Trang chủNewsNhân quyềnDữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người...

Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng

Nhân Ngày Dân số thế giới (11/7), Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam Matt Jackson đã chia sẻ với báo chí về vai trò của dữ liệu toàn diện trong nỗ lực tiếp cận các nhóm yếu thế.

Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng
Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) Matt Jackson. (Ảnh: PH)

Thống kê không chỉ là con số

Năm 2024 kỷ niệm 30 năm Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển (ICPD) – một thỏa thuận mang tính bước ngoặt của 179 quốc gia trong đó có Việt Nam, đặt bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và quyền con người làm trung tâm của sự phát triển.

Trưởng đại diện UNFPA cho rằng, 30 năm trước, khi các nhà lãnh đạo thống nhất thực hiện Chương trình Hành động ICPD, nhiều người trên khắp thế giới đã không được nhìn nhận. Cuộc sống và trải nghiệm của họ không được ghi lại trong bất kỳ dữ liệu nào. Họ không được nhận diện và tiếng nói của họ cũng không được lắng nghe.

“Song, những cải tiến về công nghệ và thu thập, phân tích dữ liệu trong 30 năm qua sẽ hỗ trợ chúng ta đo lường khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khoẻ sinh sản tốt hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể nhận biết được ai được hưởng lợi từ những tiến bộ và đâu là những nhóm người bị bỏ lại phía sau”, ông Matt Jackson nhấn mạnh.

Theo ông Matt Jackson, những tiến bộ đã đạt được cũng như những công việc còn dang dở, sử dụng dữ liệu dân số toàn diện và đáng tin cậy làm kim chỉ nam. Dữ liệu này cho biết rằng trên toàn cầu, nhiều nhóm cộng đồng thấy mình bị mắc kẹt dưới nhiều hình thức: bị gạt ra ngoài lề xã hội và phân biệt đối xử.

Dữ liệu cũng cho thấy việc giảm tỷ lệ tử vong mẹ trên toàn cầu, hỗ trợ tiếp cận các biện pháp tránh thai, hướng tới bình đẳng giới đã có những bước tiến đáng kể nhưng với tiến bộ chưa đồng đều.

“Chính những người này – những người khó tiếp cận nhất và bị bỏ lại sau cùng đang rất cần sự chú ý của chúng ta”, ông Matt Jackson khẳng định.

Theo Trưởng đại diện UNFPA, thống kê không chỉ là những con số, thống kê còn là những câu chuyện về con người. Thống kê nói lên sức khỏe, hạnh phúc, những vấn đề, nỗ lực và hoàn cảnh kinh tế xã hội của mỗi chúng ta. Khi được phân tích, dữ liệu cho thấy chính sách nào phù hợp hay chính sách nào cần phải được điều chỉnh cho phù hợp.

Ông Matt Jackson nói: “Tại xã Đông Phú, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hόa, tôi đã gặp bà Lê Thị Hoa, một tình nguyện viên chăm sóc tại nhà, người đã chia sẻ câu chuyện bản thân hỗ trợ người cao tuổi trong cộng đồng. Bà Hoa được đào tạo thông qua Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau do UNFPA tài trợ.

Bà đã học cách tắm rửa và chăm sóc những người không có khả năng tự chăm sóc bản thân và cả cách thay quần áo cho người bị liệt. Bà dự định tiếp tục giúp đỡ người cao tuổi trong cộng đồng của mình cho đến khi nào còn có thể”.

Hay câu chuyện của Hnhach, một phụ nữ dân tộc Ba Na ở xã Ɖê Ar, tỉnh Gia Lai, đã chia sẻ với UNFPA về vai trò quan trọng của cô đỡ thôn bản trong việc giúp cung cấp thông tin và cách chăm sóc sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cũng như lợi ích của việc sinh con tại bệnh viện cho những người trong cộng đồng.

Ở tỉnh Lai Châu, ông Matt Jackson đã đến thăm một bản dân tộc Mông ở xã Mù Sang, nơi ông nghe được lắng nghe câu chuyện về lý do vì sao người dân chưa muốn sinh con tại các cơ sở y tế. Đó có thể là do khoảng cách từ nhà tới bệnh viện quá xa hoặc do phong tục địa phương là không sinh con trước mặt người lạ.

