Powered by Techcity

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn

Về Đồng Tháp từ tháng 9 đến tháng 11 du khách sẽ có dịp trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây với nhiều hoạt động thú vị như dỡ chà bắt cá, ra đồng hái bông điên điển, tắm đồng, check-in cánh đồng mênh mông sóng nước.

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn - Ảnh 1.Khách check-in trên cánh đồng sen mùa nước nổi ở Đồng Tháp – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Du lịch mùa nước nổi miền Tây có gì thú vị mà được nhiều du khách săn đón? Đây là dịp trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như: dỡ chà bắt cá trên sông Tiền, ra đồng hái bông điên điển, bông súng, tắm đồng, check-in cánh đồng mênh mông sóng nước…

Nhiều du khách hào hứng “wow” lên một tiếng sảng khoái, giải tỏa hết mọi căng thẳng.

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn - Ảnh 2.Khách trải nghiệm dỡ chà bắt cá và tắm sông khu vực ven bờ sông Tiền, xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh

Ông Lê Phước Tánh – thành viên Hội quán Tân Thuận (xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) – cho biết từ đầu mùa nước nổi đến nay điểm du lịch dỡ chà bắt cá của hội quán hoạt động đều đặn, đón nhiều du khách đến tham quan, trực tiếp bắt cá trên sông Tiền.

“Đây là mô hình du lịch cộng đồng được địa phương quan tâm, phát triển trong nhiều năm qua. Trung bình từ 4 – 6 tuần có thể dỡ chà lên và thu hoạch cá, mỗi đống chà nhỏ có thể thu hoạch khoảng 15 – 20kg cá như cá mè vinh, cá ét, cá he, cá linh, cá lăng, tép lóng…

Khi có đoàn khách “đặt hàng”, chúng tôi sẽ sắp xếp, luân phiên dỡ từng điểm để đảm bảo có nhiều cá”, ông Tánh nói.

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn - Ảnh 3.Khách trải nghiệm “bắt trai tìm ngọc” tại Vườn sinh thái Hoàng Hảo, huyện Tam Nông

Vườn du lịch sinh thái Hoàng Hảo, huyện Tam Nông, một điểm đến hấp dẫn tại Đồng Tháp. Đặc biệt, trong mùa nước nổi du khách có nhiều trải nghiệm thú vị hơn. Đến đây du khách tự tay câu cá đồng, hái bông điên điển, bông súng… rồi ngồi chờ đợi món ăn ngon giữa đồng quê lộng gió.

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn - Ảnh 4.Hái bông điên điển dùng ăn tươi với cá linh hoặc xào tép rong ăn tại chỗ chắc chắn sẽ làm du khách nhớ hương vị miền Tây

Trải nghiệm tắm đồng mùa nước nổi tại Khu du lịch sinh thái Gò Tháp cũng là lựa chọn của nhiều gia đình có con nhỏ. Nơi đây là một trong những điểm du lịch sinh thái nằm trong tổ hợp khu du lịch đồng sen thuộc xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười.

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn - Ảnh 5.Du khách ngồi trong giữa cánh đồng mùa nước nổi hóng gió, món ăn sẽ được đưa đến tận nơi bằng xe đạp trên những chiếc cầu ván chiều ngang 1m

Mùa nước lên hoa sen, hoa súng mọc “trắng đồng”, du khách đến đây có thể trải nghiệm nhiều hoạt động như bơi xuồng check-in cánh đồng sen, hái bông súng, tắm đồng, thưởng thức nhiều món ăn dân dã tại địa phương.

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn - Ảnh 6.Món tép rang

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn - Ảnh 7.Lẩu lươn đồng ăn kèm với rau muống đồng, bắp chuối hột

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn - Ảnh 8.Món cá he kho lạt

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn - Ảnh 9.Cá linh kho lạt chấm rau đồng

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn - Ảnh 10.Chuột đồng nướng muối ớt

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn - Ảnh 11.Trải nghiệm hái bông điên điển

Đặng Tuyết

Nguồn:https://tuoitre.vn/trai-nghiem-mua-nuoc-noi-mien-tay-va-nhung-mon-ngon-hut-hon-20240922113632845.htm

Cùng chủ đề

Món ăn nổi tiếng miền Tây, khách mới nghe tên thấy sợ, thử rồi lại mê

Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm nhưng nhiều và chất lượng nhất là vào mùa nước nổi hoặc sau đợt thu hoạch lúa. Chuột đồng là nguyên liệu chế biến món ăn phổ biến ở miền Tây, được người dân địa phương vô cùng ưa chuộng. Chúng chủ yếu ăn lúa gạo, khoai mì, bắp và các loại cây mầm nên thịt chuột đồng được nhận xét là béo và thơm. Anh Út Thương (ở Đồng Tháp) cho hay,...

