Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcĐột phá theo Nghị quyết 57: Để nhà khoa học thực sự...

Đột phá theo Nghị quyết 57: Để nhà khoa học thực sự ở vị trí trung tâm, then chốt



Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã xác định nhà khoa học ở vị trí trung tâm, then chốt, đi cùng với đó là những cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không thể phát triển đột phá nếu thiếu đội ngũ nhà khoa học.

Chú thích ảnh

Tạo cơ chế thu hút, giữ chân nhân tài

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Nghị quyết 57 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo đạt 12 người trên một vạn dân; có từ 40 – 50 tổ chức khoa học công nghệ được xếp hạng khu vực và thế giới. Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, Nghị quyết đã chú trọng việc mở rộng đa dạng các hình thức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng các nhà khoa học, nhà sáng chế; trân trọng từng phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác, hiệu suất công việc, dù là nhỏ nhất.

Đồng thời, có cơ chế, chính sách hấp dẫn về tín dụng, học bổng và học phí để thu hút học sinh, sinh viên giỏi theo học các lĩnh vực toán học, vật lý, sinh học, hoá học, kỹ thuật và công nghệ then chốt, nhất là ở các trình độ sau đại học. Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo tài năng trên nhiều lĩnh vực. Ban hành cơ chế đặc thù thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có trình độ cao về Việt Nam làm việc, sinh sống. Có cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch, sở hữu nhà, đất, thu nhập, môi trường làm việc nhằm thu hút, trọng dụng, giữ chân các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, các “tổng công trình sư” trong và ngoài nước… Xây dựng, kết nối và phát triển mạng lưới chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Bày tỏtán thành quan điểm chỉ đạo của BộChính trị tạiNghị quyết 57 khi xác định “nhà khoa học là nhân tố then chốt”, cùng các giải pháp để thu hút, trọng dụng, giữ chân các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, các “tổng công trình sư” trong và ngoài nước, Tiến sỹ Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, quan điểm này cònđặc biệt hơntrong bối cảnh ViệtNamđang triển khai nhiều dự án lớn quan trọng như: Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, dự án điện hạt nhân, vi mạch bán dẫn, trítuệ nhân tạo…Nếu không có những nhà khoa học chủ trì,hình thành nêncáctập thể khoa học mạnh, chắc chắn những dự án nàykhông thể thành công.

Trướcđây,Nghị quyết 20 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tếđã xác định:“có chính sách trọng dụng đặc biệt đối với cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành, cán bộ khoa học và công nghệ được giao chủ trì nhiệm vụ quan trọng của quốc gia, cán bộ khoa học và công nghệ trẻ tài năng”.Tuy nhiên, nội dung này chưa được triển khai do bị ràng buộc bởi nhiều quy định tại nhiều luật khác nhau.

“Để nhà khoa học thực sự là nhân tố then chốt, cần phải có các cơ chế, chính sách trọng dụng, đãi ngộ họ tốt hơn. Nghị quyết 57 đã nêu ra được nhiều giải pháp quan trọng. Song, cần lưu ý rằng, chế độ đãi ngộ cho nhà khoa học không chỉ đơn thuần là tiền lương và thu nhập mà quan trọng hơn là điều kiện làm việc và môi trường sáng tạo (chế độ visa, nhà ở, đi lại cho bản thân họ và gia đình…), tức là phải giao cho nhà khoa học quyền tự chủ cao nhất trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Họ phải có quyền tự chủ cả về tài chính, tổ chức, nhân sự”, Tiến sỹ Nguyễn Quân nêu ý kiến cụ thể.

