Trang chủEnterpriseTổng công ty đường sắt Việt NamĐột phá thể chế, tạo "đòn bẩy" phát triển đường sắt

Đột phá thể chế, tạo “đòn bẩy” phát triển đường sắt

Hôm nay (10/1), Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội do ông Tạ Đình Thi, Phó chủ nhiệm Ủy ban làm trưởng đoàn đã khảo sát tại Hải Phòng, phục vụ thẩm tra dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).

Phát triển đường sắt không thể chậm trễ

Phát biểu tại hội nghị làm việc với UBND TP Hải Phòng, ông Tạ Đình Thi nhấn mạnh: Phát triển đường sắt không thể chậm trễ hơn nữa. Muốn vậy phải có đột phá về thể chế. Thể chế phải đi trước một bước.

Luật Đường sắt (sửa đổi) được xây dựng nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, yêu cầu đặt ra là phải kiến tạo, phát triển. Những gì là rào cản, nhất là về thủ tục thì phải xóa bỏ. Luật phải trúng và đúng, đáp ứng được yêu cầu, khả thi cao và có đời sống dài hạn.

Đối với phát triển đường sắt địa bàn TP Hải Phòng, ông Thi nói: Hải Phòng có đầy đủ 5 phương thức: Đường bộ, đường sắt, cảng thủy nội địa, cảng biển và cảng hàng không. Cần phải kết nối các phương thức này, trong đó kết nối đường sắt với cảng biển vì vận tải đường sắt giá thành rẻ, khối lượng lớn, giảm được chi phí logistics. Phải đảm bảo từ công tác quy hoạch, đầu tư cho đến tổ chức thực hiện và quản lý Nhà nước.

Đột phá thể chế, tạo

Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT Quốc hội Tạ Đình Thi nhấn mạnh, cần sửa đổi Luật Đường sắt, tạo hành lang phát triển đường sắt.

“Chúng ta nói phát triển thị trường, hệ sinh thái đường sắt, logistics mà không có quy định, hành lang pháp lý thì không phát triển được. Hải Phòng cần có ý kiến cụ thể về các nội dung huy động nguồn vốn xã hội hóa, về dành quỹ đất, không gian để phát triển đường sắt để thực sự hiệu quả. Cần quan tâm làm rõ các kết nối và phải từ quy hoạch. Từ đó quy định rõ trong Luật, cùng đó là các chính sách đặc thù”, ông Thi nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, những năm gần đây, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng khoảng 200 triệu tấn, nhưng vận tải bằng đường sắt chỉ khoảng 700.000 tấn, chiếm chưa đến 0,03%. Trong khi đó, dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua cảng sẽ tăng đến 300 triệu tấn vào năm 2030, đường bộ sẽ không thể đảm nhận được. Do vậy, cần thúc đẩy phát triển đường sắt để rút và gom hàng; phải đầu tư đường sắt kết nối với cảng biển, ICD, các khu công nghiệp đã định hình và cả tiềm năng như khu Nam Đồ Sơn.

“Tuy nhiên, cần có cơ chế thu hút vốn xã hội hóa. Ví dụ đường sắt tại khu ga là Nhà nước đầu tư, nhưng nhà ga, công trình phụ trợ, dịch vụ thì cho nhà đầu tư làm, trong đó có nhà đầu tư ICD xung quanh ga. Khi đó Nhà nước làm xong đường sắt thì các khu khác cũng xong, có thể khai thác đồng bộ”, ông Thọ gợi ý.

Tại hội nghị, các đại biểu đoàn công tác và các sở, địa phương thuộc TP Hải Phòng đã nêu nhiều nội dung cần làm rõ, cụ thể tại Dự thảo Luật về đầu tư hạ tầng kết nối các phương thức vận tải, huy động vốn ngoài Nhà nước… Đặc biệt là đối với một thành phố là trung tâm logistics, cảng biển lớn của miền Bắc như Hải Phòng, cần có các quy định cụ thể để phát triển mạng lưới đường sắt gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng.

