Trang chủSự kiệnĐột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc...

Đột phá mở đường cho Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Bài 1: Thời khắc lịch sử và khát vọng mang tên “5 giờ 30 phút”

Những đại công trình như Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư sẽ là động lực mới, giúp gia tăng tốc độ cho mũi đột phá chiến lược hạ tầng trong kỷ nguyên mới.

Chỉ còn hơn một năm nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV sẽ được tổ chức, đánh dấu thời điểm cả nước bước vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Hạ tầng giao thông có sứ mệnh “đi trước mở đường”, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Bởi vậy, việc tổng kết, đánh giá bài học, kinh nghiệm trong quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông – lĩnh vực đã có bước tăng tốc ngoạn mục trong giai đoạn 2021-2025 – không chỉ góp phần nối dài thành công, mà còn gợi mở những giải pháp triển khai có hiệu quả các công trình hạ tầng chiến lược, có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái với tầm nhìn trăm năm cho đất nước.

Bài 1: Thời khắc lịch sử và khát vọng mang tên “5 giờ 30 phút”

Những đại công trình như Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư sẽ là động lực mới, giúp gia tăng tốc độ cho mũi đột phá chiến lược hạ tầng trong kỷ nguyên mới.

Công trình của ý Đảng, lòng dân

“14h45’ ngày 30/11/2024 – thời điểm các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam chắc chắn sẽ là một trong những thời khắc lịch sử không chỉ đối với ngành đường sắt, mà còn đối với toàn ngành giao thông”, ông Lê Bằng An, thành viên Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam không giấu sự xúc động khi theo dõi buổi làm việc cuối kỳ của Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV được phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.

Gắn bó cả cuộc đời với ngành đường sắt, ông An trải qua nhiều vị trí, từ tiếp viên trên tàu, cán bộ điều độ, đến trưởng ga, cán bộ quản lý cấp tổng công ty. Tình yêu đối với nhà ga, con tàu của người cán bộ thuộc thế hệ 7X này bắt nguồn từ chính khu tập thể đường sắt và cung đường sắt nơi cha mẹ  của ông công tác…

Đối với những “người đường sắt”, thời gian 5 giờ 30 phút cho hành trình Hà Nội – TP.HCM của mác tàu đường sắt tốc độ cao cao nhất trong tương lai so với hành trình hơn 30 giờ hiện nay thể hiện rõ nhất khát khao “Đổi mới” của ngành đường sắt.

Từng giữ vai trò là một trong những động mạch chủ, xương sống vận tải của quốc gia, nhưng nhiều thập kỷ trở lại đây, đường sắt đánh mất vai trò, khi thị phần vận tải hành khách chỉ chiếm 0,12%; thị phần vận tải hàng hóa chỉ chiếm 0,4% toàn ngành giao thông.

“Đây là công trình hạ tầng giao thông giúp ngành đường sắt chuyển mình, tiến thẳng lên hiện đại hóa. Tôi cho rằng, những hiệu ứng tích cực của Dự án đối với kinh tế – xã hội đất nước sẽ lan tỏa ngay từ bây giờ, chứ không phải đợi đến khi tuyến đường sắt tốc độ cao này đi vào khai thác toàn tuyến năm 2035”, ông An đánh giá.

Cần phải nói thêm rằng, tân Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) Trần Hồng Minh và tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chính là những người hạnh phúc nhất khi chứng kiến 443/454 đại biểu Quốc hội có mặt tại Hội trường bấm nút thông qua chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Hai vị bộ trưởng này là chứng nhân lịch sử cho bước chuyển giai đoạn quan trọng bậc nhất của Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – đại dự án đã phải mất tới 18 năm chuẩn bị để được thông qua chủ trương đầu tư.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng là người trực tiếp chỉ đạo giai đoạn tăng tốc nghiên cứu, hoàn thiện Đề án; thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký Tờ trình gửi Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Bộ trưởng Trần Hồng Minh – vị tướng quân đội thứ 3 đảm nhận vị trí tư lệnh ngành GTVT – là người sẽ tiếp nối các công việc quan trọng, trong đó có việc tổ chức lập Báo cáo Nghiên cứu khả thi cho công trình hạ tầng “trăm năm có một” này.

