Trang chủKinh tếNông nghiệpĐột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 1)

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 1)


Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI ban hành Chỉ thị số 40- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40). Sau 10 năm triển khai, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Chỉ thị đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo bước đột phá, kết nối sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hỗ trợ, thúc đẩy nhóm yếu thế trong xã hội vươn lên, thay đổi cuộc sống; để không ai trong số họ bị bỏ lại phía sau, làm tô đậm thêm tính nhân văn của chính sách tín dụng xã hội riêng có dành cho người nghèo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

10 năm có sự dẫn đường của Chỉ thị số 40, tín dụng chính sách trở thành đòn bẩy, điểm sáng trong công tác giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phát triển.

Trao sinh kế bền vững

Tới thăm các hộ gia đình đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH ở xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, chứng kiến những cái nắm tay thật chặt và những câu chuyện thân tình giữa cán bộ, nhân viên NHCSXH, chính quyền địa phương và hộ dân chúng tôi cảm nhận được sự đồng hành, sát sao cùng với cơ sở của họ đối với công tác an sinh xã hội và phát triển kinh tế ở xã miền núi còn nhiều khó khăn này.

Căn nhà của gia đình chị Phùng Thị Thủy (thôn 1, xã Phú Long) tuy nhỏ nhưng ấm cúng và đầy đủ tiện nghi, ngoài vườn nào cây ăn quả, rồi gà, lợn… Nhiều năm trước khi chồng mất, chị Thủy từng không dám nghĩ có cuộc sống như ngày hôm nay. Không có công ăn việc làm ổn định, một mình chị vất vả sớm khuya, gồng gánh nuôi dạy 2 đứa con nên cái nghèo cái khó cứ đeo đẳng mãi. Thế rồi, nhờ sự hướng dẫn, hỗ trợ của các tổ chức hội, đoàn thể địa phương chị được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, có điều kiện chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế, nuôi các con ăn học. Con gái lớn của chị sinh năm 2002 mặc dù bị khiếm khuyết về chiều cao, song đã nỗ lực vươn lên học tập, hiện là sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Ngoại ngữ.

Chị Thủy vui mừng chia sẻ: “Khi chồng mất, một mình nuôi 2 con nhỏ, tôi không biết bao giờ mình mới thoát được cảnh nghèo. Cũng nhờ trời thương cho tôi sức khỏe và được sự quan tâm, giúp đỡ kịp thời từ địa phương, từ NHCSXH gia đình mới có được như ngày hôm nay”.

Không chỉ có huyện miền núi Nho Quan, về Yên Mô, chúng tôi cũng được gặp gỡ và nghe chia sẻ của không ít người dân về câu chuyện vượt khó, cải thiện đời sống gia đình từ nguồn vốn tín dụng chính sách như trường hợp của chị Phạm Thị Oanh và anh Nguyễn Ngọc Chi ở xóm Thái Bình, xã Yên Đồng.

Nhờ nguồn vốn chính sách mà chị Phạm Thị Oanh (xóm Thái Bình, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô) có điều kiện phát triển chăn nuôi dê, thoát nghèo
Nhờ nguồn vốn chính sách mà chị Phạm Thị Oanh (xóm Thái Bình, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô) có điều kiện phát triển chăn nuôi dê, thoát nghèo

Trước đây, gia đình chị Oanh thuộc diện hộ nghèo do hai vợ chồng không có công ăn việc làm ổn định, trong khi phải nuôi 3 con nhỏ, trong đó có một cháu bị khuyết tật. Thấu hiểu hoàn cảnh của gia đình, các cán bộ hội phụ nữ xã, thôn đến tận nhà tuyên truyền và hướng dẫn chị làm hồ sơ vay vốn NHCSXH để phát triển kinh tế.