Nước sông Tiền, sông Hậu đục ngầu cuồn cuộn chảy mang về miền Tây một loại cá đặc sản, là cá gì?

Theo các tài liệu nghiên cứu về thủy sản gần đây, vào mùa khô, cá linh sống trong các sông lớn, ao hồ ở vùng thượng nguồn sông Cửu Long, tập trung phần lớn ở Biển Hồ.  Mùa đẻ chính là đầu mùa mưa tháng 5-6, bãi đẻ thường ở ngã ba sông, ven các cồn, nơi nước chảy, trứng cá linh trôi nổi. Sau khi nở, cá linh bơi theo dòng lũ về hạ lưu vào sông ngòi, kinh, rạch,...

Nước tràn đồng, nông dân An Giang thong thả bơi xuồng bắt cá tôm

Nước tràn đồng, nông dân phấn khởi Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, sáng 17/9, tại một số huyện như Thoại Sơn, An Phú, Tịnh Biên… của tỉnh An Giang, nước đã vàng đục và tràn vào hết các cánh đồng. Mùa nước nổi, nông dân ra đồng từ sớm để bắt cá tôm. Ảnh: Duy An. Hơn hai tuần nay, ngày nào gia đình ông Trần Văn Ba (ngụ xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên) cũng thức dậy và ra...

Cá linh non gần 300.000 đồng/kg vẫn nườm nượp người mua

Ghi nhận của phóng viên tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP Cần Thơ, thời điểm này, cá linh non đã được nhiều tiểu thương bày bán. Cá chưa làm được bán với giá từ 150.000 – 230.000 đồng/kg, tùy kích cỡ. Còn cá làm sạch thì giá bán khá cao từ 200.000 – 280.000 đồng/kg. Theo nhiều tiểu thương, do đầu mùa, cá ngọt và ngon nên rất hút khách. Chị Nguyễn Thị Hà – tiểu thương...

Cải lương Hồ Quảng – nghệ thuật kết tinh từ nghệ thuật

Sức hấp dẫn nằm ở âm nhạc, trang phục và vũ đạo, các bài bản cải lương Hồ Quảng rất rộn ràng, phấn khích, trang phục thì rực rỡ, vũ đạo uyển chuyển, rất đẹp. Cải lương Hồ Quảng tiếp thu từ hát bội những trình thức vũ đạo rất hay, rất đẹp và phát triển thêm lên, người xem mê mẩn. Mỗi lần nghệ sĩ đi gối, đi xuyến là khán giả vỗ tay. Một sân khấu rộn...

Cùng tác giả

Món ăn nổi tiếng miền Tây, khách mới nghe tên thấy sợ, thử rồi lại mê

Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm nhưng nhiều và chất lượng nhất là vào mùa nước nổi hoặc sau đợt thu hoạch lúa. Chuột đồng là nguyên liệu chế biến món ăn phổ biến ở miền Tây, được người dân địa phương vô cùng ưa chuộng. Chúng chủ yếu ăn lúa gạo, khoai mì, bắp và các loại cây mầm nên thịt chuột đồng được nhận xét là béo và thơm. Anh Út Thương (ở Đồng Tháp) cho hay,...

Vi vu Cao Lãnh dịp 2-9 trong một ngày có được không?

Nếu bạn là tín đồ mê xê dịch nhưng lại không có nhiều thời gian, tỉnh Đồng Tháp cách TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ từ 3h đến 4h đi xe, vi vu Cao Lãnh dịp 2-9 trong thời gian một ngày là sự lựa chọn của nhiều du khách. Công viên Văn Miếu nằm ở vị trí trung tâm thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với diện tích hơn 10ha, nơi thường xuyên diễn ra các...

48 giờ ở Đồng Tháp

Đồng Tháp có chùa lá sen độc đáo, có món chuột đồng nướng đặc trưng, hàng trăm món ăn từ sen và nhiều điểm đến lạ. Đồng Tháp là nơi nên ghé trên hành trình du ngoạn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vì có nhiều địa danh và những món ăn đặc trưng vùng miền. Hành trình hai ngày tại Đồng Tháp, qua hai địa danh nổi tiếng là Cao Lãnh và Sa Đéc, cùng những vùng lân...

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thành phố triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO (đối với các di sản được đưa vào các danh sách của UNESCO) và các biện pháp bảo vệ được ghi trong hồ sơ khoa học (đối với các di sản...

Hiệu quả mô hình “Người nông dân chuyên nghiệp”

Huyện Tháp Mười là 1 trong 5 huyện được tỉnh chọn để triển khai thực hiện thí điểm mô hình thi đua phấn đấu trở thành “Người nông dân chuyên nghiệp”. Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) huyện Tháp Mười chọn 4 xã: Mỹ Đông, Thạnh Lợi, Phú Điền, Đốc Binh Kiều thí điểm sản xuất nông nghiệp trên cây lúa, cây ăn quả (cây mít). Người dân xã Mỹ Đông, huyện...