“Với 92,48% số phiếu tán thành, Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam chính là công trình của ý Đảng, lòng dân; đồng thời thể hiện ý chí thống nhất, quyết tâm cụ thể hóa mục tiêu đột phá kết cấu hạ tầng, trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt ra”, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh cho biết.

Tân Bộ trưởng Bộ GTVT khẳng định, Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam không chỉ là một công trình của ngành giao thông, mà là công trình động lực, mang tính biểu tượng, tạo sức bật cho nền kinh tế, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu.

Nếu được triển khai theo đúng mục tiêu mà Quốc hội đề ra, công trình có một không hai trong lịch sử ngành GTVT này còn tạo “hiệu ứng cánh bướm” to lớn khi góp phần phát triển công nghiệp xây dựng, vật liệu xây dựng; phát triển du lịch, dịch vụ, đô thị; giảm ô nhiễm môi trường; giảm tai nạn giao thông; tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế; tạo ra hàng triệu việc làm.

Trong thời gian xây dựng, ước tính Dự án góp phần giúp GDP bình quân của cả nước tăng thêm khoảng 0,97 điểm phần trăm mỗi năm. Đây là chỉ số lan tỏa mà chưa một công trình hạ tầng giao thông nào tại nước ta đạt được.

Công trình Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư sẽ là động lực mới giúp gia tăng tốc độ cho mũi đột phá chiến lược hạ tầng với tầm nhìn dài hạn. Đồ họa: Đan Nguyễn

Định vị những việc lớn, việc khó

Trước đó, tại Hội nghị toàn quốc Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII được tổ chức vào ngày 20/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là yêu cầu khách quan, lựa chọn mang tính chiến lược để phát triển hạ tầng đất nước.

Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, vào năm 2010, kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, GDP bình quân đầu người mới hơn 1.000 USD, GDP hơn 100 tỷ USD, nên việc đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam phải tạm gác lại. Đến nay, GDP của Việt Nam đã gấp 3 – 4 lần và có dư địa để thực hiện đầu tư toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đúng theo kỳ vọng của nhân dân.

“Thế và lực của đất nước hiện nay cho phép chúng ta triển khai Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tinh thần tự lực, tự cường theo phương châm thủ tục rút gọn, thi công rút ngắn”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Cũng tại Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV, Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận được Chính phủ chính thức trình Quốc hội tiếp tục chủ trương đầu tư với mục tiêu góp phần bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững, đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Khi hoàn thành, dự án hạ tầng chiến lược về năng lượng này sẽ là một trong những nguồn cung cấp điện ổn định cho tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và hàng chục tuyến đường sắt đô thị khác trong tương lai.

Riêng với ngành GTVT, nếu tính cả việc nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất; xây dựng tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ, các tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc, Campuchia; đầu tư mới 580 km đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM…, với tổng vốn đầu tư lên tới gần 150 tỷ USD, chắc chắn, giai đoạn 2025 – 2035 sẽ trở thành “thập kỷ” của đường sắt, nối tiếp thời kỳ bùng nổ về phát triển đường bộ cao tốc khởi phát từ năm 2020 tới nay.

Để tiếp nối sứ mệnh “đi trước mở đường”, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, ngoài đường sắt, trong giai đoạn 2026 – 2030, ngành GTVT vẫn phải ưu tiên nguồn lực để đầu tư hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam, các trục cao tốc Đông – Tây quan trọng để hướng tới mục tiêu hoàn thành 5.000 km đường cao tốc vào năm 2030; các tuyến giao thông kết nối đa phương thức theo quy hoạch; các tuyến đường thủy nội địa có nhu cầu vận tải lớn.

Bên cạnh các công trình hạ tầng nói trên, có 2 đại dự án xứng đáng góp mặt trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2026 – 2030. Đó là Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Cần Giờ và việc xem xét đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành để sớm đạt công suất 100 triệu lượt hành khách/năm.

Khi thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành với điểm nhấn là đầu tư thêm 1 đường cất hạ cánh ngay trong giai đoạn I vào tháng 10/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã rất tiếc nuối khi chúng ta không đặt ngay mục tiêu xây dựng sân bay này trở thành cảng hàng không trung chuyển.