Chị Oanh chia sẻ: Lúc bấy giờ là năm 2018, cầm số vốn 50 triệu trong tay, vợ chồng tôi phấn khởi vô cùng nhưng cũng lo lắng vì không biết sử dụng đồng tiền như thế nào cho có hiệu quả. May mắn được các hội đoàn thể của xã tư vấn, hướng dẫn cho kỹ thuật nuôi dê, vợ chồng tôi mới mạnh dạn mua mấy cặp dê về nuôi, đồng thời cải tạo lại cái ao sau nhà để thả cá… Đến nay, gia đình đã thoát nghèo bền vững, xây dựng được một ngôi nhà khang trang, mua sắm nhiều vật dụng sinh hoạt thiết yếu.

Câu chuyện thoát nghèo nhờ nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH của vợ chồng chị Oanh không phải là hiếm ở xã vùng trũng Yên Đồng. Đồng chí Trần Xuân Đông, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Yên Đồng là xã thuần nông đặc biệt khó khăn, 10 năm trước tỷ lệ hộ nghèo ở xã lên tới trên 10%, thu nhập bình quân đầu người chưa đạt 20 triệu đồng/người/năm. Xác định tín dụng chính sách chính là “trụ cột” giúp địa phương giảm nghèo, những năm qua, địa phương luôn quan tâm, chỉ đạo phối hợp lồng ghép hoạt động tín dụng với các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm nhằm giúp các đối tượng trong danh sách hộ nghèo, cận nghèo… sử dụng vốn vay hiệu quả, đúng mục đích, từng bước thay đổi cuộc sống và thoát nghèo. Nhờ vậy, kinh tế của xã có bước phát triển, đời sống của người dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh đạt 75 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh chỉ còn trên dưới 1%. Vừa qua địa phương đã được công nhận là xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.

Những câu chuyện giảm nghèo ở 2 huyện Nho Quan, Yên Mô chính là minh chứng rõ nét cho nhận định tín dụng chính sách xã hội là một “trụ cột” quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Thực tế, còn có hàng vạn hộ nghèo ở các miền quê khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng đã thoát nghèo và đổi đời từ nguồn vốn chính sách. Nguồn vốn khi đến với người nghèo đã thúc đẩy họ tìm cách làm, bớt dần tư duy ỷ lại, chủ động, tự tin vươn lên trong cuộc sống.

Theo thống kê của NHCSXH chi nhánh tỉnh Ninh Bình, 10 năm qua, toàn tỉnh đã có gần 81 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo nhờ nguồn vốn chính sách. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chỉ còn 1,86%. Những kết quả này minh chứng về một quyết sách đúng đắn của Đảng, chuyển mạnh cách làm từ cho người nghèo “con cá” bằng cách đưa “cần câu”, tạo bước đột phá trong việc kết nối sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng NHCSXH hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách xoay chuyển đói nghèo để không ai bị “bỏ lại phía sau”.

Đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những chiếc “cần câu” từ tín dụng chính sách xã hội đã giúp hàng vạn hộ trên địa bàn tỉnh thoát nghèo bền vững. Hơn nữa, việc sử dụng công cụ tín dụng chính sách hiệu quả còn là “đòn bẩy” giúp phát triển kinh tế bền vững của cả một địa phương, một vùng.

Nguồn vốn chính sách đã “thắp lửa” giúp anh Lã Phú Thuận (áo xanh), ở xóm 1, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô khởi nghiệp thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ
Nguồn vốn chính sách đã “thắp lửa” giúp anh Lã Phú Thuận (áo xanh), ở xóm 1, xã Khánh Thịnh, huyện Yên Mô khởi nghiệp thành công với mô hình nông nghiệp hữu cơ

Anh Lã Phú Thuận, ở xóm 1, xã Khánh Thịnh (huyện Yên Mô) luôn mong muốn phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp theo hướng hữu cơ thuận tự nhiên để đem những sản phẩm nông sản an toàn tới người tiêu dùng. Song nguồn vốn sản xuất luôn là điều anh trăn trở. Được vay 500 triệu đồng từ Chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH đã tạo động lực cho anh đầu tư phát triển cây khoai ngọt trên diện tích 4,2ha. Năm 2023, mô hình sản xuất của anh cung cấp ra thị trường 30 tấn ngó khoai, trên 6 tấn ốc nhồi thương phẩm… thu về trên 1 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 6 lao động với thu nhập 200.000 đồng/người/ngày.