Tiếnsỹ Nguyễn Quân cho rằng, cầnrà soát sửa đổi các luật có liên quan, gồm Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý tài sản công, Luật Viên chức… để có các cơ chế chính sách thực sự đột phá, tạo thuận lợi cho nhà khoa học.Một việc cần làm ngay để thực hiện cơ chế quỹ là nên dành một tỷ lệ thích đáng kinh phí ngân sách cho hoạt động R&D (ví dụ 10% hoặc 15% trong số 3% tổng chi ngân sách dành cho khoa học, công nghệ) để phân bổ ngay từ đầu năm tài chính cho các quỹ phát triển khoa học và công nghệ từ Trung ương đến địa phương mà không yêu cầu phải có danh mục các nhiệm vụ được phê duyệt trước như cách làm hiện nay, qua đó giúp nhà khoa học chủ động triển khai các hoạt động nghiên cứu ngay khi có nhiệm vụ nghiên cứu được đề xuất và đặt hàng.

Chắp cánh đam mê cho nhà khoa học

Chú thích ảnh

Về phía các nhà khoa học, Tiến sỹ Phạm Huy Hiệu, Giảng viên Kỹ thuật & Khoa học Máy tính, Trường Đại học VinUni; Trưởng ban Nghiên cứu, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 57 cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Đặc biệt, Tiến sỹ Hiệu đánh giá cao việc Nghị quyết ban hành cơ chế đặc thù thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có trình độ cao về Việt Nam làm việc, sinh sống. Điều này không chỉ định vị đúng vai trò và vị trí của các nhà khoa học trong xã hội, mà còn khơi dậy khát vọng cống hiến và sự dấn thân của đội ngũ trí thức trong và ngoài nước, tạo động lực để họ nỗ lực thực hiện trách nhiệm và sứ mệnh trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

 

Với những chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết 57, Giáo sư, Tiến sỹ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho rằng, để trở thành nhân tố then chốt, giới trí thức, nhà khoa học cần tiếp tục chủ động, sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật kiến thức mới. Quan trọng nhất là hướng các nghiên cứu của mình vào những vấn đề thực tiễn mà đất nước đang cần như sử dụng hợp lý tài nguyên, phòng tránh thiên tai và bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, an ninh lương thực và phát triển bền vững và nhiều lĩnh vực khác,..

Bên cạnh đó, việc truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho thế hệ trẻ qua giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu là cần thiết. Điều này không chỉ giúp lan tỏa tinh thần yêu khoa học mà còn thúc đẩy khát vọng sáng tạo trong cộng đồng. Các nhà khoa học cũng cần tích cực tham gia vào quá trình xây dựng chính sách, trở thành cầu nối giữa khoa học và cơ quan hoạch định chính sách. Điều này giúp các chính sách được xây dựng trên cơ sở khoa học, sát với thực tiễn và có tính khả thi.

Trong bài viết nhân dịp chào đón năm mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu yêu cầu cụ thể: “Xác định rõ và có cơ chế, chính sách, giải pháp đột phá cả ở tầm chiến lược và sách lược để nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đối số thực sự là quốc sách hàng đầu theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW, tạo sự bứt phá, bay cao, vươn xa trong nỗ lực “bắt kịp, tiến cùng, tăng tốc, bứt phá và vượt lên “, đưa đất nước vào quỹ đạo phát triển nhanh và bền vững”.

Ngay sau Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 3 của Chính phủ, ngày 13/1, Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra với sự tham dự của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, địa phương cả nước. Không chỉ nhà trí thức, nhà khoa học mà toàn thể nhân dân đều đang mong chờ một cuộc cách mạng đột phá trên con đường phát triển đất nước, hướng tới “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”. Như lời thúc giục, hiệu triệu mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ: “Chúng ta cần quán triệt và hành động khẩn trương, quyết liệt, biến nhận thức thành hành động cụ thể, ý chí thành hiện thực. Mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất cơ hội, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với nhân dân”.


Theo TTXVN





Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/dot-pha-theo-nghi-quyet-57-de-nha-khoa-hoc-thuc-su-o-vi-tri-trung-tam-then-chot/20250113100151554

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm và nhiều lãnh đạo dự hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Sáng 13-1, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng nhiều lãnh đạo dự hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự hội nghị - Ảnh: GIA HÂN Sáng 13-1, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng...