Cùng chuyên mục

Món ăn nổi tiếng miền Tây, khách mới nghe tên thấy sợ, thử rồi lại mê

Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm nhưng nhiều và chất lượng nhất là vào mùa nước nổi hoặc sau đợt thu hoạch lúa. Chuột đồng là nguyên liệu chế biến món ăn phổ biến ở miền Tây, được người dân địa phương vô cùng ưa chuộng. Chúng chủ yếu ăn lúa gạo, khoai mì, bắp và các loại cây mầm nên thịt chuột đồng được nhận xét là béo và thơm. Anh Út Thương (ở Đồng Tháp) cho hay,...

Vi vu Cao Lãnh dịp 2-9 trong một ngày có được không?

Nếu bạn là tín đồ mê xê dịch nhưng lại không có nhiều thời gian, tỉnh Đồng Tháp cách TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ từ 3h đến 4h đi xe, vi vu Cao Lãnh dịp 2-9 trong thời gian một ngày là sự lựa chọn của nhiều du khách. Công viên Văn Miếu nằm ở vị trí trung tâm thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với diện tích hơn 10ha, nơi thường xuyên diễn ra các...

48 giờ ở Đồng Tháp

Đồng Tháp có chùa lá sen độc đáo, có món chuột đồng nướng đặc trưng, hàng trăm món ăn từ sen và nhiều điểm đến lạ. Đồng Tháp là nơi nên ghé trên hành trình du ngoạn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vì có nhiều địa danh và những món ăn đặc trưng vùng miền. Hành trình hai ngày tại Đồng Tháp, qua hai địa danh nổi tiếng là Cao Lãnh và Sa Đéc, cùng những vùng lân...

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thành phố triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO (đối với các di sản được đưa vào các danh sách của UNESCO) và các biện pháp bảo vệ được ghi trong hồ sơ khoa học (đối với các di sản...

Hiệu quả mô hình “Người nông dân chuyên nghiệp”

Huyện Tháp Mười là 1 trong 5 huyện được tỉnh chọn để triển khai thực hiện thí điểm mô hình thi đua phấn đấu trở thành “Người nông dân chuyên nghiệp”. Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) huyện Tháp Mười chọn 4 xã: Mỹ Đông, Thạnh Lợi, Phú Điền, Đốc Binh Kiều thí điểm sản xuất nông nghiệp trên cây lúa, cây ăn quả (cây mít). Người dân xã Mỹ Đông, huyện...

Bảo tồn, phát huy giá trị đình làng trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh ban hành, triển khai thực hiện Đề án phát huy giá trị đình làng tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025. Thực hiện Đề án, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp các ngành, đơn vị, địa phương tích cực triển khai nhiệm vụ cụ thể theo từng năm, giai đoạn. Ông Trần Văn Hiếu (ấp Bình Mỹ A, xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh) hằng ngày quét dọn, hương khói tại Đình Thượng Văn Sở...

Xã Phú Thành A đạt chuẩn nông thôn mới

Sáng ngày 29/7, UBND huyện Tam Nông tổ chức Lễ công bố xã Phú Thành A đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Đến dự có Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Phú Thành A là một xã nông nghiệp, nên kinh tế chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất nông nghiệp. Thời điểm bắt đầu xây dựng nông thôn mới vào năm 2011 xã chỉ đạt 10/19 tiêu chí....

Phát huy vai trò người cao tuổi tham gia làm kinh tế giỏi

Những năm qua, hưởng ứng phong trào thi đua “Người cao tuổi (NCT) làm kinh tế giỏi” do Trung ương Hội NCT Việt Nam phát động, các cấp Hội NCT trên địa bàn tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia. Qua đó, xuất hiện nhiều gương cán bộ, hội viên NCT làm kinh tế giỏi, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các cá nhân được nhận Bằng khen...

Chủ tịch UBND tỉnh trao các quyết định về công tác cán bộ

Chiều ngày 28/7, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa chủ trì buổi lễ. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa (thứ 2 từ trái sang) và lãnh đạo Sở Nội vụ trao quyết định cho các ông Nguyễn Thành Giang, ông Nguyễn Văn Phú và ông Trần Thanh Liêm​ Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa trao các quyết định...

Tập huấn về kỹ năng viết tin, bài và cung cấp thông tin, trả lời báo chí

Chiều ngày 28/7, tại hội trường Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên của Website nội bộ Tỉnh ủy và Chuyên trang Đảng bộ tỉnh. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng hơn 80 đại biểu là cán bộ, chuyên viên các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất