Trang chủDi sảnDu lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa.
Thừa Thiên-Huế cơ bản hoàn thành mục tiêu đón khách du lịch năm 2024 từ 3,5-4 triệu lượt khách. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)
Thừa Thiên-Huế cơ bản hoàn thành mục tiêu đón khách du lịch năm 2024 từ 3,5-4 triệu lượt khách. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương.

Đây cũng là năm Thừa Thiên-Huế đăng cai tổ chức Năm du lịch quốc gia, hứa hẹn tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành Du lịch Cố đô dựa trên thế mạnh đặc biệt từ di sản văn hóa.

Kinh đô xưa, trải nghiệm mới

Thừa Thiên-Huế là nơi hiếm hoi còn lưu giữ được hệ thống lớn các cung điện, thành quách và lăng tẩm nguy nga; cũng là địa phương duy nhất ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á có 8 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh ở nhiều hạng mục.

Nhiều người thường nhớ về Huế như một Cố đô cổ kính, trầm buồn, mang đậm dấu ấn thời gian. Tuy nhiên, những năm qua, địa phương đã có nhiều bước chuyển mình, “thay áo” trong mắt du khách bằng cách khai thác hiệu quả di sản, tạo nhiều trải nghiệm mới cho ngành “công nghiệp không khói.”

Sự kiện nổi bật tại Đại nội Huế trong năm 2024 phải kể đến là mở cửa, đón khách du lịch đến thăm Điện Kiến Trung (vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn) và Điện Thái Hòa (cuối tháng 11) sau nhiều năm đại trùng tu, sửa chữa.

Cùng với đó, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024 với hầu hết các sự kiện được tổ chức trong Đại nội Huế đã thu hút hơn 2.500 lượt du khách đến tham quan các di tích, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023, đem về doanh thu bán vé hơn 381,5 tỷ đồng (tính đến ngày 20/11/2024).

Khi đặt chân đến quần thể các di tích, nhiều du khách cảm thấy bất ngờ với nhiều điểm mới.

ttxvn_hue_2.jpg
Du khách chiêm ngưỡng Ngai vàng – Bảo vật Quốc gia ở vị trí trung tâm của Điện Thái Hòa. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

“Đây là lần thứ hai tôi trở lại Huế. Ngoài các điện được trùng tu, tôi thấy có thêm nhiều trải nghiệm số kết hợp thực tế rất hay, giúp du khách hiểu chi tiết hơn về kiến trúc cung đình, lịch sử và các cổ vật được trưng bày. Những trải nghiệm này rất phù hợp xu thế cũng như dễ dàng tiếp cận với giới trẻ hiện nay,” du khách Triều Trang, đến từ Hà Nội, chia sẻ cảm nhận sau khi trải nghiệm check in thông minh qua các bảng gắn chip NFC được mã hóa trước Điện Kiến Trung, Đại nội Huế.

Bên cạnh phát triển phong phú các loại hình du lịch di sản, hoạt động du lịch năm 2024 của tỉnh Thừa Thiên-Huế có nhiều khởi sắc và duy trì được đà phục hồi tích cực thông qua chuỗi hoạt động lễ hội của Festival 4 mùa trải dài trong năm; hình thành và khai thác bộ sản phẩm mang thương hiệu Huế: “Huế – Thành phố Lễ hội,” “Huế – Kinh đô ẩm thực,” “Huế – Kinh đô áo dài Việt Nam”; việc mở cửa tham quan Di tích Hải Vân Quan hay đưa vào vận hành Đoàn tàu du lịch Huế-Đà Nẵng với tên gọi “Kết nối di sản miền Trung”…

Song song đó, địa phương chú trọng quảng bá, xúc tiến du lịch bằng việc tham gia chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch, thu hút đầu tư và thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại với các đối tác hai nước. Lần đầu tiên, Thừa Thiên-Huế lọt top 8 điểm du lịch tiết kiệm nhất châu Á theo xếp hạng của Agoda.

Tổng lượt khách du lịch đến Thừa Thiên-Huế trong năm 2024 ước đạt khoảng 4 triệu lượt, tăng 26% so với năm 2023; trong đó, khách du lịch nội địa khoảng 2,7 triệu lượt, chiếm khoảng 69% và tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8.500 tỷ đồng.

