Trang chủNewsNhân quyềnDự báo giá điện sản xuất kinh doanh sẽ tăng

Dự báo giá điện sản xuất kinh doanh sẽ tăng


Đây là kết quả nghiên cứu về dự báo giá điện sản xuất kinh doanh, do Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIETSE) công bố tại Tọa đàm “Mô hình Dự báo: Giá điện và Nhu cầu lưu trữ điện nhằm vận hành linh hoạt hệ thống”. Nghiên cứu dựa trên kết quả dự báo giá thị trường điện giao ngay (SMP) và giả thiết tỷ lệ nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong khoảng 40 – 65%.

Tăng sự cạnh tranh cho thị trường điện

Thông tin từ Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 12/2022, đã có 108 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường điện cạnh tranh với tổng công suất đặt là 30.837 MW, chiếm khoảng 38,8% tổng công suất toàn hệ thống.

Theo TS Mai Thanh Tâm, Đại học Einhoven (Hà Lan) – đại diện nhóm nghiên cứu, về cơ bản thì dự báo nghĩa là có sai số, tuy nhiên kết quả đầu ra lại rất cần thiết để định hình xu hướng thị trường đầu tư phát triển nguồn mới, kết hợp với nhu cầu lưu trữ sẽ đưa ra tín hiệu cạnh tranh đối với việc cung cấp dịch vụ phụ trợ.

1785382.jpg
Nhà máy lưu trữ điện bằng pin lithium-ion tại Australia

Là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn điện, giá điện trong tương lai không dễ dự báo bởi có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nghiên cứu của VIETSE về mô hình dự báo giá điện nhằm đưa ra tín hiệu khách quan về giá điện sản xuất kinh doanh trong tương lai, giúp nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư ra quyết định phù hợp trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia, các kết quả nghiên cứu phản ánh sự gia tăng tỷ lệ nhà máy điện tham gia thị trường điện có thể giúp sức tăng cạnh tranh trong thị trường điện và giảm mức độ tăng giá điện.

Từ việc dự báo được giá điện sản xuất kinh doanh và nhu cầu dữ trữ nhà nước, các cơ quan liên quan cần có những chính sách thúc đẩy đầu tư hệ thống lưu trữ theo một lộ trình hợp lý, nhằm đảm bảo tối ưu hóa nguồn lực đầu tư vào ngành điện của cả nhà nước và tư nhân, qua đó có được giá điện phù hợp nhất với nền kinh tế của Việt Nam.

Cần tăng khả năng lưu trữ điện

Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện 8), tạo tiền đề quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như đã được công bố tại COP 26 và thực thi thỏa thuận Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP) năm 2022.

Để triển khai hiệu quả Quy hoạch điện 8 và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, là bài toán cấp thiết cần được giải quyết. Đặc biệt đối với hệ thống điện Việt Nam, hướng đến nâng cao tỷ trọng sản lượng điện năng lượng tái tạo bao gồm thuỷ điện lên đến từ 30 – 39% trong tổng lượng điện thương mại. Bối cảnh này đòi hỏi áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới và cũng sẽ hình thành các dịch vụ mới nhằm hỗ trợ công tác vận hành hệ thống điện.

Một nghiên cứu khác của VIETSE về hệ thống lưu trữ năng lượng chỉ ra rằng, trong bối cảnh có nhiều nguồn năng lượng tái tạo biến đổi tham gia vào hệ thống điện, các nhà vận hành hệ thống cần có các giải pháp đảm bảo sự linh hoạt. Một số dịch vụ phụ trợ như kiểm soát tần số, điều khiển điện áp (sơ cấp và thứ cấp) và quản lý hệ thống điện (tắc nghẽn, gián đoạn và phát điện quá mức), phát triển hệ thống lưu trữ năng lượng.

2504_thucdaynangluongsach.jpg
Việc phát triển năng lượng tái tạo đặt ra yêu cầu về hệ thống điện linh hoạt và tăng khả năng lưu trữ

Theo ông Dimitri Pescia, Trưởng nhóm Quốc tế, phụ trách khu vực Đông Nam Á của tổ chức Agora Energiewende, Đức: Sự phát triển của năng lượng gió và năng lượng mặt trời đang định hình lại hệ thống điện, do đó điều quan trọng là tăng tính linh hoạt của hệ thống. Để làm được điều này, Việt Nam cần huy động tất cả các nguồn lực linh hoạt của mình như: tăng giảm các nhà máy điện hiện có, định hình nhu cầu điện, lưới điện và lưu trữ năng lượng. Điểm then chốt là Việt Nam cần tìm ra sự cân bằng mới thông qua các giải pháp như thiết lập các cơ chế thị trường mới cho các hoạt động ngắn hạn của hệ thống, trong khi vẫn duy trì vai trò chủ đạo của Nhà nước trong quy hoạch và đầu tư.

Các kết quả nghiên cứu mô hình hoá cho thấy , Việt Nam sẽ cần tăng cao công suất các nguồn thuỷ điện tích năng và lưu trữ điện để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng bền vững.

Để đạt được mục tiêu theo JETP cần có ít nhất 6 GW thuỷ điện tích năng và các hệ thống lưu trữ điện khác nhằm đảm bảo an ninh năng lượng. Bên cạnh việc cân bằng năng lượng, các bộ lưu trữ điện có thể đóng góp vào các dịch vụ phụ trợ, đặc biệt là giảm nghẽn lưới truyền tải. Đối với khu vực thường xuyên thiếu điện như miền Bắc, VIETSE đề xuất đặt 2.000 MW các bộ lưu trữ điện, đồng thời, tiến hành lắp đặt các bộ lưu trữ điện còn lại tại các khu vực tập trung cao các nguồn năng lượng tái tạo, cụ thể là đặt 1.000 MW tại khu vực Bắc Trung Bộ và 1.500 MW tại khu vực Tây Nguyên.

TS. Nguyễn Hồng Phương, Đại học Kỹ thuật Eindhoven, Hà Lan nhận định, Việt Nam cần xây dựng một lộ trình phát triển các hệ thống lưu trữ năng lượng với cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích sự tham gia các dịch vụ phụ trợ nhằm gia tăng khả năng vận hành linh hoạt hệ thống, đảm bảo an ninh năng lượng. Theo đó, sự gia tăng công suất các nguồn thủy điện tích năng và lưu trữ điện là cần thiết để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng hướng tới phát thải ròng bằng 0 và thực hiện chương trình đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JETP).

7 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục phát điện thương mại

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến hết ngày 31/5/2023, đã có 9/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ công nhận ngày vận hành thương mại (COD). Trong đó, 7 dự án/phần dự án với tổng công suất 430,22MW đã hoàn thành thủ tục COD, chính thức được phát điện thương mại lên lưới. Ngoài ra, có 40 dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm.

Đến nay, có 59/85 dự án với tổng công suất 3.389,811MW đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện. Trong đó, 50 dự án (tổng công suất 2.751,611MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 7/1/2023 của Bộ Công Thương). EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 46/50 dự án.

19 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 27 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 22 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.



Nguồn

Cùng chủ đề

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không “giật cục”

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Thông báo kết luận nêu rõ, trong 9 tháng năm 2024 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của nước ta tính chung đã đạt mức 6,82% (riêng Quý III/2024 đạt 7,4% so với cùng...

cần có sự cam kết mạnh mẽ hơn về chuyển đổi năng lượng

Kinhtedothi-Để bảo đảm thành công của các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên, đại biểu Quốc hội nghị, Dự thảo Luật nên bổ sung quy định về việc cho phép các tập đoàn Nhà nước được đề xuất đối tác cho hoạt động khảo sát và triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên. Chiều 26/10, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tổ...

Biểu giá điện hiện nay đang hỗ trợ người nghèo

Tham gia chất vấn trong lĩnh vực Công thương, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho biết, thời gian gần đây, tình hình cung cấp điện cho sản xuất và tiêu dùng có tiến bộ rất rõ rệt không giống như...

