Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDu học sinh 'kẹt' trong khủng hoảng nhà ở tại nhiều quốc...

Du học sinh ‘kẹt’ trong khủng hoảng nhà ở tại nhiều quốc gia


Du học sinh 'kẹt' trong khủng hoảng nhà ở tại nhiều quốc gia lớn - Ảnh 1.

Thị trường nhà ở tại nhiều quốc gia đang đứng trước tình cảnh “cung không đủ cầu” vì số du học sinh bùng nổ hậu đại dịch

Năm 2022, các thị trường du học lớn cam kết đầu tư hơn 33,5 tỉ USD để xây dựng nhà ở cho sinh viên (purpose-built student accommodation), trong đó có Anh (7 tỉ USD), Mỹ (6 tỉ USD) và Úc (3 tỉ USD). Tuy nhiên, báo cáo gần đây cho thấy 53% số du học sinh trên toàn cầu đã phải chọn các phòng trọ, nhà cho thuê của tư nhân vì tình trạng khan hiếm phòng trong ký túc xá và nhà ở cho sinh viên, theo trang ICEF Monitor.

Canada: “Bão giá” nhà ở và rủi ro lừa đảo

Theo đài CBS, trong bối cảnh du học sinh phải ráo riết tìm nhà ở tại Canada, nhiều người đã đối mặt với rủi ro bị lừa đảo. Chiêu thức của các đối tượng khá đa dạng, như yêu cầu đặt cọc mới được xem nhà, buộc đóng phí đăng ký không hoàn lại lên đến 200 USD (4,8 triệu đồng) nhưng thực chất không còn chỗ, cho thuê cùng lúc nhiều người hay cung cấp nhà ở có giá “trên trời” nhưng chất lượng kém hơn quảng cáo.

Trước tình trạng trên, chính phủ Canada khuyến cáo sinh viên quốc tế là nạn nhân của lừa đảo liên hệ với Trung tâm Chống lừa đảo Canada hoặc cảnh sát địa phương để trình báo sự việc và nhận hỗ trợ. Để giảm áp lực lên thị trường nhà ở, ông Sean Fraser, Bộ trưởng Nhà ở, cơ sở hạ tầng và cộng đồng Canada, hồi tháng 8 cũng đề xuất hạn chế số du học sinh đến nước này. Ước tính đến năm 2026, Canada sẽ thiếu hụt 120.000 chỗ ở và nước này dự kiến đón 900.000 sinh viên quốc tế vào cuối năm nay.

Mặt khác, dù bắt đầu tìm chỗ ở từ sớm nhưng du học sinh vẫn sẽ khó “an cư” trước khi lên đường du học, vì thống kê hiện nay cho thấy thời gian tìm kiếm chỗ ở trung bình kéo dài đến 3 tháng. Chi phí trung bình được đưa ra là 600 USD/tháng (14,6 triệu đồng), thậm chí đến 700 USD (17 triệu đồng) dù phải ở ghép nhiều người trong căn hộ có 1-2 phòng ngủ.

Du học sinh 'kẹt' trong khủng hoảng nhà ở tại nhiều quốc gia lớn - Ảnh 2.

Ước tính đến năm 2026, Canada sẽ thiếu hụt 120.000 chỗ ở và nước này dự kiến đón 900.000 sinh viên quốc tế vào cuối năm nay

Hơn nữa, tại các thành phố lớn, giá căn hộ một phòng ngủ đã tăng 27% so với cùng kỳ năm trước, ở mức 2.095 USD/tháng (51 triệu đồng). Chưa kể, thủ tục thuê nhà tư nhân hoặc qua đại lý khá rườm rà vì quy định yêu cầu du học sinh cần có người bảo lãnh, mà trong khi chờ hoàn thiện thủ tục thì có khi chỗ ở lại bị người khác thuê.

