Trang chủNewsThế giớiDự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Thế giới đang bước vào giai đoạn chuyển mình nơi nhiều mối quan hệ được thành lập từ cách đây gần 80 năm đã không còn phù hợp nhưng cấu trúc của trật tự thế giới mới vẫn chưa được định hình.

Dự báo 10 vấn đề nổi bật năm 2025
Các động lực của quan hệ quốc tế năm 2024 cho thấy năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư khiến so sánh lực lượng giữa các nước thay đổi nhanh chóng và chưa dừng lại. Nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống đã và đang nảy sinh khiến cộng đồng quốc tế phải cùng ứng phó. Trong bối cảnh đó, các động lực của quan hệ quốc tế năm 2024 cho thấy năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.

1. Cạnh tranh Mỹ-Trung lan rộng và leo cao

Cạnh tranh Mỹ-Trung đã được nhận định là cuộc cạnh tranh chiến lược mang tính cấu trúc giữa một cường quốc tại vị và một cường quốc đang lên.

Năm 2025, Tổng thống Donald Trump nhiều khả năng sẽ đẩy cao chính sách “Nước Mỹ trước tiên”, cứng rắn hơn với Trung Quốc không chỉ trong các lĩnh vực chính trị, thương mại, công nghệ chiến lược như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, khoáng sản thiết yếu mà có thể mở ra các không gian chiến lược khác như Bắc Cực, khoảng không vũ trụ, đáy đại dương…

2. Mỹ đơn phương giữa các cơ chế đa phương

Trong nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Donald Trump có thể lại rút khỏi nhiều tổ chức và thỏa thuận quốc tế. Chính quyền Trump có thể dừng tham gia các cơ chế mà ông cho rằng không có lợi cho Mỹ như Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ chức Y tế thế giới (WHO)…

Nhưng Mỹ cũng ở lại và gây sức ép theo hướng có lợi cho Mỹ tại các cơ chế đa phương mà Mỹ cho rằng vẫn cần thiết như Liên hợp quốc, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)…

Việc Mỹ lạnh nhạt với các cơ chế đa phương có thể tạo khoảng trống để các cường quốc khác đề cao vai trò tại các cơ chế đa phương hiện tại và phát triển các cơ chế đa phương không có Mỹ như Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)…

3. Các điểm nóng cũ hạ nhiệt

Xung đột Nga-Ukraine, chiến sự giữa Israel và các lực lượng Hồi giáo, nội chiến tại Syria… đang là các điểm nóng phức tạp nhất trên thế giới, nhưng đều đang có dấu hiệu hạ nhiệt. Các bên tham chiến tại các cuộc xung đột này có vẻ có dấu hiệu mệt mỏi, đứng trước nhiều sức ép từ bên trong và bên ngoài về việc tìm các giải pháp ngừng bắn.

Tuy nhiên, các cuộc xung đột này có tìm được các giải pháp hòa bình hay không còn phụ thuộc vào diễn biến thực địa, tình hình nội bộ các bên tham chiến, áp lực từ cộng đồng quốc tế trong đó Mỹ có vai trò quan trọng.

4. Các điểm nóng mới bùng lên hơn

Trong khi các xung đột vũ trang có thể hạ nhiệt, các điểm nóng tiềm tàng lại có thể bùng lên mạnh mẽ hơn. Trong năm 2024, thế giới có 120 cuộc xung đột, liên quan đến gần 60 quốc gia; cao nhất từ năm 1946 cho đến nay. Nhiều khả năng cộng đồng quốc tế sẽ chứng kiến thêm nhiều cuộc xung đột khác trong năm 2025.

Các điểm nóng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương như tình hình Triều Tiên, eo biển Đài Loan, Biển Đông, Myanmar… ít có khả năng chuyển thành các xung đột vũ trang lớn; nhưng nhiều khả năng sẽ nóng hơn, không loại trừ xảy ra các sự cố phức tạp, do các nước lớn, các bên có lợi ích liên quan đều muốn tranh thủ cuộc cạnh tranh quyền lực ở khu vực để bảo vệ lợi ích của mình.

5. ASEAN nỗ lực khẳng định mình

Khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của thế giới, nơi có sự phát triển kinh tế năng động nhưng cũng đứng trước cạnh tranh quyết liệt của các nước lớn, và nhiều điểm nóng phức tạp. Năm 2025 là năm đầu tiên ASEAN hướng đến Tầm nhìn Cộng đồng 2045 sau Tầm nhìn Cộng đồng 2025.