Giải đáp các ý kiến của đại biểu, ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho biết, hiện vướng mắc lớn nhất của Hải Phòng trong thực thi Luật hiện hành là xây dựng đường gom, hàng rào để xóa lối đi tự mở. Do yếu tố lịch sử, dân cư sinh sống hai bên hành lang đường sắt đông đúc, nên để làm đường gom ngoài hành lang đường sắt rất khó khăn do vướng giải phóng mặt bằng.

Hiện các vướng mắc đã được đưa vào giải quyết bằng các quy định, chính sách trong Dự thảo Luật. Về kết nối đường sắt, quy định cụ thể các cảng biển, cảng hàng không có công suất bao nhiêu thì phải có đường sắt kết nối. Về khai thác quỹ đất vùng phụ cận, dự thảo Luật phân cấp, phân quyền cho địa phương, nhất là về quy hoạch để chủ động đầu tư, khai thác.

Bà Trần Thị Minh Hiền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ GTVT nhấn mạnh, kỳ vọng của các chủ thể là Luật Đường sắt (sửa đổi) sẽ mở rộng hành lang pháp lý để đường sắt phát triển, đặc biệt là thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, bao gồm xã hội hóa. Tuy nhiên, để đột phá, ngoài Luật Đường sắt, cần cả các quy định từ các quy định pháp luật khác như Luật Đầu tư công, Luật PPP…

Sớm có quy định về đầu tư hạ tầng đường sắt kết nối

Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực đường sắt, đại diện Sở GTVT Hải Phòng cho biết, Hải Phòng là điểm cuối của tuyến đường sắt khổ 1.000 mm Hà Nội – Hải Phòng, tuyến có kết nối với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội đi Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên và TP. Hồ Chí Minh.

Đột phá thể chế, tạo

Đoàn công tác khảo sát vị trí dự kiến đầu tư đường sắt kết nối tại cảng Lạch Huyện.

Trong rất nhiều năm qua, tuyến đường sắt trên địa bàn TP Hải Phòng không thay đổi, hạ tầng đường sắt cũ kỹ. Chưa kết nối nối được với các phương thức vận tải khác ngoài đường bộ, đặc biệt các khu vực cảng biển như khu bến Đình Vũ, cảng Lạch Huyện là các khu bến chuyên container chưa có đường sắt kết nối trực tiếp và hiện chủ yếu sử dụng phương thức vận chuyển đường bộ. Cần đầu tư để có thể kết nối vào các khu vực cảng biển đã được đầu tư xây dựng như cảng Đình Vũ, cảng cửa ngõ Quốc tế Lạch Huyện và khu vực dự kiến đầu tư cảng Nam Đồ Sơn.

Về tình hình thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, đến nay hành lang an toàn đường sắt tuyến Gia Lâm – Hải Phòng trên địa bàn thành phố cơ bản được đảm bảo, không có công trình ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông đường sắt. Thời gian qua, bằng nhiều biện pháp, nguồn vốn đã thi công xây dựng hàng rào, đường gom, xóa lối đi tự mở. Trong đó, năm 2023 xóa được 8/25 vị trí; năm 2024 xây dựng được 6 đoạn đường gom, hàng rào, xóa được 6 vị trí…

Theo đại diện Sở GTVT, sau hơn 5 năm triển khai, Luật Đường sắt 2017 đã phát huy hiệu quả, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của lĩnh vực đường sắt.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Luật Đường sắt 2017 cũng đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập như: Chưa có quy định về đầu tư xây dựng đường sắt địa phương phục vụ nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa trong địa giới hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Chưa có quy định yêu cầu ràng buộc về kết nối đường sắt với trung tâm các đô thị lớn, cảng biển, cảng hàng không, các khu đầu mối hàng hóa lớn, vì vậy trong thực tế khi xây dựng cảng biển, các chủ đầu tư không đầu tư xây dựng đường sắt kết nối với cảng.

“Cùng đó, chưa có yêu cầu ràng buộc về kết nối đường sắt với các phương thức vận tải hành khách công cộng tại các trung tâm đô thị; hay quy định về khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga đường sắt. Do đó, việc nghiên cứu, bổ sung các nội dung trong dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) là cần thiết và phù hợp với nhu cầu thực tiễn”, đại diện Sở GTVT TP Hải Phòng nói và kiến nghị Luật Đường sắt (sửa đổi) cần có những quy định được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển.