Úc: 70% chỗ ở mới cũng được cung cấp cho du học sinh

Trong năm 2023, dự kiến sinh viên quốc tế sẽ dùng hết 55% nguồn cung mới về chỗ ở tại Úc. Điều này dấy lên nhiều lo ngại, bởi dữ liệu năm 2022 cho thấy 70% chỗ ở mới cũng được cung cấp cho du học sinh, trong khi người dân Úc liên tục gặp khó trong việc thuê chỗ do lạm phát, lãi suất lẫn giá thuê đều tăng cao.

Nguồn cung nhà ở trong các năm qua tại Úc cũng sụt giảm đáng kể, và xu hướng này sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới. Ước tính chỉ còn 127.500 chỗ ở vào năm 2025, so với 200.000 chỗ ở trước đại dịch. Và chỉ có khoảng 4.979 chỗ ở mới được đưa vào sử dụng trong năm 2023, theo trang The PIE News.

Du học sinh 'kẹt' trong khủng hoảng nhà ở tại nhiều quốc gia lớn - Ảnh 3.

Giá thuê nhà ở Úc đang ở mức cao kỷ lục và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”

Chưa kể, chi phí sinh hoạt, nhất là giá thuê nhà tại Úc đã tăng đến 10-20% và chính thức cán mốc 595 USD/tuần (14 triệu đồng) hồi tháng 7.2023, theo đài ABC News. Ngoài ra, chỉ 10% du học sinh tại Úc có suất trong các ký túc xá của trường, còn lại đều phải thuê ngoài. Điều này gây không ít áp lực cho thị trường nhà ở, khiến nước này có nguy cơ thiếu 252.800 chỗ ở vào năm 2028.

Anh: 91% du học sinh lo sinh hoạt phí tăng

Tương tự Úc và Canada, ước tính Anh sẽ thiếu 620.000 nhà ở cho sinh viên vào năm 2026. Theo trang Times Higher Education, gần 75% nhà ở dành cho sinh viên tại một số trường ĐH hàng đầu ở Anh đã kín chỗ cho năm 2023-2024. Báo cáo của Savills cũng cho thấy quỹ nhà ở cho sinh viên còn khoảng 91.351 chỗ, hoàn toàn không thể đáp ứng nhu cầu của 344.065 sinh viên đang theo học tại các trường tại thủ đô London.

Nhiều người bị buộc thuê nhà cách trường rất xa, chẳng hạn sinh viên ĐH Bristol phải thuê ở Newport cách 50 km, hay sinh viên ĐH Manchester phải ở Liverpool cách 56 km, đài STV News cho hay. Việc di chuyển đường dài bằng phương tiện giao thông công cộng khá tốn kém, và đôi khi sinh viên không kịp giờ học. Thực trạng này khiến nhiều sinh viên quốc tế phải tạm dừng việc học hoặc cân nhắc kế hoạch học tập khác.

Du học sinh 'kẹt' trong khủng hoảng nhà ở tại nhiều quốc gia lớn - Ảnh 4.

Sinh viên quốc tế đang theo học tại Anh gặp khó vì nhà ở còn trống cách trường rất xa

UNIVERSITY OF SOUTHAMPTON

Giá thuê nhà ở cho sinh viên cũng tăng trung bình 30% so với năm 2022, ở mức khoảng 592 bảng Anh/tháng (17,3 triệu đồng). Tại London, chi phí lên đến khoảng 840 bảng Anh (24,6 triệu đồng). Giá thuê nhà tăng gấp nhiều lần so với mức lạm phát khiến áp lực chi trả tiền thuê là không nhỏ với sinh viên, vì các khoản vay chưa thể đáp ứng nhu cầu. Do đó, các chủ hộ cho thuê tư nhân có xu hướng ưu tiên đối tượng người đã đi làm, hoặc cho thuê ngắn hạn hơn là cho sinh viên thuê.