Dưới vai trò Chủ tịch của Malaysia, ASEAN sẽ cần nỗ lực vạch ra phương hướng củng cố vai trò trung tâm, giải quyết các vấn đề nội khối phức tạp trong đó có vấn đề Myanmar, để tiếp tục là cơ chế đa phương hấp dẫn của khu vực và thế giới.

6. Vấn đề hạt nhân quay trở lại

Năm 2024, các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc đều sửa đổi hoặc khẳng định lại các học thuyết hạt nhân của mình. Nhiều nước có dấu hiệu tiếp tục hiện đại hóa các khu vũ khí hạt nhân; các chương trình hạt nhân tại Iran, Triều Tiên vẫn khiến nhiều nước lo ngại do thiếu thông tin.

Trong khi đó, các cơ chế chống phổ biến, kiểm soát vũ khí chiến lược, giải trừ quân bị hạt nhân tiếp tục bế tắc. Mặt khác, nhu cầu năng lượng tăng cao khiến nhiều nước quay trở lại hoặc cân nhắc triển khai các dự án năng lượng điện hạt nhân. Nga, Trung Quốc triển khai các dự án lò phản ứng hạt nhân mới, Mỹ bắt đầu xây dựng các lò tiên tiến thế hệ III+; các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, UAE… đưa các nhà máy điện hạt nhân vào vận hành.

Dự báo 10 vấn đề nổi bật năm 2025
Thế giới năm 2025 dự báo là năm nhiều biến động với các thách thức và thời cơ đan xen. (Nguồn: Financial Times)

7. Kinh tế thế giới phân mảnh rõ hơn

Dưới tác động của cạnh tranh nước lớn và hệ lụy của đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới năm 2025 sẽ có xu hướng phân mảnh rõ nét hơn. Các chuỗi cung sẽ được điều chỉnh mạnh hơn theo cả ba hướng re-shoring (đưa sản xuất trở lại trong nước), near-shoring (đưa sản xuất về gần nước mình), và friend-shoring (đưa sản xuất về các nước bạn bè).

Các nước lớn sẽ vừa tăng cường cản trở thương mại chiến lược với các nước thù địch, vừa đẩy mạnh liên kết thương mại với các nước bạn bè. Điều này sẽ khiến thế giới phân mảnh hơn và xuất hiện các liên kết kinh tế mới.

8. Thách thức y tế cao hơn trong khi nhân loại già hơn

Mặc dù đại dịch Covid-19 đã lắng dịu, nhưng nguy cơ bùng phát các đại dịch mới vẫn hiện hữu. Năm 2024, nhiều dịch bệnh đã bùng phát tại châu Phi, châu Á, châu Âu liên quan đến các loại virus có độc lực cao hoặc lây lan nhanh như các virus Marburg, Nipah, Dengue, Ebola, bệnh X… WHO cảnh báo hơn 30 loại virus có thể gây bùng phát các đại dịch mới trong thời gian tới.

Trong khi đó, nhân loại ngày càng nhiều hơn và già hơn. Dân số thế giới ước tính sẽ tiến đến mốc 8,3 tỷ người trong năm 2025; độ tuổi trung bình của thế giới sẽ tăng từ mức 30,62 năm 2024 lên 30,86 năm 2025. Tỷ lệ người già trên 60 tuổi sẽ tăng gần gấp đôi từ mức 12% năm 2015 lên 22% năm 2050. Nguy cơ dịch bệnh gia tăng trong bối cảnh dân số ngày càng già hóa sẽ gây nguy cơ và thách thức xã hội tại nhiều nước.

9. Trái đất nóng hơn nhưng nỗ lực chống biến đổi khí hậu lạnh hơn

Năm 2024, lần đầu tiên nhiệt độ Trái đất đã vượt mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hội nghị COP29 đã có bước tiến quan trọng khi thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu và thỏa thuận tài chính khí hậu. Tuy nhiên, nhiều quốc gia cho rằng cam kết 300 tỷ USD hàng năm không đủ để tài trợ cho các nước đang phát triển giảm phát thải.

Việc Mỹ có thể một lần nữa rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu và ủng hộ các dự án năng lượng hóa thạch dự báo sẽ gây nhiều khó khăn cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu do Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nước đứng thứ hai về tổng lượng phát thải khí nhà kính, chiểm hơn 11% tổng lượng phát thải toàn cầu.