Kỷ nguyên số và Nghị quyết 57: Bản đồ chiến lược cho Việt Nam vươn tầm thế giới

Kỷ nguyên số và Nghị quyết 57: Bản đồ chiến lược cho Việt Nam vươn tầm thế giới MỞ ĐẦU Trong vòng một thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến quá trình chuyển đổi số (CĐS) diễn ra mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển đột phá về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) và những thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật số. Những thành tựu trong công nghệ dữ liệu lớn (Big...

Khơi thông nguồn lực khoa học công nghệ đưa Việt Nam cất cánh

TP - Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban. Báo Tiền Phong tổ chức tuyến bài nêu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý về giải pháp tháo gỡ những nút thắt, khơi thông nguồn lực,...

Một công ty bị phạt và truy thu thuế hơn 13 tỉ đồng

(NLĐO)- Công ty CP Máy - Thiết bị Dầu khí mới đây đã thông báo nhận quyết định xử phạt hành chính về thuế. ...

Ông chủ Facebook chỉ trích Apple vì thiếu đổi mới

CEO Meta - công ty mẹ của Facebook, Mark Zuckerberg, vừa lên tiếng chỉ trích gã khổng lồ công nghệ Apple vì thiếu đổi mới và tùy tiện áp dụng “quy tắc ngẫu nhiên”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cơ hội hợp tác năng lượng cho doanh nghiệp ASEAN

DNVN - Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN (VCAE 2025) từ ngày 24-26/4/2025 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế ICE Hanoi – 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. ...

Chống lãng phí đất đai – Bài cuối: Gỡ điểm nghẽn

Có thể thấy đất nông nghiệp công ích ở Hà Nội chưa phát huy được giá trị sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai, gây thất thu ngân sách. Vấn đề là làm sao để tháo gỡ những điểm nghẽn đưa đất nông nghiệp công ích vào sản xuất. Điều này, không...

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

DNVN - Theo quyết định số 72/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo. ...

Doanh nghiệp làm gì để ứng phó phòng vệ thương mại năm 2025?

Để bảo vệ nền sản xuất trong nước, năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại tiếp tục điều tra, rà soát 10 vụ việc đã khởi xướng trong năm 2023; khởi xướng điều tra 06 vụ việc mới, khởi xướng rà soát 03 vụ việc rà soát cuối kỳ; khởi xướng 01 rà soát hàng năm, tiếp nhận và xử lý 07 hồ sơ đề nghị điều tra và rà soát mới.Nhận định về năm 2025, ông Trung...

Chống lãng phí đất đai – Bài 2: Hậu quả lớn thất thu ngân sách

Theo số liệu của Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội, tổng quỹ đất nông nghiệp công ích trên địa bàn là khoảng 10.754,34 ha; trong đó, có tới 3.286 trường hợp vi phạm với diện tích là 170,66 ha đất, chiếm 1,58% diện tích đất nông nghiệp công ích của thành phố.Muôn kiểu vi phạmViphạm trên đất nông nghiệp công ích được phân thành 4 nhóm. Nhóm tự ý chuyển mục đích sử dụng đất...

Bài đọc nhiều

Trình duyệt web Việt Cốc Cốc được đánh giá ngang ngửa ‘ông lớn’ Google Chrome, Apple Safari

Báo cáo The Connected Consumer quý 3 năm 2024 của hãng Decision Lab đánh giá trình duyệt Cốc Cốc của Việt Nam đạt nhiều điểm số cạnh tranh với Google Chrome và Apple Safari. Theo kết quả khảo sát của Decision Lab tại thị...

Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long

(NLĐO) - Loài sinh vật chưa từng được biết đến đã xuất hiện một cách vô lý trong những phiến đá 230 triệu năm tuổi ở bang Wyoming - Mỹ. ...

Năm 2025: Mạng xã hội sẽ ‘vì xã hội’ hơn

Năm 2025, mạng xã hội sẽ "thay da đổi thịt" để trở về với đúng tôn chỉ là "nền tảng vì lợi ích chung của xã hội" (prosocial media). Đây là xu hướng được các trang tin công nghệ dự đoán.Đây có vẻ...

