yếu tố rủi ro thị trường chứng khoán cuối năm. ...

Dự báo mới nhất giá vàng năm 2025, vàng miếng SJC có lên lại 90 triệu đồng/lượng?

(NLĐO) - Giá vàng có thể lên mức 3.000 USD/ounce (tương đương khoảng 92 triệu đồng/lượng) trong năm 2025 ...

Hà Nội tổ chức 70 điểm chợ hoa xuân trong dịp Tết

Hà Nội sẽ tổ chức 70 điểm chợ hoa xuân trên toàn TP để phục vụ nhu cầu mua sắm, tham quan, giải trí của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch...

Phê duyệt bổ sung loạt dự án điện sau khi Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm

Chính phủ vừa ký ban hành kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII bổ sung, sau khi Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện và kiểm điểm trách nhiệm đối với sự chậm trễ trong thực hiện. Phó thủ tướng Chính phủ Bùi...

Lên xe công nghệ tới… metro

Tuyến metro số 1 của TP.HCM vừa chính thức được đưa vào hoạt động. Bên cạnh các phương tiện công cộng kết nối với ga tàu, người dân TP.HCM có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ xe 2 hoặc 4 bánh từ ứng dụng gọi xe công nghệ để đến các ga. ...

Mới nhất

Đăk Hà (Kon Tum): Đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8

Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I:...

Hồ Tấn Tài thoát phẫu thuật, được chăm sóc kỹ tại đội tuyển Việt Nam

Gặp chấn thương bất ngờ, nhưng Hồ Tấn Tài vẫn may mắn khi kết quả chụp MRI cho thấy hậu vệ sinh năm 1997 sẽ không phải thực hiện phẫu thuật. Hồ Tấn Tài trong trận thắng Singapore 3-1 đêm 29.12 ảnh: ngọc linh Hồ Tấn Tài trong rủi có may Những phút cuối trên sân Việt Trì đêm 29.12 đã diễn ra...

Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng tầm sản phẩm OCOP

GD&TĐ - Hiện, ĐBSCL đứng thứ 2 về số lượng sản phẩm OCOP (sau vùng Đồng bằng sông Hồng) với trên 2.950 sản phẩm. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nghe các chủ thể giới thiệu về sản phẩm OCOP. Ảnh: Quách Mến   Thời gian qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã tạo được sức hút...

‘Đại dương xanh’ cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trên Zalo

Trong bối cảnh kinh tế biến động, sức tiêu thụ giảm sút và tâm lý trung thành với thương hiệu hoặc sản phẩm của người tiêu dùng Việt Nam ở mức thấp, các doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức. Giữa ‘cơn bão’ thị trường, Zalo với hệ sinh thái các giải pháp cho doanh nghiệp nổi lên như một...

Mới nhất

9 đội tranh 2 vé VCK