Tuy các con số đã có những thay đổi tích cực nhưng vẫn còn hạn chế khi so sánh với các thành phố lớn Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hà Nội hay thậm chí các địa phương có ngành Du lịch phát triển muộn hơn như Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh

Các nhà quản lý du lịch Huế đều nhìn nhận rằng sản phẩm du lịch của địa phương tuy nhiều nhưng chưa đủ chất, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng. Các dịch vụ cao cấp, khu vui chơi, giải trí, cơ sở lưu trú đạt chuẩn 4-5 sao còn thiếu. Đặc biệt, yếu tố khách quan từ sự biến động ngành hàng không trong 6 tháng đầu năm 2024 đã làm giảm sút số chuyến bay và lượng khách đến địa phương.

“Cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Năm 2025 là năm Huế quyết tâm tăng tốc, bứt phá và về đích, phấn đấu kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm của tỉnh (2021-2025).

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, đặc thù của địa phương; ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có lợi thế, du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa.

Riêng với dịch vụ, du lịch, Huế sẽ phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có lợi thế và giá trị gia tăng cao; huy động nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn với phương châm “Sản phẩm đặc sắc – Dịch vụ chuyên nghiệp – Thủ tục thuận tiện, đơn giản – Giá cả cạnh tranh – Môi trường vệ sinh sạch, đẹp – Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện.”

Đồng thời, tỉnh quảng bá hình ảnh và khẳng định thương hiệu “Huế – Kinh đô xưa trải, nghiệm mới,” “Huế – điểm đến của 8 di sản thế giới,” “Huế – Kinh đô của lễ hội,” “Huế – Kinh đô ẩm thực” và “Huế – Kinh đô áo dài.”

Từ nền tảng thành công của công nghiệp hóa di sản trong năm 2024, du lịch Huế tiếp tục phát huy thế mạnh từ di sản, văn hóa bằng việc mở rộng phát triển các loại hình du lịch di sản gắn với Quần thể di tích Cố đô Huế; đẩy mạnh xã hội hóa các sản phẩm, dịch vụ tại Đại Nội và các điểm di tích trên địa bàn. Tuy nhiên, từ đây cũng đặt ra bài toán cho Huế về câu chuyện vừa khai thác vừa bảo tồn các giá trị di sản.

ttxvn_hue_3.jpg
Điện Kiến Trung là điểm đến hấp dẫn du khách khi khám phá Hoàng cung Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Thanh Bình cho hay tỉnh đã đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét điều chỉnh Luật Di sản, Luật Đầu tư công có thể áp dụng các hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), có cơ chế hợp tác với các doanh nghiệp có nguồn lực nhằm khai thác giá trị di sản, đem đến sản phẩm phục vụ cho sự phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, khái niệm bảo tồn và quản lý theo quy định của luật pháp vẫn là vấn đề ưu tiên.

Di sản văn hóa và du lịch là hai lĩnh vực có sự kết nối chặt chẽ với nhau. Đặc biệt với một địa phương đặc thù như Huế, di sản đã mang lại giá trị lớn, nét riêng cho du lịch Huế và cũng từ nguồn thu du lịch quay trở lại giúp di sản được bảo tồn xứng đáng. Thừa Thiên-Huế đã được Bộ Chính trị định hình con đường phát triển và đi theo định hình đó một cách đúng đắn, hợp lý. Chặng đường phía trước đặt ra cho tỉnh là yêu cầu phát triển hài hòa giữa di sản văn hóa và du lịch cũng như phát huy tối đa giá trị của chúng.

Một giải pháp thời gian qua đã được tỉnh triển khai là xây dựng hình ảnh Huế như một điểm đến xanh thông qua việc đưa vào hoạt động các trạm xe đạp, những chuyến xe điện tham quan quanh thành phố Huế, các điểm di tích; hình thành điểm du lịch giảm rác thải nhựa ở phường Thủy Biều (thành phố Huế).

Theo Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế Nguyễn Văn Phúc, một trong những giải pháp, nhiệm vụ được đặt ra thời gian tới là đẩy mạnh triển khai Chương trình hành động du lịch xanh giai đoạn 2023-2025 theo định hướng “Điểm đến du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện.”

Ngành Du lịch tỉnh phấn đấu trong năm 2025 sẽ thu hút khoảng 4,8-5 triệu lượt khách đến Huế, trong đó khách nội địa chiếm 55-60%. Tổng doanh thu từ du lịch dự kiến khoảng 68.000 tỷ đồng.