Trưởng đại diện UNFPA nhấn mạnh, những câu chuyện này chỉ ra tầm quan trọng của dữ liệu dân số đáng tin cậy và toàn diện đối với tương lai của Việt Nam.

Theo đó, dữ liệu được phân tách theo giới tính, dân tộc, độ tuổi, địa điểm và các yếu tố khác là vô cùng cần thiết để không để ai bị bỏ lại phía sau và chuẩn bị tốt nhất cho những sự thay đổi về nhân khẩu học như già hoá dân số nhanh chóng tại Việt Nam hoặc rủi ro từ biến đổi khí hậu.

Dữ liệu cho chúng ta biết nơi mà hệ thống y tế không hoạt động vì mọi người, nêu bật tình trạng thiếu hụt hộ sinh có tay nghề cao hoặc rào cản trong việc tiếp cận các biện pháp tránh thai, dẫn đến tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn vẫn còn cao. Dữ liệu cũng đo lường mức độ phổ biến của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em và mang đến tiếng nói cho nhóm dân số già đang ngày càng tăng nhanh tại Việt Nam.

Dữ liệu toàn diện là chìa khóa để tiếp cận những người bị bỏ lại sau cùng
Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh (thứ 7 từ phải qua); Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson (thứ 5 từ phải qua), Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương (thứ 6 từ phải qua) tham gia điều tra, thu thập thông tin một hộ dân tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. (Ảnh: PN)

Dữ liệu nói về cuộc sống và nói lên hy vọng

Ông Matt Jackson cho biết, vừa qua, Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc đã triển khai hai cuộc điều tra quốc gia quan trọng nhằm cải thiện bộ dữ liệu về dân số và nhà ở của Việt Nam và hiểu rõ hơn về nhu cầu kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số. Dữ liệu tốt hơn giúp tạo ra các chính sách và chiến lược đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân. Dữ liệu cũng cho chúng ta biết nhiều hơn về cuộc sống, hy vọng và kỳ vọng của họ.

Một tín hiệu đáng mừng là nhờ đầu tư, luật mới và sự vận động mạnh mẽ trong 30 năm qua, tỷ lệ tử vong mẹ trên toàn cầu đã giảm 34%. Việt Nam thậm chí đã đạt được tiến bộ tốt hơn khi giảm tỷ lệ tử vong mẹ xuống 46%, nhưng tỷ lệ này vẫn cao gấp ba lần tại các nhóm dân tộc thiểu số so với mức trung bình của cả nước.

“Những thông điệp tích cực, trấn an từ những cô đỡ thôn bản như Hnhach đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong cao ở các bà mẹ thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Dữ liệu cũng cho chúng ta biết rằng trong khi 96% trẻ sơ sinh được sinh ra tại bệnh viện ở Việt Nam được tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế và thiết bị, thì con số này chỉ là 30% đối với các bà mẹ dân tộc thiểu số, cho thấy sự chênh lệch lớn trong việc tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe”, ông Matt Jackson khẳng định.

Trên toàn cầu, số lượng phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại đã tăng gấp đôi lên tới 77% nhưng vẫn còn hơn 250 triệu phụ nữ muốn tránh thai nhưng không sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai là 60%, trong đó nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai chưa được đáp ứng của phụ nữ chưa kết hôn cao gấp bốn lần so với phụ nữ đã kết hôn.

162 quốc gia trong đó có Việt Nam đã thông qua luật chống bạo lực và với Việt Nam là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được sửa đổi và thông qua năm 2022. Tuy nhiên, trên toàn cầu, cứ 3 phụ nữ thì có 1 người, hay tại Việt Nam cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ bị bạo lực do bạn đời trong suốt cuộc đời và phần lớn trong số họ không bao giờ tìm kiếm sự giúp đỡ.

Ông Matt Jackson cho rằng, dữ liệu cung cấp những thăng trầm, tiến độ đạt được và những công việc còn dang dở để đạt được cam kết tại Hội nghị ICPD và Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Nhưng chính những câu chuyện từ những người như bà Hoa từ Thanh Hόa và cô Hnhach từ Gia Lai đã làm cho các con số trở nên có ý nghĩa. Dữ liệu cũng định hướng trọng tâm cho các nỗ lực của chúng ta.

