Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐột phá chính sách để hút người tài vào sư phạm

Đột phá chính sách để hút người tài vào sư phạm

Lâu nay tình trạng thiếu giáo viên tưởng chừng đang mở ra những cơ hội cho sinh viên sư phạm, song thực tế lại chưa thuận lợi như mong đợi. Một bộ phận lớn sinh viên sư phạm ra trường vẫn phải đối mặt với cảnh thất nghiệp, phải làm trái ngành hoặc từ bỏ ngành học đã chọn.

bai duoi
Cô trò Trường Tiểu học Nghĩa Dũng (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Vi Cầm.

Câu chuyện thừa thiếu giáo viên suốt thời gian qua không chỉ chuyện của ngành giáo dục, mà đã trở thành mối quan tâm của xã hội. Thừa thiếu giáo viên cục bộ chứng tỏ đào tạo chưa sát nhu cầu thực tiễn; gây lãng phí nguồn nhân lực; đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (GDPT) với những mục tiêu cụ thể đã được đặt ra.

Quá trình triển khai đã cho thấy, Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định phương thức đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên từ năm 2020, tuy nhiên thực tế triển khai không đạt hiệu quả.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) qua 3 năm triển khai, tỷ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% so với số sinh viên nhập học và chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu là 23/63 tỉnh, thành phố. Số sinh viên thuộc diện “đào tạo theo nhu cầu xã hội” và được ngân sách nhà nước cấp chiếm tỉ lệ 75,7% so với số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và 82,6% so với số sinh viên nhập học. Lý giải tình trạng này, lãnh đạo Bộ GDĐT cho biết, khó khăn, vướng mắc từ việc phân bổ giao kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm.

Các chuyên gia, đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật Nhà giáo cần có những chính sách đột phá cho giáo viên và ưu tiên, khuyến khích người giỏi vào sư phạm. Ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An đề xuất, ngoài chính sách thu hút những người có tài năng, năng khiếu đặc biệt, nên bổ sung thêm 2 đối tượng tưu tiên. Thứ nhất, những học sinh phổ thông có học lực xuất sắc, đạt học sinh giỏi quốc gia, quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào ngành sư phạm để làm nhà giáo. Thứ hai, những sinh viên ĐH tốt nghiệp xuất sắc được giữ lại làm giảng viên tại trường. Đội ngũ này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực ở tất cả cấp, bậc học và hệ thống giáo dục quốc dân.

Cùng đó, ông Phạm Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn) cho rằng, tại Điều 29 dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá để tạo sức hấp dẫn, chưa đủ sức thuyết phục để thu hút người có trình độ cao, có tài về công tác tại vùng đặc biệt khó khăn. Dự thảo luật mới đề cập đến việc hưởng chính sách ưu tiên về tuyển dụng và chế độ phụ cấp, trợ cấp thu hút nhưng chưa rõ ở mức độ nào hay chế độ lương, đãi ngộ được hưởng như thế nào? Nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì việc thu hút nhà giáo như mục tiêu, mong muốn của dự thảo Luật khi đề ra sẽ rất khó thực hiện. Ông Nghĩa đề nghị, dự thảo Luật cần làm rõ như thế nào gọi là người có trình độ cao, có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt. Quy định rõ về các đối tượng này sẽ tạo thuận lợi cho việc áp dụng trong thực tiễn.

Điểm mới đáng chú ý của dự thảo Luật Nhà giáo đang được bổ sung hoàn thiện là việc tăng cường chính sách thu hút đối với nhà giáo. Đơn cử như được hưởng phụ cấp và trợ cấp thu hút; bảo đảm chỗ ở tập thể có đủ điều kiện thiết yếu hoặc được thuê nhà ở công vụ khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng.

Các chính sách thu hút được lãnh đạo ngành giáo dục kỳ vọng sẽ giúp nhà giáo yên tâm với nghề, nhất là nhà giáo tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà các chính sách hiện hành của nhà nước chưa đáp ứng được.

Cùng với đó, dự thảo Luật Nhà giáo quy định tường minh hơn về các tình huống sử dụng nhà giáo gắn với đặc trưng cấp học và trình độ đào tạo bao gồm: điều động, biệt phái, thuyên chuyển, dạy liên trường, liên cấp. Các chính sách này, nhất là điều động nhà giáo được kỳ vọng là giải pháp để tháo gỡ vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ trong thời gian vừa qua ở các cấp học mầm non, phổ thông.



Nguồn: https://daidoanket.vn/dot-pha-chinh-sach-de-hut-nguoi-tai-vao-su-pham-10294705.html

Cùng chủ đề

Sinh viên sư phạm Trường đại học Sài Gòn mỏi mòn chờ hỗ trợ sinh hoạt phí

Sinh viên sư phạm Trường đại học Sài Gòn phản ánh học đến năm 4 vẫn chưa nhận được hỗ trợ sinh hoạt phí. Có sinh viên phải tạm thời nghỉ học. Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, sinh viên sư phạm Trường đại...

Hiến kế giải bài toán cử nhân sư phạm thất nghiệp, nhiều nơi vẫn thiếu giáo viên

Độc giả VietNamNet 'hiến kế' các địa phương cần công khai thống kê chi tiết số chỉ tiêu giáo viên đang thiếu của từng trường, ở từng môn học để những người có nguyện vọng biết tới và nộp hồ sơ. Từ đầu năm nay, nhiều trường học tại huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) phải tạm dừng một số môn học vì thiếu giáo viên dạy. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Lang Chánh cho biết, dù...