“Trở thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế là cách duy nhất để Cảng hàng không quốc tế Long Thành cạnh tranh với các sân bay lớn trong khu vực. Thay vì đợi xuất hiện nhu cầu rồi mới đầu tư, chúng ta phải tư duy lại với tầm nhìn dài hạn, chủ động tạo cầu như cách mà Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đã làm sân bay Dubai, hay Thái Lan với sân bay Suvarnabhumi”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định.

Trong khi đó, Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Cần Giờ, nếu được triển khai sớm, sẽ đưa TP.HCM vào vị thế “mặt tiền” của các tuyến đường hàng hải quan trọng nhất của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời định vị vị thế quan trọng của hàng hải Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo ông Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình đường bộ, việc Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, hay Chính phủ đang khẩn trương xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư Cảng cửa ngõ quốc tế Cần Giờ – những “việc lớn, việc khó” của nhiệm kỳ tới – chỉ là bước khởi đầu cho hành trình dài với nhiều thử thách trước mắt.

Với quy mô công việc khổng lồ, Việt Nam lại chưa có kinh nghiệm, nên đây là những việc lớn, việc khó, đòi hỏi quá trình triển khai cần có sự thống nhất cao về nhận thức trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận xã hội, cũng như một cách làm mới, vượt qua những tiền lệ thông thường.

“Thế giới đang phát triển đường sắt tốc độ cao rất nhanh. Trung Quốc hiện có 47.000 km đường sắt cao tốc, mỗi năm họ phát triển tới 3.000 km. Nếu tiếp tục cách làm như cũ, thì tầm 50 năm nữa mới hoàn thành, đưa vào khác thác Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Vì vậy, phải có cách làm mới, đổi mới cách quản trị, quản lý, cách huy động nguồn lực, đặc biệt là tư vấn, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

(Còn tiếp)

baodautu.vn

Nguồn:https://baodautu.vn/dot-pha-mo-duong-cho-ky-nguyen-vuon-minh-cua-dan-toc—bai-1-thoi-khac-lich-su-va-khat-vong-mang-ten-5-gio-30-phut-d231578.html

Cùng chủ đề

“Đảng cần tập hợp các chuyên gia tài giỏi làm chiến lược”

“Đảng quyết định chủ trương, đường lối phát triển. Quốc hội sẽ biến các chủ trương đó thành pháp luật, chính sách và Chính phủ thực thi. Những chính khách tài giỏi thiết kế các chủ trương phát triển phải tập trung bên Đảng” – TS Nguyễn Sĩ Dũng nói. LTS: Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban chấp hành Trung ương đã quyết liệt thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy chính trị. Tuần Việt Nam đăng tải...

Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X: Viết nên câu chuyện Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Tối 3/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại chủ trì, phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam và các ban, bộ, ngành liên quan tổ chức trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại...

Thông tin đối ngoại đi trước, mở đường giúp đất nước vững vàng vào kỷ nguyên mới

Tối 3/12, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại và các cơ quan liên quan tổ chức lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ 10. Giải thưởng đã thu hút sự tham gia sôi nổi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Các tác phẩm dự thi không chỉ đa dạng về thể loại mà còn phong phú về nội dung, làm nổi...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thời cơ đã đến, để lỡ là có lỗi với nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh không thể chậm trễ được nữa bởi đây là thời cơ và để lỡ thời cơ là có lỗi với đất nước, với nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm - Ảnh: GIA HÂN Sáng 3-12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng sau kỳ họp thứ...

Lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính của TPHCM từ nay đến giữa năm 2025

(Dân trí) - Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường của TPHCM được thực hiện từ nay đến hết tháng 6/2025, chia làm 2 giai đoạn. Các đơn vị hành chính phải hoàn tất bàn giao công việc, tải sản, ổn định bộ máy. Theo kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính xã, phường tại TPHCM giai đoạn 2023-2025, địa phương sẽ hoàn tất việc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ gốc rễ

Do bệnh sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt đây là bệnh lây truyền qua vector là con muỗi vằn nên các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành rất quan tâm. Kiểm soát sốt xuất huyết: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ gốc rễDo bệnh sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt đây là bệnh...