10. Công nghệ mới – Bùng nổ, cạnh tranh

Năm 2024, thế giới chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt trên các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử, năng lượng tái tạo, y tế, công nghệ không gian… Năm 2025, sự kết hợp của các thành tựu công nghệ trên các lĩnh vực khác nhau dự báo sẽ tạo ra những phát triển mới chưa từng có.

Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực công nghệ sẽ gay gắt hơn không chỉ giữa các công ty mà cả các quốc gia. Các công ty sẽ gia tăng các biện pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên, chống vi rút và tin tặc nhằm bảo vệ các thành quả công nghệ.

Các cường quốc sẽ vừa tìm cách tận dụng các thành tựu công nghệ, vừa ngăn chặn sự phát triển công nghệ của các nước khác thông qua các biện pháp kiểm soát xuất khẩu, bảo vệ sở hữu trí tuệ, hay quản lý khoáng sản thiết yếu.

Năm 2025 dự báo sẽ là một năm nhiều biến động với các thách thức và thời cơ đan xen. Để có thể vượt qua thách thức và nắm bắt thời cơ, các nước cũng như các doanh nghiệp cần theo dõi sát các diễn biến quốc tế và chủ động thích ứng với các thay đổi để vươn lên.





Nguồn: https://baoquocte.vn/du-bao-10-van-de-noi-bat-cua-the-gioi-nam-2025-299361.html

Cùng chủ đề

Kỳ vọng ở Xuân Son và cái dớp gần 30 năm của tuyển Việt Nam trước Thái Lan

(Dân trí) - Từ sau chiến thắng 3-0 tại bán kết AFF Cup 1998 ở sân Hàng Đẫy, đội tuyển Việt Nam chưa giành thắng lợi trước Thái Lan trên sân nhà tại giải vô địch Đông Nam Á. Trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan sẽ diễn ra lúc 20h tối nay (thứ năm, 2/1), trên sân Việt Trì (Phú Thọ). Dân trí sẽ tường thuật trực tuyến trận đấu này. Câu chuyện...

Hà Nội chính thức thu phí tham quan 2 di tích trên phố cổ từ ngày 2/1

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lựa chọn Ngôi nhà di sản số 87 phố Mã Mây và di tích số 22 phố Hàng Buồm làm cơ sở thu phí thí điểm để tái đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Mặt tiền ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Phương Anh) ...

Khám phá di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn – Quần thể đền đài Chămpa cổ

Sau bao nhiêu năm thăng trầm, biến thiên của lịch sử, ngày nay Mỹ Sơn vẫn là một di tích có giá trị văn hóa, nghệ thuật, với quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chămpa vô cùng độc đáo.Vẻ đẹp trầm mặc của những ngôi tháp Chăm cổ kính trong di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN) Khu di tích Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một...

Bí thư Nguyễn Văn Nên làm trưởng ban chỉ đạo xây dựng Trung tâm tài chính TP.HCM

Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM được thành lập do Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên làm trưởng ban, với 29 thành viên. TP.HCM đang được định hướng cho thí điểm một mô hình, hình mẫu vượt trội, thêm cơ hội để thành phố phát triển làm trung tâm tài chính - Ảnh: THANH HÀ Sáng 2-1, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chủ trì cuộc họp nghe báo cáo...

Bộ Công Thương triển khai tháng an toàn vệ sinh lao động

Bộ Công Thương vừa ra văn bản 10720/BCT-ATMT ngày 30/12/2024 về việc hướng dẫn triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025. Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/1/2016 về việc tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương (Công văn số 5771/KH-BCĐTƯ ngày 14/11/2024), Bộ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội chính thức thu phí tham quan 2 di tích trên phố cổ từ ngày 2/1

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) lựa chọn Ngôi nhà di sản số 87 phố Mã Mây và di tích số 22 phố Hàng Buồm làm cơ sở thu phí thí điểm để tái đầu tư cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Mặt tiền ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Phương Anh) ...

Giá xăng dầu hôm nay 2/1: Sắc xanh bao trùm

Giá xăng dầu hôm nay 2/1, đầu phiên giao dịch ngày 2/1, cả dầu Brent và WTI cùng duy trì sắc xanh.

Độc đáo hương vị ẩm thực Tết cổ truyền

Với người sống xa nhà, những món ăn trong mâm cỗ đoàn viên vào dịp Tết cổ truyền luôn mang hương vị đặc trưng, nhớ mãi không quên.