Anh Thuận chia sẻ: Có ý tưởng, có hoài bão nhưng nếu không có vốn thì cũng không thể làm gì được. Rất mừng là thời gian qua, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm, có chính sách hỗ trợ kịp thời về vốn để những nông dân như chúng tôi có cơ hội mở rộng sản xuất, làm giàu cho gia đình, cũng như tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động trong vùng.

Tại xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, chúng tôi đến thăm xưởng may gia công của ông Phạm Văn Thủy. Gần 50 công nhân chủ yếu là chị em phụ nữ, người lớn tuổi đang miệt mài bên những chiếc máy may, kịp đáp ứng đơn hàng áo rét cho mùa Đông.

Gắn bó với xưởng may nhiều năm, bà Phạm Thị Ngoãn chia sẻ: Vì quá tuổi để xin vào làm ở các công ty nên trước đây tôi chỉ làm ruộng, thu nhập hầu như không có. May mắn là từ khi có xưởng may này, tôi có thêm việc làm, thêm thu nhập. Đặc biệt, do gần nhà, thời gian làm việc lại linh động nên tôi vẫn có thể lo việc đồng áng, chăm lo cho gia đình.

Ông Phạm Văn Thủy, chủ xưởng may cho biết, ông mở xưởng may với mong muốn vừa phát triển kinh tế cho gia đình, vừa tạo việc làm cho phụ nữ tại địa phương. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, không có đơn hàng nên việc sản xuất gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng không cầm cự nổi. Thật may gia đình được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH để đầu tư mua nguyên vật liệu, từ đó mới có cơ hội vực dậy sản xuất, đón đầu sự phục hồi của ngành may mặc, duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động.

Những mô hình kinh tế năng động mà NHCSXH chi nhánh tỉnh Ninh Bình đang “thắp lửa” trong cộng đồng như của anh Thuận, anh Thủy đã và đang góp phần thúc đẩy các hoạt động sản xuất, ngành nghề ở nông thôn phát triển, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống cho một bộ phận người dân, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/dot-pha-tu-chi-thi-so-40-cttw-ky-1-158912.html

Cùng chủ đề

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 3)

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân. ...

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 2)

Học tập, nhà ở - hai hành trình, ước mơ lớn của mỗi người. Với sự hỗ trợ của vốn chính sách, những giấc mơ này đã trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 1) Xây nên những tổ ấm “An cư, lạc nghiệp” là niềm mong mỏi chính đáng và giản đơn của con người, nhưng với nhiều gia...

Phóng viên Dân trí đạt giải A cuộc thi ảnh “Chân dung người chiến sĩ”

(Dân trí) - Phóng viên báo Dân trí đạt 1 giải A ảnh đơn, 1 giải B và 1 giải Khuyến khích ảnh bộ tại cuộc thi ảnh "Chân dung người chiến sĩ". Chiều 16/12, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi ảnh Chân dung người chiến sĩ.Đây là hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm...

Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức thành công giải thưởng kiến trúc sinh viên 2024

Khoa Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vừa tổ chức thành công lễ trao giải AA AWARDS 2024 - giải thưởng thành tựu kiến trúc năm 2024, nhằm tôn vinh các đồ án xuất sắc nhất từ chính hệ thống đồ án của sinh viên trong năm học 2023-2024.Đây là giải thưởng thường niên, thể hiện tầm nhìn tương lai của lĩnh vực kiến trúc thông qua những đồ án được hội đồng chuyên môn...

Việt Nam sẽ là cái nôi sản xuất bánh cho thế giới

Sau nhiều ngày tranh tài, cuộc thi Đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam đã có "cơn mưa" giải thưởng trao cho gần 500 đầu bếp, nhà làm bánh trong nước và quốc tế. Sau nhiều ngày tranh tài ở cuộc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có bước nhảy vọt

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu nông sản Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Các hiệp định thương mại mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt là tại thị...