Đồng thời đề nghị, trong dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) có đưa ra quy định về đường sắt vùng, tuy nhiên cần làm rõ thêm đường sắt vùng sẽ thuộc hệ thống đường sắt quốc gia hay đường sắt địa phương; xem xét có cơ chế hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương để phát triển (đầu tư, quản lý, bảo trì) đường sắt vùng trong trường hợp thuộc hệ thống đường sắt địa phương.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dot-pha-the-che-tao-don-bay-phat-trien-duong-sat-19225011014183639.htm

Cùng chủ đề

Năm 2025, VIMC quyết tâm tạo động lực tăng trưởng mới

Năm 2025 Tổng công ty hàng hải Việt Nam (VIMC) tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng bền vững các hoạt động cốt lõi, quyết tâm tạo động lực tăng trưởng mới trên cơ sở hệ sinh thái cảng biển - vận tải biển - logistics. Lợi nhuận lớn Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng Giám đốc VIMC cho biết, năm 2025 tổng công ty đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó sản lượng hàng hóa qua cảng đạt hơn 145...

Tắm khoáng nóng bốn mùa

(CLO) Hơn cả một tiện ích chăm sóc sức khoẻ đẳng cấp, dịch vụ tắm khoáng nóng Onsen bốn mùa chuẩn Nhật còn là một đặc quyền tôn vinh vị thế của những chủ nhân tinh hoa tại phân khu The Komorebi trên “đảo tỷ phú” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên,...

Hoàn thành nghị quyết của Chính phủ về đường sắt tốc độ cao trong tháng 1/2025

Phó thủ tướng yêu cầu, trong dự thảo nghị quyết cần xây dựng kế hoạch, tiến độ chi tiết các thủ tục, công việc chính phải thực hiện, dự kiến kế hoạch tổng thể để khai thác, vận hành đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. ...

Khi nào thi công mở rộng hầm đường bộ Đèo Ngang?

Dự kiến ngày 15/1, dự án xây dựng hầm Đèo Ngang và các cầu, đường dẫn vào hầm thuộc 2 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình được nhà thầu triển khai. Ngày 8/1, thông tin với PV Báo Giao thông, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự...

Quy định mới về định mức bảo dưỡng đường sắt

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 59/2024/TT-BGTVT ngày 3/12/2024 “Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia”, có hiệu lực từ 18/1/2025. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đồng Nai xây 3 tuyến đường quanh siêu trung tâm thương mại 6.000 tỷ

Các tuyến đường quanh siêu trung tâm thương mại sẽ được xây dựng với lộ giới từ 12-24m. Khi dự án hoàn thành sẽ bàn giao cho Nhà nước quản lý, phục vụ đi lại của người dân địa phương. ...

Các “ông lớn” công nghệ đua nhau ủng hộ quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Google vừa thông báo quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump, trở thành công ty công nghệ lớn mới nhất cố gắng tạo thiện chí với chính quyền mới của Mỹ. ...

Hùng Huỳnh của “Anh trai say hi” tung bằng chứng không đạo nhái MV của Jungkook (BTS)

Đại diện pháp lý khẳng định MV "Chẳng thể nhắm mắt" của Hùng Huỳnh không đạo nhái MV "Standing next to you" của Jungkook (thành viên nhóm nhạc BTS). ...

Thông tuyến cao tốc Đồng Đăng

UBND hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn hiện đã bàn giao hơn 99% mặt bằng cho nhà thầu thi công, phấn đấu thông tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh ngay trong năm 2025. ...

Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

Với những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh được UNESCO vinh danh, đến nay Thừa Thiên - Huế là tỉnh thành duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản thế giới, gồm 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế (Cửu đỉnh) được vinh danh là Di sản tư liệu thế giới ngày 8/5/2024, là niềm tự hào...