Agribank được công nhận đạt chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” của Bộ Công an

Tham dự chương trình có Trung tướng Nguyễn Đình Thuận - Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an; Thượng tá Đặng Thị Anh...

Tài trợ nghiên cứu cơ bản hướng đến các nhiệm vụ khoa học, công nghệ lớn

Nhiều năm qua, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) đã góp phần tạo dựng môi trường nghiên cứu theo chuẩn quốc tế, qua đó nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, chất lượng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ. Bà Trương Thị Thanh Huyền, đại diện đơn vị quản lý nhiệm vụ của Cơ quan điều hành Quỹ NAFOSTED cho biết: Năm...

Cùng chuyên mục

Kho báu ngàn năm lộ ra giữa công trường nhà máy hạt nhân

(NLĐO) - "Tôi đã run rẩy khi lần đầu tiên khai quật nó" - một nhà khảo cổ nói về kho báu tình cờ được tìm thấy ở hạt Suffolk - Anh. ...

Việt Nam-Đức tăng cường hợp tác kỹ thuật phát triển điện mặt trời mái nhà

NDO - Với tiềm năng to lớn về năng lượng tái tạo, Việt Nam đã triển khai một số dự án hợp tác thành công với Đức về phát triển điện mặt trời mái nhà. Đây được xem là nền tảng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kỹ thuật phát triển điện mặt trời mái nhà giữa 2 bên, qua đó giúp Việt Nam tiếp tục phát triển điện mặt trời trong cơ cấu năng lượng...

Năm 2025: Mạng xã hội sẽ ‘vì xã hội’ hơn

Năm 2025, mạng xã hội sẽ "thay da đổi thịt" để trở về với đúng tôn chỉ là "nền tảng vì lợi ích chung của xã hội" (prosocial media). Đây là xu hướng được các trang tin công nghệ dự đoán.Đây có vẻ...

Từ thế giới 13 tỉ năm trước, “quái vật” nhắm thẳng Trái Đất

(NLĐO) - "Quái vật" blazar xa nhất từng được xác định đã cung cấp cái nhìn hiếm hoi về kỷ nguyên tái ion hóa của vũ trụ. ...

Bí ẩn “kim tự tháp Nam Cực” và kho tàng nửa tỉ năm

(NLĐO) - Một cấu trúc hình kim tự tháp nổi bật giữa biển tuyết ở Nam Cực đã làm dấy lên các thuyết âm mưu về người ngoài hành tinh. ...

Mới nhất

OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ Tết

Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) của Quảng Ninh đã khẳng định vị thế, mở ra nhiều cơ hội cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao giá trị nông sản. Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh trở thành thương hiệu được nhiều người tin dùng. Chuẩn bị Tết Nguyên đán 2025, sản phẩm OCOP...

Xứ Thanh – Nơi hội tụ sản phẩm tinh hoa (Bài 2): Sản phẩm OCOP khẳng định thương hiệu, vươn tầm quốc tế

 Xứ Thanh vốn là mảnh đất có nhiều sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu gắn với văn hóa, truyền thống của đồng bào các dân tộc. Những sản phẩm đó không chỉ chứa đựng tinh hoa văn hóa mà còn góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Thông qua “làn gió” của Chương trình...

Bài tập nào đốt cháy nhiều calo nhất?

Các bài tập thể dục luôn được xem là phương pháp hiệu quả để giảm cân và duy trì sức khỏe. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm và nhiều lãnh đạo dự hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Sáng 13-1, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng nhiều lãnh đạo dự hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự hội nghị - Ảnh: GIA HÂN Sáng 13-1, Ban Bí thư Trung...

4 trong số 6 nạn nhân tử vong là trẻ em

(NLĐO) - Theo cơ quan chức năng, 6 nạn nhân tử vong trong vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng có quan hệ họ hàng...

Mới nhất