Trước thực trạng này, các trường ĐH Anh đang gấp rút tăng số phòng ký túc xá, nhưng lại gặp khó về ngân sách và nguồn lực. Một số biện pháp tạm thời là hỗ trợ tài chính về nhà ở cho sinh viên nào đáp ứng đủ điều kiện, cải tạo ký túc xá thành phòng hai giường, cung cấp lựa chọn thuê ở ngắn hạn… Tuy nhiên, dù có nỗ lực, các trường cũng chỉ có thể cải thiện phần nào việc cung cấp nơi ở cho sinh viên, thay vì mang đến một trải nghiệm lưu trú đúng nghĩa.

Châu Âu: Khan hiếm nhà ở là tình trạng chung

Không chỉ Anh, nhiều quốc gia châu Âu khác cũng đang “vật lộn” với tình cảnh thiếu nhà ở. Chẳng hạn, Hà Lan vừa công bố kế hoạch hành động quốc gia về mở rộng nguồn cung nhà ở cho sinh viên, lên 60.000 chỗ ở mới đến năm 2030, nhằm giải quyết sự thiếu hụt. Năm 2022, Hà Lan thiếu 27.000 nhà ở cho sinh viên, và con số này có thể tăng đến 45.000 vào năm 2030.

Du học sinh 'kẹt' trong khủng hoảng nhà ở tại nhiều quốc gia lớn - Ảnh 5.

Sinh viên quốc tế tại Hà Lan bắt buộc phải có nhà ở để giữ giấy phép cư trú

Trước đó, chính quyền TP.Amsterdam (Hà Lan) phải kêu gọi các chủ nhà có phòng trống ưu tiên cho sinh viên thuê vì nguồn cung eo hẹp. Đồng thời, thành phố này đang cân nhắc hạn chế tốc độ tăng trưởng du học sinh để giải quyết tình trạng trên. Trường ĐH Amsterdam hàng đầu Hà Lan còn khuyến cáo sinh viên không nên đến học tại đây trừ khi đã tìm được chỗ ở phù hợp.

Chỗ ở đặc biệt quan trọng với sinh viên quốc tế không thuộc khối Liên minh châu Âu tại Hà Lan, do quy định bắt buộc người học phải đăng ký nơi ở với chính quyền thành phố để giữ giấy phép cư trú. Và thực tế là rất nhiều trường ĐH Hà Lan không có ký túc xá nên sẽ không thể hỗ trợ nhà ở cho tất cả du học sinh.

Tại Ireland, tình trạng khan hiếm nhà ở cho sinh viên khiến chính phủ phải vào cuộc với các gói hỗ trợ xây dựng nguồn cung mới. Du học sinh tại Pháp thì có xu hướng chuyển ra sống ở vùng ngoại ô, thay vì tranh giành các căn hộ nhỏ nhưng đắt đỏ trong thành phố. Cụ thể, nhà ở nông trại sẽ được cải tạo lại, chứa tối đa 6 sinh viên, với giá thuê rẻ hơn từ 20-30% so với trong thị trấn hay thành phố lớn.



Source link

Cùng chủ đề

Bí quyết săn học bổng 2025 từ 8 trường đại học hàng đầu Úc (Go8)

Để có cơ hội nhận học bổng từ Go8 - nhóm 8 trường đại học hàng đầu tại Úc, việc tìm hiểu kỹ các điều kiện và chuẩn bị lộ trình du học sớm là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024 có tác động đến quyết định du học Mỹ?

Theo các khảo sát gần đây, du học sinh dù quan tâm đến những ứng viên trong cuộc đua vào Nhà Trắng song phần lớn cho rằng kết quả bầu cử Mỹ không ảnh hưởng đến việc chọn điểm đến này. ...

Anh tăng học phí đại học sau 8 năm

Chính phủ Công đảng Anh vừa công bố quyết định tăng học phí đại học tại Anh lần đầu tiên sau 8 năm, trong bối cảnh các trường đại học đang đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính nghiêm trọng. Theo công...