Chàng trai Bắc Giang thôi công việc ổn định, thi lại vào sư phạm đạt 29,45 điểm

Nhận ra niềm khao khát được đứng trên bục giảng, trở thành giáo viên dạy Văn, Thành quyết định từ bỏ công việc mình đã làm 3 năm qua để thi lại đại học sư phạm. Phạm Văn Thành, sinh năm 1998, vừa trở thành tân sinh viên ngành Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Đây là lần thứ hai chàng trai quê Bắc Giang nhận giấy báo trúng tuyển đại học. Năm 2016, sau khi tốt nghiệp...

Học đến năm 2, sinh viên sư phạm chưa nhận được hỗ trợ sinh hoạt phí

Một phụ huynh có con học ngành sư phạm tại Trường đại học Sài Gòn phản ánh đến báo Tuổi Trẻ về việc sinh viên chậm nhận được hỗ trợ sinh hoạt phí theo nghị định 116.Theo phụ huynh này, con anh đang học năm 2 sư phạm tiếng Anh ở Trường đại học Sài Gòn. Sinh viên vẫn chưa nhận được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nước sạch nông thôn: Còn nhiều khó khăn

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), cả nước hiện có 18.109 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn cho 9.374.264 hộ dân vùng nông thôn. Tuy...

Phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản

Sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Cùng tham dự có Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Phát biểu tại Ngày hội, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần tự quản của mỗi người dân để...

Cô gái Cao Bằng xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP để đưa đặc sản gia đình ra thị trường

Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Xuyên, chủ cơ sở sản xuất Thu Hằng ở xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, là người quyết tâm xây dựng thương hiệu bún khô truyền thống gia đình là sản phẩm OCOP để khẳng định chất lượng, mở rộng thị trường. Theo chia sẻ của ông Đặng Văn Bận, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bảo Lâm, hiện nay trên địa bàn huyện Bảo...

Ngày hội ấm tình đoàn kết tại khu phố 4

Trong không khí đầm ấm, nghĩa tình của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã về dự và trao nhiều phần quà cho người dân khu phố 4, phường Đông Thành, TP Ninh Bình. ...

Tìm cách thu hút khách du lịch cao cấp

10 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 14,1 triệu lượt, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù lượng khách tăng và mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024 là khả thi, nhưng điều đáng nói là khách du lịch có mức chi tiêu cao vẫn còn khá khiêm tốn. Vì sao vậy, trong khi chúng ta có rất nhiều tiềm năng? ...

Bài đọc nhiều

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Trường kinh tế mở ngành công nghệ là ‘tất yếu’

Trong xu thế đa ngành, trường Kinh tế quốc dân hay Ngoại thương mở các ngành công nghệ là tất yếu, nhưng cần thận trọng, theo các chuyên gia. Năm 2024, trường Đại học Kinh tế quốc dân (NEU) dự kiến mở 6 ngành mới, trong đó bốn ngành thuộc lĩnh vực Máy tính và công nghệ thông tin, gồm Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin. Cả bốn ngành đều...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Nữ sinh Sư phạm nhập vai “Xúy Vân giả dại” khiến cả hội trường bất ngờ vì diễn quá xuất sắc

Sự tài tình của nữ sinh viên khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 khi hóa thân vào nhân vật Xúy Vân là cùng một lúc vừa múa vừa ca, vừa biểu hiện những ngôn ngữ cơ thể… như diễn viên chuyên nghiệp. ...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng Bí thư yêu cầu nghiên cứu cơ chế, chính sách điều động, luân chuyển giáo viên để giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục và tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Tổng Bí thư lưu ý công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát động thực hiện phong trào “bình dân học vụ số.” Tổng Bí thư lưu ý một số công việc cần làm ngay, đó là có giải pháp xóa hoàn toàn nạn mù chữ, nhất là ở vùng...

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 khiến ngành Giáo dục phải suy ngẫm

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tại đây, Tổng Bí thư đã có bài phát biểu sâu sắc khiến ngành Giáo dục nói chung và những người làm...

Tâm sự của người thầy mong đừng ‘méo mó’ ngày Nhà giáo

Thế hệ chúng tôi là những người từng trải qua nhiều thập niên gắn bó với giáo dục; từng là học sinh rồi lớn lên, trở thành thầy cô đứng trên bục giảng dạy học. Thế nên, mỗi dịp ngày Nhà giáo Việt...

Hội tụ tinh hoa khoa học thế giới tại VinFuture 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 đến 7-12 tại Hà Nội với tâm điểm là lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc. ...

Mới nhất

Bài phát biểu của Tổng Bí thư tại gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế như đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế. Thưa các thầy cô giáo và các đồng chí,...

Chứng khoán giảm mạnh nhất 20 tuần, phân tích ‘nỗi sợ’ lan trên thị trường

VN-Index tuần trước giảm 34 điểm. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các chuyên gia đã phân tích về những lo ngại chủ yếu khiến chứng khoán trải qua đợt giảm mạnh nhất 20 tuần trở lại đây. ...

Ngành cá tra phấn đấu nâng cao giá trị, hướng tới kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD trong năm 2025

Ngày 17/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024.UBND tỉnh Kon Tum vừa ban...

Sinh viên Việt Nam tại New Zealand quảng bá văn hóa quê hương

"Ngày văn hóa Việt Nam 2024" nhằm thúc đẩy du lịch được cộng đồng người Việt sinh sống và học tập tại New Zealand tổ chức vào mùa lễ hội và du lịch hàng năm. Ngày 16/11, sự kiện "Ngày văn hóa Việt Nam 2024" đã diễn ra tại nhà hát Memorial...

Những thay đổi mới về quy định khám sức khỏe với người lái xe từ năm 2025

NDO - Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 36/2024 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe. Theo đó, quy định khám sức khỏe với người lái xe từ năm 2025 có 7 thay đổi mới. Trong đó, không còn yêu cầu khám thai sản và giấy...

Mới nhất