Để đạt được những con số này, tỉnh đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ. Trong đó, tỉnh sẽ phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức năm Du lịch Quốc gia 2025; xúc tiến mở đường bay giữa tỉnh và các thị trường trong, ngoài nước như Quảng Ninh, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Phú Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc; hợp tác các hãng lữ hành lớn ở cả thị trường truyền thống, lớn và mới; kết nối khách du lịch tàu biển, khách du lịch thuê nguyên chuyến (charter) bằng tàu bay và tàu hỏa…

Bên cạnh đó, địa phương ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có lợi thế khác biệt là du lịch biển, đầm phá; du lịch cộng đồng, gắn với các làng nghề; du lịch ẩm thực, khám phá văn hóa; du lịch văn hóa tâm linh, khám, chữa bệnh… Tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển theo hướng quản lý, trải nghiệm và quảng bá thông minh; xây dựng hệ thống và số hóa cơ sở dữ liệu số ngành Du lịch.

Khắc phục hạn chế về nhân lực, cơ sở hạ tầng, Thừa Thiên-Huế sẽ hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp kinh doanh du lịch và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường. Các dự án du lịch trọng điểm như Casino Laguna, Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô… và các khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng hay các dự án hạ tầng kết nối giao thông đồng bộ, gắn với phát triển du lịch sẽ được chính quyền địa phương quan tâm gỡ vướng mắc, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa vào sử dụng thời gian tới./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/du-lich-hue-cat-canh-bang-the-manh-di-san-van-hoa-post1002179.vnp

Cùng chủ đề

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển

(Tổ Quốc) - Để di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực vừa phát huy giá trị vừa đóng góp vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, theo các nhà nghiên cứu, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo cơ chế thúc đẩy...

Nghề “làm một ngày ăn cả năm” ở Sa Huỳnh được công nhận di sản văn hóa

(Dân trí) - Nghề làm muối ở Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 14/12, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nghề làm muối Sa Huỳnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Nghề làm muối ở Sa Huỳnh là loại...

Di Sản Làng Sen Tại Nghệ An: Quy Hoạch Gắn Kết Bảo Tồn Văn Hóa Và Phát Triển Du Lịch

Vào sáng ngày 13 tháng 1 năm 2021, tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một sự kiện quan trọng đã diễn ra khi Ủy ban Nhân dân tỉnh công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên. Quy hoạch này đánh dấu bước tiến lớn trong việc...

Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận là tài sản quý giá, nền tảng vững chắc để Quảng Bình tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản, góp phần khai thác, phát triển văn hoá du lịch.   Bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Giám đốc Sở VHTT Quảng Bình thăm, tặng quà CLB Tuồng bội Khương Hà, Hưng Trạch (tháng 11 năm 2022) Ngày 12.12, thông tin từ Sở VHTT tỉnh Quảng Bình cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tìm hiểu thông tin về những biểu tượng của Lễ Giáng sinh

Lễ Giáng Sinh còn gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Christmas, Xmas hay Noel kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời; qua thời gian trở thành ngày lễ quốc tế và được biết nhiều hơn với cây thông, ông già Noel.Đường phố trên khắp thế giới rực rỡ trong không khí chờ đón Giáng sinhThái Lan: Không khí Giáng sinh hiện diện khắp thủ đô BangkokCây thông Giáng sinh độc đáo thắp sáng bầu trời Đà Nẵng Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tim-hieu-thong-tin-ve-nhung-bieu-tuong-cua-le-giang-sinh-post1002537.vnp

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam là dịp để các chủ thể văn hóa, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tự giới thiệu nét đẹp văn hóa. Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh,...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam: ‘Sắc màu hội tụ’ tại đất thiêng Quảng Trị

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị diễn ra từ ngày 13-16/12 tập trung giới thiệu những nội dung có tính tiêu biểu trong bản sắc văn hóa các dân tộc của 16 tỉnh, thành phố. Tối 14/12, tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Quảng Trị (thành phố Đông Hà), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc...

Đường sắt cao tốc Berlin-Paris: Hành trình 8 giờ kết nối hai thủ đô châu Âu

Tuyến đường dài 1.100 km này sẽ hoạt động mỗi ngày một chuyến, đi qua các ga Frankfurt South, Karlsruhe và Strasbourg, với thời gian hành trình 8 giờ. Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Công ty đường sắt quốc gia Đức Deutsche Bahn (DB) đã chính thức đưa vào vận hành tuyến tàu cao tốc trực tiếp nối liền Berlin và Paris từ ngày 16/12, đánh dấu bước tiến mới trong giao thông đường sắt châu Âu....

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Quân ủy Trung ương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân duy trì, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống... Chiều 16/12, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười hai, nhiệm kỳ 2020-2025, nhằm kiểm điểm, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 và...