New Zealand đặt kế hoạch phục hồi số du học sinh hậu Covid-19, vào năm 2025

Theo các chuyên gia, ngành giáo dục quốc tế của New Zealand có thể phục hồi số lượng tuyển sinh như mức trước đại dịch vào năm 2025 sau giai đoạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Từ năm 2025, nhiều ĐH hàng đầu Úc tăng học phí 3-7% với du học sinh

Ngân sách công dành cho giáo dục ĐH giảm, số du học sinh ứng tuyển ít hơn trước, chi phí tăng là một số lý do khiến nhiều trường Úc chọn tăng học phí hay cắt giảm nhân sự. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh, không thu hộ, giữ hộ khoản tiền này. ...

Hóa thân thành cô nàng cá tính với mũ lưỡi trai

Chiếc mũ lưỡi trai không chỉ là một món đồ che nắng mà còn là một biểu tượng...

Nụ cười trở lại trên khuôn mặt học sinh vùng cao sau bão số 3

Ngày 8.11, tại Trường PTDT bán trú tiểu học số 1 xã Sán Chải (H.Si Ma Cai, Lào Cai), Ban tổ chức dự án 'Nối vòng tay ấm' do T.Ư Đoàn, Báo Thanh Niên đồng hành cùng Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Cùng chuyên mục

Hơn 500 học sinh, sinh viên dự “Phiên tòa giả định” về an toàn giao thông

Chương trình nhằm mục tiêu tuyên truyền sâu, rộng, lan tỏa tới 63 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông nói chung và “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao...

Đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh, học sinh bỏ phiếu kín đánh giá giáo viên

GS Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - đề xuất, phải có cơ chế lấy ý kiến đánh giá của học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên theo phương thức đánh...

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh, không thu hộ, giữ hộ khoản tiền này. ...

Bỏ 2 tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2025, Trường đại học Kinh tế – Luật nói gì?

Nhiều thí sinh lo lắng sau khi Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh năm 2025 trong đó có việc cắt giảm 2 tổ hợp môn xét tuyển. Chiều 9-11, Trường đại học...

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng là rất phù hợp

GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ĐBQH TP.Hà Nội với kinh nghiệm 40 năm giảng dạy đã có những đóng góp rất tâm huyết với dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Mới nhất

Trực tiếp bóng đá HAGL vs Công an Hà Nội vòng 7 V.League

HAGLTỉ sốCLB Công an Hà Nội Ghi bàn *Nhận định bóng đá HAGL vs Công an Hà NộiHAGL vừa nhận thất bại nặng nề 1-4 trước Bình Dương và họ tiếp tục đụng độ đối thủ mạnh CLB Công an Hà Nội trên sân nhà Pleiku ở vòng 7 V.League. Không nhiều người tin rằng đội bóng phố núi có...

Điểm đến đẹp lạ ở Thái Bình, khung cảnh tựa như trời Âu, hút khách check-in

Gây ấn tượng với phong cách Gothic kết hợp lối kiến trúc Hy Lạp, nhà thờ Bác Trạch ở Thái Bình được đánh giá là một trong những nhà thờ lớn và đẹp nhất miền Bắc, hút khách ghé thăm. Nằm cách trung tâm TP Thái Bình khoảng 25km, nhà thờ Bác Trạch (thuộc địa phận xã Vân Trường, huyện...

Tây Ninh hiện thực hóa khát vọng đổi mới, phát triển

Tây Ninh đã và đang chứng minh mình là một địa phương phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong công tác huy động và quản lý nguồn lực xã hội hóa, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và đổi mới toàn diện. Trong năm 2023 và đầu năm 2024, Tây Ninh ghi dấu...

Nhà trường không được giữ hộ kinh phí ban đại diện cha mẹ học sinh

Một địa phương tại TP.HCM đề nghị các trường học và giáo viên chủ nhiệm không được đứng ra vận động kinh phí...

Ứng dụng nhắn tin Rakuten Viber với tính năng bảo mật vượt trội | Số hóa | Tài Chính

Rakuten Viber là một ứng dụng đặt sự bảo mật và quyền riêng tư của người Việt Nam lên hàng đầu, liên tục cam kết cải tiến các tính năng bảo mật cho người dùng. ...

Mới nhất