Hoàn thiện Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án

Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án vừa có Thông báo 103/TB-BCĐ kết luận của Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án. Hoàn thiện Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan...

Khánh Hòa xóa “đất ở không hình thành đơn vị ở” tại Khu du lịch Hải Đảo

Tỉnh Khánh Hòa điều chỉnh toàn bộ các loại đất có liên quan đến loại hình “đất ở không hình thành đơn vị ở” sang “đất thương mại dịch vụ, du lịch tại Dự án Khu du lịch Hải Đảo. Khánh Hòa xóa “đất ở không hình thành đơn vị ở” tại Khu du lịch Hải ĐảoTỉnh Khánh Hòa điều chỉnh toàn bộ các loại đất có liên quan đến loại hình “đất ở không hình thành đơn vị ở”...

Sumitomo Corporation đầu tư hàng ngàn tỷ đồng vào Rikkeisoft

Sau thương vụ này, Rikkeisoft sẽ thiết lập một mục tiêu mới, một giấc mơ lớn hơn, thách thức hơn. Rikkeisoft không chỉ dừng lại ở Unicorn (giá trị 1 tỷ USD), mà còn hướng tới Decacorn - một công ty trị giá trên 10 tỷ USD. Sau thương vụ này, Rikkeisoft sẽ thiết lập một mục tiêu mới, một giấc mơ lớn hơn, thách thức hơn. Rikkeisoft không chỉ dừng lại ở Unicorn (giá trị 1 tỷ USD), mà...

Cổ phiếu Dược Hà Tây tăng giá gấp 4 lần, cổ đông Nhật tiếp tục muốn gom thêm

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ 3/12 đến 31/12/2024 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu thành công, ASKA Pharmaceutical Co.,Ltd sẽ sở hữu 38,2% vốn Dược Hà Tây. Cổ phiếu Dược Hà Tây tăng giá gấp 4 lần, cổ đông Nhật tiếp tục muốn gom thêmGiao dịch dự kiến được thực hiện từ 3/12 đến 31/12/2024 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu thành công, ASKA Pharmaceutical Co.,Ltd sẽ sở hữu...

Bài đọc nhiều

Bộ sách Chuyện kể trước giờ đi ngủ được trao Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024

Bộ sách Chuyện kể trước giờ đi ngủ gồm 2 cuốn Nông trại Hoa Đậu Biếc và Soái ca Mèo Mái Ngói đã được trao giải C tại Giải thưởng Sách quốc gia năm 2024. Nhà báo, nhà văn Trần Gia Bảo cùng hai cuốn trong bộ sách Chuyện kể trước giờ đi ngủ vừa được trao giải C tại Giải thưởng Sách quốc gia 2024 - Ảnh: NXB Kim Đồng Tối ngày 29-11, tại Hà Nội đã diễn ra lễ...

Khát vọng thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029 mang trong mình ngọn lửa nhiệt huyết, cùng khát khao cháy bỏng được cống hiến sức trẻ vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.   Tạo cơ hội để thanh niên khởi nghiệp vươn mình ra thế giới Là một doanh nhân trẻ, tôi nhận thấy trong nhiệm kỳ 2019 - 2024 vừa qua, Hội...

Giải thưởng Sách Quốc gia đóng góp vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Giải thưởng Sách Quốc gia sẽ giúp nền văn hóa sách phát triển, vươn xa để tri thức trở thành động lực đưa đất nước phát triển toàn diện trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Trước thềm Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII năm 2024 diễn ra vào tối 29/11 tại Hà Nội, Bộ TTTT phối hợp với các đơn vị tổ chức tiệc Tri ân để bày tỏ lòng biết ơn đến các tác giả,...

Khám phá Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Sau khi mở cửa từ ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, thủ đô Hà Nội) đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu và khám phá. Bảo tàng lưu giữ hơn 150.000 hiện vật quý, ứng dụng nhiều phương pháp trưng bày kết hợp công nghệ hiện đại như: Công nghệ trình chiếu 3D mapping, thiết bị màn hình tra cứu thông tin, media tư...