Đối với Việt Nam, theo Trưởng đại diện UNFPA Matt Jackson, những nỗ lực ấy bao gồm: tiếp cận các nhóm dân tộc thiểu số với dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, đảm bảo rằng những người chưa lập gia đình và những người trẻ tuổi có thể tiếp cận với các biện pháp tránh thai, cải thiện các dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực và phá vỡ sự kỳ thị xung quanh bạo lực gia đình, lắng nghe và hỗ trợ tốt hơn cho những người khuyết tật, cộng đồng LGBTQI+, người cao tuổi, người di cư và tất cả các nhóm bị gạt ra ngoài lề.

Những cải tiến tích cực về công nghệ và phân tích dữ liệu cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về những thành công và xác định những nhóm dân số đang bị bỏ lỡ hoặc bỏ lại phía sau.

“Khi chúng ta ưu tiên và lắng nghe dữ liệu toàn diện, phân tách, chúng ta có thể tự tin rằng tất cả hành động của chúng ta sẽ đảm bảo mọi người đều được tính đến. Chúng ta cũng sẽ có thể tiếp cận đến những người bị bỏ lại sau cùng với hy vọng về một tương lai công bằng”, ông Matt Jackson chia sẻ.

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thực hiện Chương trình CPD, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson muốn gửi gắm thông điệp: Hãy cùng cam kết tận dụng dữ liệu đáng tin cậy để giải quyết những thay đổi về nhân khẩu học và thách thức xã hội của Việt Nam, phấn đấu vì một tương lai mà mọi tiếng nói đều được lắng nghe và mọi mạng sống đều được trân trọng.





Nguồn: https://baoquocte.vn/truong-dai-dien-unfpa-du-lieu-toan-dien-la-chia-khoa-de-tiep-can-nhung-nguoi-bi-bo-lai-sau-cung-278103.html

Cùng chủ đề

Hỗ trợ sức khỏe sinh sản, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho phụ nữ giúp doanh nghiệp thành công hơn

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, thu hút và giữ chân những nhân tài, doanh nghiệp nên đầu tư vào những chính sách hỗ trợ sức khỏe sinh sản và phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện

NDO - 30 năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong công tác dân số, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong thời gian qua.   Bà Đào Hồng Lan, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng, Bộ trưởng Y tế, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển phát biểu tại...

UNFPA quan tâm đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam ấn tượng mạnh mẽ về lễ ra quân điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 diễn ra sáng nay (1/7).

Thủ tướng chỉ đạo gỡ “điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06

Sáng ngày 10/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết 1 năm tháo gỡ "điểm nghẽn” trong triển khai Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến giữa điểm cầu Trụ sở Chính phủ tới điểm cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và...

Hải Phòng phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Thành phố Hải Phòng trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đăng ký triển khai đủ 43/43 mô hình điểm của Đề án 06/CP và đã đạt được những kết quả nổi bật.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thị trường bật tăng, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn thứ hai cho Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 21/8/2024 tại thị trường trong nước bật tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.000 đồng/kg.

Giá vàng đã ở tầm cao mới, Fed chắc chắn giảm lãi suất, “đồng tiền không quốc tịch” còn lên giá?

Giá vàng hôm nay 21/8/2024: Giá vàng thế giới liên tục đạt kỷ lục, trong khi khả năng Fed cắt giảm lãi suất cận kề, giá vàng được dự báo còn tăng vọt, thậm chí có thể lập đỉnh chưa từng có vào năm tới.

Moscow kiểm soát thị trấn New-York của Ukraine, Thủ tướng Trung Quốc thăm Nga, bà Kamala Harris sẽ “không bao giờ cúi đầu”

Diễn biến vụ phá hoại đường ống Dòng chảy phương Bắc, đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza, Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ Mỹ, loạt chuyến công du của các nhà lãnh đạo trên thế giới... là một số tin thế giới nổi bật trong ngày.

Sân chơi cho các bạn trẻ đam mê phát thanh

VNtre.vn (VN Trẻ) - Trang thông tin điện tử tổng hợp ứng dụng công nghệ AI thông minh chính thức trở thành nhà bảo trợ truyền thông của Be Proud Tune 2024 (Đại học Kinh tế Quốc Dân), tạo sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên chinh phục đam mê với thanh âm.

Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng về trung tâm giao dịch khí đốt với Nga, dự định thành lập công ty

Ngày 20/8, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Alparslan Bayraktar tuyên bố, Ankara và Moscow không có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến dự án trung tâm khí đốt, dự án này cần thêm thời gian.

Bài đọc nhiều

USAID sẽ nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật ở Quảng Trị

Đây là khẳng định của Giám đốc USAID tại Việt Nam Aler Grubbs nhân chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cùng Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) tại tỉnh Quảng Trị vào ngày 19/8. Thông tin tại buổi làm việc, đại diện NACCET cho biết, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...

Bảo vệ công dân trước “móng vuốt” của tội phạm mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu bật các nỗ lực phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế để tạo lập môi trường di cư an toàn, ngăn ngừa nguy cơ mua bán người trong bối cảnh mới.

Zhi Shan Foundation: Thúc đẩy phong trào đọc sách trong trường học tại Nghệ An

Ngày 19/8, tổ chức Zhi Shan Foundation (Đài Loan, Trung Quốc) phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An và Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) tổ chức tập huấn phát triển phong trào đọc sách trong trường học nhằm giúp các trường trên địa bàn tổ chức hiệu quả hoạt động này tới học sinh. Zhi Shan Foundation trao tặng...

Cùng chuyên mục

USAID sẽ nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật ở Quảng Trị

Đây là khẳng định của Giám đốc USAID tại Việt Nam Aler Grubbs nhân chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cùng Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) tại tỉnh Quảng Trị vào ngày 19/8. Thông tin tại buổi làm việc, đại diện NACCET cho biết, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...

Bảo vệ công dân trước “móng vuốt” của tội phạm mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Phan Thị Minh Giang nêu bật các nỗ lực phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế để tạo lập môi trường di cư an toàn, ngăn ngừa nguy cơ mua bán người trong bối cảnh mới.

Zhi Shan Foundation: Thúc đẩy phong trào đọc sách trong trường học tại Nghệ An

Ngày 19/8, tổ chức Zhi Shan Foundation (Đài Loan, Trung Quốc) phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An và Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Hoàng Mai (tỉnh Nghệ An) tổ chức tập huấn phát triển phong trào đọc sách trong trường học nhằm giúp các trường trên địa bàn tổ chức hiệu quả hoạt động này tới học sinh. Zhi Shan Foundation trao tặng...

Tôn vinh đóng góp của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng vào phát triển đất nước

Ngày 18/8, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Đại hội các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.

Thúc đẩy bình đẳng giới từ những “câu chuyện trong nhà”

Gia đình có vai trò quan trọng trong thúc đẩy bình đẳng và hòa nhập giới, qua đó đóng góp vào nỗ lực bảo đảm bình đẳng giới ở Việt Nam.

Mới nhất

Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Giang nhờ AI sáng tác bài hát cổ vũ ngành giáo dục

TPO - Sáng 20/8, tại Hội nghị tổng kết ngành giáo dục tỉnh Bắc Giang, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn đã nhờ AI sáng tác bài hát cổ vũ ngành giáo dục. Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn...

Dòng tiền đầu tư căn hộ dần chuyển hướng sang phía Đông Bắc Hà Nội

Giữa bối cảnh nguồn cung chung cư nội đô khan hiếm, bất động sản phía Đông Bắc Hà Nội đang nổi lên như một thị trường hấp dẫn, giàu tiềm...

Petrovietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Petrovietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Toàn cảnh cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đồng chí Trần Quang Dũng - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Tập đoàn; đồng chí Phạm Tuấn Anh - Thành viên HĐTV Tập đoàn; đồng chí Phan Tử...

TKV hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững

Bảo vệ môi trường – mục tiêu cơ bản Theo Đề án bảo vệ môi trường vùng than Quảng Ninh giai đoạn đến 2025, định hướng tới 2030, quan điểm bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản trong Chiến lược phát triển bền vững của TKV. Tăng cường bảo vệ...

Trường đại học Fulbright Việt Nam nhận tài trợ 1,5 triệu USD từ Google

Khoản tài trợ này được công bố trong buổi giao lưu của ông Jeff Dean, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Khoa học (Chief Scientist) của Google, nhà khoa học đứng đầu Google DeepMind & Google Research với sinh viên Fulbright và những người đam mê AI (trí tuệ nhân tạo) trên khắp Việt Nam. Khoản tài...

Mới nhất