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 3)

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân. ...

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 2)

Học tập, nhà ở - hai hành trình, ước mơ lớn của mỗi người. Với sự hỗ trợ của vốn chính sách, những giấc mơ này đã trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 1) Xây nên những tổ ấm “An cư, lạc nghiệp” là niềm mong mỏi chính đáng và giản đơn của con người, nhưng với nhiều gia...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/12

Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,22 điểm hay tính từ đầu năm đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 16/12. Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/12 Tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng ...

Sacombank nhận 9 giải thưởng từ các tổ chức thẻ

Với những nỗ lực không ngừng trong lĩnh vực phát hành thẻ và phát triển các giải pháp thanh toán số mới, trong tháng 12/2024, Sacombank đã nhận được 9 giải thưởng lớn từ các tổ chức thẻ Visa, Mastercard và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), ghi nhận những thành quả nổi bật đã đạt được trong năm 2024. Theo đó, tổ chức thẻ Visa đã trao tặng cho Sacombank 4 giải thưởng quan...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Cùng chuyên mục

Một làng cổ ngay cửa biển Mỹ Á, nay là địa bàn 6 xã, phường của một thị xã của tỉnh Quảng Ngãi

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX Đức Phổ, tỉnh...

Trên cao nguyên Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu xuất hiện một vườn cà chua công nghệ cao, mới vụ đầu đã thu 200...

Vườn cà chua hữu cơ rộng hơn 2ha của HTX Mý Dao lần đầu được trồng tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Cây cà chua phát triển tốt và cho thu hoạch trên 100 tấn/ha, trị giá hơn 2 tỷ đồng. ...

Tỷ lệ hộ nghèo ở Sóc Trăng chỉ còn hơn 1,3%, số người đi lao động ở nước ngoài đạt 155%

Toàn tỉnh Sóc Trăng còn gần 4.500 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,34 %, hộ cận nghèo, toàn tỉnh còn hơn 17.000 hộ, chiếm tỷ lệ 5,1%. Từ tháng 7/2023 đến nay, toàn tỉnh đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 544 người, đạt...

Các địa phương còn lúng túng triển khai thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Chiều 17/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện "Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 tại An Giang" (đề án). Ông...

Làm bò một nắng kiểu gì mà đạt sao OCOP, anh nông dân Bình Thuận bán đặc sản đắt hàng?

Ông Nguyễn Thúc Phước Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Bình (Bình Thuận) cho biết Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện vừa công nhận thêm những mặt hàng nông sản, đặc sản đạt sao OCOP năm 2024, trong đó có sản phẩm bò một nắng của...

Mới nhất

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tri ân tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK

(Bqp.vn) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 16/12, Đoàn công tác Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đã...

Công bố lỗ thành lãi, hai doanh nghiệp bị xử phạt

CTCP Rạng Đông Holding và CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai đều bị xử phạt vì hành vi vi phạm công bố thông tin, trong đó có công bố thông tin sai lệch về lợi nhuận doanh nghiệp. CTCP Rạng Đông Holding và CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai đều bị xử phạt vì hành vi vi...

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 hỗ trợ phòng chống dịch bệnh tả tại Nam Sudan

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả tại bang Unity, Nam Sudan, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 của Việt Nam đã có những hoạt động dân sự - quân sự (CIMIC) hỗ trợ y tế cho người dân nơi đây nhằm phòng chống...

Ngành Du lịch hướng mục tiêu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2025

Năm 2025, ngành Du lịch Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách, đạt doanh thu 26.000 tỉ đồng. ...

Traphaco chốt quyền tạm ứng cổ tức 20% bằng tiền

Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào 3/1/2025 và cổ tức sẽ được thanh toán tới cổ đông vào ngày 24/1/2025. Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào 3/1/2025 và cổ tức sẽ được thanh toán tới cổ đông vào ngày 24/1/2025. Traphaco sẽ chi...

Mới nhất