Quy định rõ nguyên tắc, lộ trình về cải cách giá điện trong Luật Điện lực

Trình bày tờ trình Dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, Dự Luật gồm 9 chương với 121 điều, trong đó, kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều, bỏ 4 điều, gộp 4 điều vào các điều khác. Dự Luật bổ sung 59 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án...

doanh nghiệp tự quyết định giá bán xăng nhưng không vượt giá trần

Tại cuộc họp báo thường kỳ tổ chức chiều 29/3, lãnh đạo Bộ Công Thương đã trả lời báo chí về đề xuất một số nội dung thay đổi trong dự thảo nghị định xăng dầu mà Bộ Công Thương vừa hoàn thiện để đưa ra lấy ý kiến. Nói về công thức và cơ chế giá xăng dầu trong dự thảo nghị định, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Thúy Hiền cho biết, dự...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ vừa thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

(TN&MT) - Chiều 17/12, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã chủ trì cuộc họp với các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để triển khai thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực Địa chất và Khoáng sản và lĩnh vực đất đai được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV. ...

Bế mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024

Sau 4 ngày diễn ra sôi nổi, tối 16/12, Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 khép lại với nhiều hoạt động đặc sắc, ấn tượng. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các Dân tộc Việt Nam thành công, để lại...

Bắc Giang sớm hoàn thành mục tiêu là tỉnh phát triển khá của cả nước

Chiều 17/12, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bắc Giang, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 - 2025. ...

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Thay mặt Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW (ngày 11/12/2024) của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị số 40-CT/TW: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95...

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 17/12/2024 thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Phó Trưởng ban gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ...

Bài đọc nhiều

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Bạo lực mạng và quyền con người

Bạo lực mạng là một vấn đề rất được quan tâm trong giai đoạn bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. Bạo lực mạng là những hành vi phi pháp, phi đạo đức được thực hiện trên không gian mạng vi phạm nghiêm trọng đến nhiều quyền con người cơ bản.

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Cùng chuyên mục

Tình trạng “ngủ đông”, “khựng” lại của các dự án và giấc mơ an cư

(LĐXH) - Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024 cả nước chỉ hoàn thành 21.000 căn nhà ở xã hội, tương ứng khoảng 16% so với kế hoạch 130.000 căn. Đây là một trong những chỉ tiêu đạt thấp nhất trong các nhiệm vụ được quan tâm, mặc dù lãnh đạo Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc và chỉ đạo nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.Qua quan sát tại nhiều dự án ở...

Việt Nam – Campuchia hợp tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Ngày 16/12, Công an tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả hợp tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự khu vực biên giới năm 2024 với Ty Công an 2 tỉnh Svay Rieng, Tboung Khmum (Campuchia). Phát biểu tại hội nghị, Đại tá Nguyễn Văn Trãi, Giám đốc Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, Công an Tây Ninh và Ty Công an...

Tình nguyện viên Giáo hội Mặc Môn giao lưu nhân dân tại Việt Nam

Với sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, mỗi năm Giáo hội Mặc Môn đều cử từ 1-2 đoàn tình nguyện viên vào hỗ trợ hoạt động xã hội tại hai điểm nhóm tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đăng ký và thống kê hộ tịch bảo đảm quyền công dân để không ai bị bỏ lại phía sau

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.

Mới nhất

Thực hiện di nguyện hiến giác mạc của bố

NDO - Thực hiện di nguyện của bố mình là ông P.V.Đ, qua đời lúc 6 giờ 30 phút sáng, anh P.V.K đã thông tin tới Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nguyện vọng muốn hiến tặng giác mạc của ông để mang lại ánh sáng cho người khác.  Nhận được thông tin, Bệnh viện Mắt...

Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tính

Tham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các vấn đề tâm lý, cải thiện tình trạng cảm xúc và nhận thức, từ đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể của họ. Tin mới y tế ngày 15/12: Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới...

Cận cảnh đoàn xe buýt điện phục vụ metro số 1 cập bến TP.HCM

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến metro chính thức hoạt động. ...

Xác định đội đầu tiên vào bán kết AFF Cup 2024

Thái Lan giành chiến thắng ấn tượng trước Singapore với tỷ số 4-2 tối 17/12. Với 3 điểm từ trận đấu này, đội bóng xứ chùa vàng chắc chắn đứng đầu bảng A và gặp đội nhì bảng B ở bán kết AFF Cup 2024. Thái Lan là đội đầu tiên của giải đấu chắc suất vượt qua...

Mới nhất