Lữ đoàn tàu ngầm 189 cứu hộ thành công tàu trọng tải 40 nghìn tấn gặp nạn

Vào lúc 10h10, ngày 2/1 Tàu 991, Hải đội 418, Lữ đoàn 189 đã cứu hộ thành công Tàu Petrolimex 11 về neo đậu tại xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận an toàn.

Vùng biển Việt Nam không tiếp giáp vùng biển quốc gia nào?

Việt Nam là quốc gia ven biển và có diện tích biển khoảng 1 triệu km2, chiếm 30% diện tích Biển Đông theo Công ước của liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Tổng thống Yoon Suk Yeol có nguy cơ bị bắt giữ

Ngày 30/12, cảnh sát Hàn Quốc cho biết, nhóm điều tra liên ngành đang yêu cầu ban hành lệnh khám xét đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng như lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo.

‘Hôm nay nước Mỹ và thế giới đã mất đi một lãnh đạo, chính khách phi thường’

Đó là phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden khi hay tin cựu Tổng thống Jimmy Carter qua đời ở tuổi 100 vào rạng sáng 30.12 (giờ Việt Nam). ...

Thái Lan gia nhập BRICS, Trung Quốc xây hầm cao tốc dài nhất thế giới, Tây Ban Nha thu giữ 7 tấn cocaine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 31/12.

Cùng chuyên mục

Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố ‘chiến đấu đến cùng’ trước nguy cơ bị bắt

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã gửi một lá thư hiệu triệu người ủng hộ và khẳng định sẽ 'chiến đấu đến cùng để bảo vệ đất nước' trong bối cảnh ông đối mặt với lệnh bắt giữ. ...

Cựu bộ trưởng quốc phòng Israel bất ngờ rời khỏi chính trường

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant tuyên bố rút khỏi quốc hội sau nhiều bất đồng nội bộ về cách tiến hành cuộc chiến chống lại lực lượng Hamas ở Gaza. ...

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu ngồi vào "ghế nóng' Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có trong tay những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ là hoa hồng.

Đàm phán bế tắc, Israel dọa phát động tấn công chưa từng có

Các cuộc thảo luận nhằm đảm bảo một thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin tại Gaza vẫn tiếp tục bế tắc.

Mới nhất

Đồng Nai chọn phương án xây cầu Cát Lái thay vì làm hầm vượt sông

Tỉnh Đồng Nai chọn phương án xây cầu Cát Lái thay vì làm hầm vượt sông vì chi phí xây dựng và chi phí duy tu bảo dưỡng hầm hàng năm rất cao. Đồng Nai chọn phương án xây cầu Cát Lái thay vì làm hầm vượt sôngTỉnh Đồng Nai chọn phương án xây cầu Cát Lái thay vì...

Hố thiêng Chăm ngàn năm tuổi

Rất nhiều hiện vật văn hóa Chămpa độc đáo, có niên đại ngàn năm tuổi được phát hiện tại làng cổ Phong Lệ - TP Đà Nẵng, hé lộ nhiều bí ẩn của những dòng chảy văn hóa qua vùng đất miền Trung Việc khai quật khu di tích khảo cổ Phong Lệ đến thật tình cờ khi vào tháng...

6 thói quen tưởng vô hại nhưng khiến não lão hóa sớm

Giống như cơ thể, não bộ cũng lão hóa theo tuổi tác. Càng lớn tuổi, việc ghi nhớ thông tin càng trở nên khó khăn hơn. Việc học hỏi điều mới cũng có thể mất nhiều thời gian hơn. ...

Quảng Nam nghiên cứu công nghệ cao để bảo tồn di tích Chăm

Một giải pháp bảo tồn các di tích Chăm được đề xuất là “cứng hóa” gạch bằng hóa chất đặc biệt, hoặc “tôi cứng” bề mặt gạch để bảo vệ những lớp gạch phía trong khỏi sự tàn phá của thiên nhiên.Khu di tích Đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới....

Loại rau mùa đông bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để hạ đường huyết, ngủ ngon hơn

GĐXH - Vào mùa đông, người bệnh tiểu đường được khuyến khích nên ăn rau cải cúc vì đây là loại rau chứa lượng carb thấp, có khả năng làm giảm đường huyết và giảm nguy cơ tiến triển...

Mới nhất