Cùng chuyên mục

“Đảng cần tập hợp các chuyên gia tài giỏi làm chiến lược”

“Đảng quyết định chủ trương, đường lối phát triển. Quốc hội sẽ biến các chủ trương đó thành pháp luật, chính sách và Chính phủ thực thi. Những chính khách tài giỏi thiết kế các chủ trương phát triển phải tập trung bên Đảng” – TS Nguyễn Sĩ Dũng nói. LTS: Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban chấp hành Trung ương đã quyết liệt thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy chính trị. Tuần Việt Nam đăng tải...

Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Tối 3/12, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đây là sự kiện cấp quốc gia diễn ra hằng năm, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 với mục đích ghi nhận, tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền đối ngoại, đã góp phần lan tỏa hình ảnh...

Toàn cảnh Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Hội đồng Giải thưởng chọn ra 109 tác phẩm/sản phẩm xuất sắc nhất để trao giải; trong đó, có 10 giải Nhất, 20 giải Nhì, 30 giải Ba và 49 giải Khuyến khích. Tối 3/12/2024, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X đã diễn ra tại Hà Nội. Hội đồng Giải thưởng chọn ra 109 tác phẩm/sản phẩm xuất sắc nhất để trao giải; trong đó, có 10 giải Nhất, 20 giải Nhì, 30...

TTXVN giành 18 giải tại Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Tối 3/12, tại Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X, TTXVN tiếp tục gặt hái thành công lớn với 18 giải thưởng gồm 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba và 6 giải Khuyến khích. Tối 3/12/2024, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X đã diễn ra tại Hà Nội. Hội đồng Giải thưởng chọn ra 109 tác phẩm/sản phẩm xuất sắc nhất để trao...

Vợ tướng Vịnh kể hậu trường viết ‘Người thầy’ giành 2 Giải thưởng Sách Quốc gia

Bà Đặng Thị Minh Ngọc - vợ cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - bày tỏ bà "vui và xúc động" khi nhận 2 Giải thưởng Sách Quốc gia cho cuốn sách của chồng. Tại lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia 2024, cuốn sách Người thầy của cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân phát hành, giành giải C và giải Sách được bạn đọc yêu thích. Bà Đặng Thị Minh Ngọc - vợ cố Thượng...

Mới nhất

Acecook đồng hành cùng tuyển Việt Nam tại Mitsubishi Electric Cup 2024

Người chiến thắng thật sự không chỉ đón nhận được sức nặng của những hào quang mà còn kiên cường vượt qua những thử thách, gian khổ để tiến bước.Trước thềm giải đấu Mitsubishi Electric Cup 2024, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, Đội tuyển Việt Nam không phải hành quân một mình. Với sự đồng...

Đà Lạt rực rỡ trước thềm lễ hội Festival hoa 2024

Đến thời điểm này, trên mọi nẻo đường ở thành phố Đà Lạt đã ngập tràn sắc màu tươi tắn và lan tỏa hương thơm quyến rũ của rất nhiều loài hoa. Nhiều tuyến đường phố, không gian công cộng... ở thành phố Đà Lạt đã rực rỡ sắc màu. Ảnh: Lam Hồng Hiện nay, thành phố sương mù nổi tiếng...

Mỹ không được cảnh báo trước về tuyên bố thiết quân luật của Hàn Quốc

(CLO) Hôm thứ Ba, Nhà Trắng bày tỏ sự "nhẹ nhõm" khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol quyết định rút lại lệnh thiết quân luật mà ông đã ban...

Giá cà phê “rơi thẳng đứng”, robusta giảm thêm hơn 200 USD, thị trường trở về đúng giá trị thật?

Lượng cà phê xuất khẩu trong nửa đầu tháng 11/2024 của nguồn Việt Nam chỉ đạt 20.933 tấn, giảm lần lượt 45% so với cùng kỳ năm 2023 và giảm 3% so với cùng kỳ tháng trước. Khối lượng cà phê xuất khẩu trong nửa đầu tháng 11/2024 thấp hơn cùng thời điểm tháng 10/2024, phản ánh tình trạng chậm trễ trong hoạt động xuất khẩu.

Mới nhất

Bồng bềnh mây trắng