Bài đọc nhiều

TGĐ Hoàng Gia Khánh tiếp đón Chủ tịch CRCC tham quan ga Hà Nội

Ngày 12/10/2024, tại Ga Hà Nội, Tổng giám đốc Hoàng Gia Khánh đã chủ trì tiếp đón đoàn công tác của Công ty HH CP Xây dựng Đường sắt Trung Quốc (CRCC) do ông Đới Hòa Căn, Chủ tịch HĐQT, bí thư Đảng ủy CRCC làm trưởng đoàn. Tại buổi tiếp đón, Tổng giám đốc Hoàng Gia Khánh đã giới thiệu với ông Đới Hòa Căn và đoàn công tác sơ lược lịch sử hình thành, phát triển ga Hà...

Quy định mới về định mức bảo dưỡng đường sắt

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 59/2024/TT-BGTVT ngày 3/12/2024 “Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia”, có hiệu lực từ 18/1/2025. ...

Đường sắt tăng tàu du lịch Đà Lạt, khách được xem hòa tấu âm nhạc miễn phí

Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đây là một...

Đường sắt giảm giá 20% cho khách mua vé sớm

Tin từ Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, đường sắt thực...

Thông tuyến đường sắt Bắc – Nam sau bão số 3, tàu chạy bình thường

TCT Đường sắt Bắc - Nam đã khắc phục xong ảnh hưởng bão số 3, nhanh chóng thông tuyến đảm bảo tàu chạy bình thường trở lại. Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, sáng sớm nay (8/9), đơn vị này đã khắc phục xong các vị trí cây đổ vào đường sắt Bắc - Nam do bão số 3 qua Hà Nội khiến một số đoàn tàu phải chờ dọc đường, các đoàn xuất phát ga Hà Nội...

Cùng chuyên mục

Quy định mới về định mức bảo dưỡng đường sắt

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 59/2024/TT-BGTVT ngày 3/12/2024 “Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia”, có hiệu lực từ 18/1/2025. ...

Những sự kiện nổi bật của ngành Đường sắt năm 2024

Năm 2024, giao thông vận tải đường sắt bị gián đoạn và thiệt hại nặng nề sự cố sạt lở tại hầm Chí Thạnh, hầm Bãi Gió; ảnh hưởng của cơn bão Yagi, Trà Mi và nhiều đợt mưa lũ khiến hạ tầng hư hỏng nặng. Tuy nhiên, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực, duy trì đà tăng trưởng, các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận đều vượt kế...

Tăng cường phát triển hạ tầng logistics đường sắt, kết nối khu vực

Chiều 7/1, Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP T&Y Superport Vĩnh Phúc (Việt Nam SuperPortTM) để phát triển hạ tầng logistics đường sắt. Đây là bước quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics và nâng cao quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực. Biên bản ghi nhớ nhấn mạnh việc triển khai chiến lược phát...

Ngành Đường sắt tăng trưởng hai con số năm 2024

Ngày 6/1, tại Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025. Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy; Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh và lãnh đạo một số bộ, ngành. Báo cáo tại hội nghị, ông Hoàng Gia Khánh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt...

Đề xuất trình Quốc hội dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Chính phủ đề xuất trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ở kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 9, diễn ra cuối tháng 2/2025. ...

Mới nhất

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai)...

Thủ tướng Nga sắp thăm Việt Nam

(NLĐO)- Thủ tướng Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15-1. ...

Hàng ngàn học sinh ở Thái Bình làm lại bài kiểm tra học kỳ 1 do nhầm đề thi

Học sinh lớp 7 tại TP Thái Bình (Thái Bình) đã phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 1 môn Toán sau sự cố nhầm đề thi. Sáng nay (10/1), hàng nghìn học sinh lớp 7 tại TP Thái Bình đã có mặt tại trường để làm bài kiểm tra môn Toán học kỳ 1 năm học 2024 -...

Một điểm yếu của Mỹ lại chính là “quân bài mạnh” với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1 và nhiều chuyên gia dự báo, ông sẽ khơi mào chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Đất hiếm là một trong những nguồn tài nguyên dự kiến ​​bị cuốn vào cuộc chiến này.

Mới nhất

Tăng 3 phiên liên tiếp