Trang chủNewsNhân quyềnDu lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học...

Du lịch sinh thái gắn với bảo vệ đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Ba Bể


PV: Thưa ông, xin ông cho biết một số nét đặc sắc nổi bật của VQG Ba Bể, điểm nhấn hấp dẫn du khách trong thời gian qua?

Ông Phạm Văn Nam: Vườn Quốc gia Ba Bể có tổng diện tích tự nhiên là 10.048 ha, là một phức hệ hồ-sông-suối-rừng trên núi đá vôi, từ dốc mạnh đến dốc đứng với nhiều hang động. Vườn Quốc gia Ba Bể là nơi lưu giữ mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đặc trưng cho vùng Đông Bắc Việt Nam và thế giới.

ong-nam.jpg
Ông Phạm Văn Nam – phó Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn)

Trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể là hồ Ba Bể – một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là một hồ nước ngọt tự nhiên trên núi đá vôi lớn nhất Việt Nam, có cơ chế hình thành thuộc loại độc đáo nhất trên thế giới: hồ tự nhiên trên núi đá vôi nhưng không bao giờ cạn nước. Ba Bể là một trong hơn 500 hồ nổi tiếng trên khắp thế giới, là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên quan trọng trên thế giới cần được bảo vệ.

Vườn Quốc gia Ba Bể có tính đa dạng sinh học cao trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Cụ thể, Vườn có 978 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 571 chi, 157 họ của 6 ngành. Nhiều loài quý, hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng như: Tuế lá rộng, Thiết định, Nghiến, Sến mật, Chò chỉ, Hồi núi, Lan hài đốm… Về động vật dã, có 398 loài động vật có xương sống, thuộc 100 họ 35 bộ đặc trưng cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, hệ sinh thái đất ngập nước ở Đông Bắc bộ. Trong đó, có nhiều loài nguy cấp, quý hiếm như: Cu li lớn, Vạc hoa, Cá cóc bụng hoa, Hổ mang chúa, Cá chiên… Vườn Quốc gia Ba Bể đã được công nhận là Vườn Di sản ASEAN năm 2003, Vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar) thứ 1.938 của thế giới năm 2011, Di tích Danh lam thắng cảnh đặc biệt cấp Quốc gia năm 2012.

Khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể có nhiều cộng động dân tộc thiểu số sinh sống vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng. Sự đa dạng về cảnh quan và các giá trị độc đáo của rừng, hồ, hang động cùng với khí hậu mát mẻ quanh năm, đa dạng bản sắc văn hóa đồng bào miền núi đã thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

PV: Thưa ông, Vườn đã triển khai những giải pháp gì để có thể phát huy các giá trị đa dạng sinh học đặc sắc bản địa, giúp người dân nâng cao thu nhập?

Ông Phạm Văn Nam: Trong khu vực của Vườn quốc gia Ba Bể có nhiều cộng đồng dân cư địa phương sinh sống, với trên 3.500 nhân khẩu, khoảng 1.500 hộ gia đình. Chúng tôi nhận thức việc bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ rừng nói riêng cần có sự vào cuộc của người dân. Vậy nên chúng tôi đã vận dụng các chính sách giao khoán, bảo vệ rừng cho cộng đồng địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, thay đổi nhận thức của người dân về lĩnh vực đa dạng sinh học.

Cùng với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các cộng đồng tham gia nhận khoán theo chính sách chi trả dịch vụ môi trường của Nhà nước, VQG đã xây dựng các dự án bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển sinh kế. Cụ thể năm 2017, chúng tôi đã xây dựng dự án phát triển chuỗi cây rau Bò khai – một loại thực vật dây leo trong VQG Ba Bể để làm món ăn đặc sản, phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Sản phẩm phù hợp với khí hậu địa phương, ít bị sâu bệnh nên cho chất lượng tốt và đem lại thu nhập khá cao cho người dân.

anh-5(1).jpg
Hoạt động thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023

Chúng tôi cũng triển khai chuỗi nuôi ong lấy mật với giống ong địa phương. Sản phẩm chủ yếu phục vụ khách du lịch và có giá trị cao, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Hồ Ba Bể có nguồn lợi thủy sản phong phú, sản lượng lớn và tính đa dạng cao. Chúng tôi cũng gắn bảo tồn với sử dụng bền vững các loài sinh vật trong hồ, bằng cách là hướng dẫn người dân quản lý và thực hiện khai thác bền vững. Người dân sử dụng các công cụ truyền thống như chài, lưới, đánh bắt theo kích cỡ và theo mùa, đảm bảo duy trì thường xuyên nguồn lợi thủy sản.

Gần đây, cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành địa phương, VQG Ba Bể cũng vận động 1 phần kinh phí để thả bổ sung cá giống vào hồ, tăng nguồn lợi thủy sản, phục vụ khai thác bền vững.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cùng với những nỗ lực của Ban quản lý Vườn, sự vào cuộc ủng hộ của các cấp chính quyền, cộng đồng địa phương, công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn ngày càng được cải thiện, an ninh lâm nghiệp được đảm bảo. Dù vậy, Vườn Quốc gia Ba Bể cũng còn tiềm ẩn nguy cơ xâm hại tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và tác động của biến đổi khí hậu.