Bài đọc nhiều

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Nghỉ lễ, trải nghiệm thú vị với tàu điện và di tích xưa

Ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời khi được trải nghiệm tàu điện, dạo quanh phố phường Hà Nội mùa thu với những khu di tích xưa. Người Hà Nội đi tàu Cát Linh - Hà Đông - Ảnh: PHẠM TUẤN Một trong những trải nghiệm của tác giả vào dịp lễ là hẹn cô bạn thân từ thời cấp II đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long sáng 1-9. Trải nghiệm tàu điện, ước được đi lâu hơn Nhân dịp 2-9, gia đình...

Họa sĩ kể chuyện bảo tồn di sản, văn hóa Huế qua tranh

Họa sĩ Võ Thành Thân vẽ các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, giá trị truyền thống của Cố đô Huế, qua đó kêu gọi người trẻ gìn giữ giá trị bản sắc, hồn cốt của dân tộc. Triển lãm Mộng ảnh của họa sĩ Võ Thành Thân vừa được khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, TPHCM. Chia sẻ với VietNamNet, Võ Thành Thân cho biết dành thời gian 3 năm thực hiện các tác phẩm,...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Cùng chuyên mục

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hoá tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên Y A Na Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL vừa ký quyết định số 3981 ghi danh lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội điện Huệ Nam thường tổ chức vào dịp tháng 3...

Họa sĩ kể chuyện bảo tồn di sản, văn hóa Huế qua tranh

Họa sĩ Võ Thành Thân vẽ các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn hóa dân gian, giá trị truyền thống của Cố đô Huế, qua đó kêu gọi người trẻ gìn giữ giá trị bản sắc, hồn cốt của dân tộc. Triển lãm Mộng ảnh của họa sĩ Võ Thành Thân vừa được khai mạc tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San, TPHCM. Chia sẻ với VietNamNet, Võ Thành Thân cho biết dành thời gian 3 năm thực hiện các tác phẩm,...

Nghỉ lễ, trải nghiệm thú vị với tàu điện và di tích xưa

Ngày nghỉ lễ thật tuyệt vời khi được trải nghiệm tàu điện, dạo quanh phố phường Hà Nội mùa thu với những khu di tích xưa. Người Hà Nội đi tàu Cát Linh - Hà Đông - Ảnh: PHẠM TUẤN Một trong những trải nghiệm của tác giả vào dịp lễ là hẹn cô bạn thân từ thời cấp II đi tham quan Hoàng Thành Thăng Long sáng 1-9. Trải nghiệm tàu điện, ước được đi lâu hơn Nhân dịp 2-9, gia đình...

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia

Nhân kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia (2004-2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đặc sắc phục vụ công chúng. Chuỗi hoạt động nhằm giới thiệu đến công chúng một số giá trị di sản văn hoá, từ...

Mới nhất

Gạo biến động nhẹ, lúa tươi có xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá gạo biến động nhẹ, giá lúa tươi có xu hướng giảm. Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động ít với cả gạo và...

Việt Nam lọt top 3 điểm đến ngày càng hấp dẫn du khách Australia

Trang asianaviation.com (Singapore) ngày 16/12 dẫn Báo cáo Xu hướng du lịch tháng 12 của Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy Việt Nam nằm trong top 3 điểm đến du lịch ngày càng hấp dẫn du khách Australia. ...

Chính phủ mới Syria muốn Nga ‘xem xét lại’ hiện diện quân sự

Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem...

Ô tô nổ lốp, nữ tài xế quyết định tông xe vào cổng đường hoa ở Đà Nẵng

Đang lưu thông trên đường thì ô tô bất ngờ nổ lốp, nữ tài xế ở Đà Nẵng quyết định tông xe vào cổng đường hoa để tránh gây tai nạn cho người khác. Khoảng 8h sáng 17/12, bà Đ.T.T.H. (trú quận Sơn Trà) điều khiển ô tô BKS: 43A-737xx lưu thông trên đường Võ Nguyên Giáp (TP Đà Nẵng)...

Bị Houthi tấn công tên lửa, Israel tuyên bố “hết kiên nhẫn”, Mỹ tiến hành không kích

Hôm 16/12, lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công vào khu vực Tel Aviv của Israel. Phiến quân Houthi tiến hành nhiều cuộc tấn công vào Israel cũng như các tàu thương mại ở Biển Đỏ. (Nguồn: Reuters) ...

Mới nhất