PV: Xin ông cho biết, để giảm các nguy cơ và tận dụng tốt các lợi thế tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, Ban quản lý VQG Ba Bể sẽ triển khai các hoạt động gì trong thời gian tới?

Ông Phạm Văn Nam: Để làm được điều này, một yếu tố rất quan trọng là nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương, học sinh về bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động thực vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, sử dụng khôn khéo bền vững đất ngập nước, bảo vệ môi trường.

Trong thời gian tới, Ban quản lý Vườn Quốc gia Ba Bể sẽ chủ động thực hiện, tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật về các nội dung này. Bên cạnh đó, chỉ đạo Hạt Kiểm lâm tăng cường tuần tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi xâm hại tới cảnh quan thiên nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên.

anh-12.jpg
Vườn quốc gia Ba Bể định hướng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học

Công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện chính sách đầu tư và phát triển rừng đặc dụng cho cộng đồng địa phương sẽ tiếp tục được triển khai tới người dân. Vườn cũng sẽ tổ chức theo dõi, giám sát sự biến động của một số loài động vật thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu.

Để tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Vườn xây dựng các đề xuất triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án bảo tồn và phát triển nguồn gen, các loài động vật, thực vật quý hiếm; chú trọng các mô hình lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học với phát triểnkinh tế-xã hội, du lịch sinh thái địa phương, bảo tồn gắn với sinh kế, dựa vào cộng đồng.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Hết năm 2022, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp tại VQG Ba Bể giảm 64,28% so với cùng kỳ năm trước. Tổng diện tích rừng đặc dụng triển khai thực hiện công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng là hơn 7.140 ha cho 39 nhóm/tổ. Tiến độ triển khai thực hiện các chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng tại 45 cộng đồng thôn bản đều đảm bảo, trong đó, chú trọng hỗ trợ các hạng mục chủ yếu như xây kè nhà họp thôn bằng đá hộc, làm đường sản xuất, sửa nhà họp thôn, xây nhà vệ sinh, hỗ trợ hệ thống đèn đường thắp sáng…

Nhằm mục tiêu hài hòa giữa phát triển và bảo tồn, UBND tỉnh Bắc Kạn đang xây dựng Quy hoạch du lịch danh lam thắng cảnh đặc biệt hồ Ba Bể để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây sẽ là nền tảng thu hút đầu tư để Bắc Kạn sớm trở thành điểm nhấn du lịch sinh thái trên cả nước trong thời gian tới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1352/QĐ-TTg ngày 8/11/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát nhằm gia tăng diện tích, phục hồi, đảm bảo tính toàn vẹn và kết nối các hệ sinh thái tự nhiên; quản lý và bảo tồn hiệu quả các loài hoang dã, các nguồn gen quý hiếm; xây dựng...

Phát triển du lịch Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát gắn với bảo tồn

Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, nằm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên độc đáo của Việt Nam. Được thành lập vào năm 2002 với diện tích trên 18.000 ha, Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát không chỉ là nơi bảo vệ và gìn giữ hệ sinh thái rừng đa dạng mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử quan trọng của dân...

‘Bệ đỡ’ hợp tác xã góp phần giảm nghèo

Nhờ mạnh dạn đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức liên danh liên kết, huyện Yên Thủy (tỉnh Hòa Bình) đã hình thành các hợp tác xã (HTX) về chăn nuôi, trồng trọt… ...

Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

(Tổ Quốc) - Ngày 25/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam tổ chức hội thảo "Phát triển du lịch gắn với bảo tồn đa dạng sinh học - Quảng Nam 2024". ...

Tăng cường hợp tác lĩnh vực văn hoá giữa tỉnh Khăm Muồn (Lào) và tỉnh Quảng Bình

(Tổ Quốc) - Ngày 24/10, tin từ Sở Văn hoá và Thể thao (VH-TT) tỉnh Quảng Bình cho hay: Sở VH-TT tỉnh Quảng Bình và Sở Thông tin, văn Hoá, Du lịch tỉnh Khăm Muồn (nước CHDCND Lào) đã có cuộc hội đàm và thống nhất nhiều nội dung hợp tác...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font từ ngày 9 - 12/11; thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru theo lời mời của Tổng thống...

Chủ tịch nước sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Trước thềm chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan. ...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm Công tác xã hội TP Cần Thơ. Tại buổi làm việc đoàn đã lắng nghe, trao đổi...

Đoàn kiểm tra Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ làm việc tại Kiên Giang

Ngày 8/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang. Những năm qua Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Kiên Giang đã quan tâm công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Mới nhất

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật...

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại...

Phát ngôn ấn tượng tại nghị trường Quốc hội ngày 8/11

Mời quý vị cùng nhìn lại những phát ngôn đáng chú ý tại nghị trường ngày 8/11. Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Thông cáo báo chí số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Sáu, ngày 8/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH) BUỔI SÁNG *...

Mới nhất