Ngày 26/12, Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Lê Quốc Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Đồng chí Lê Quốc Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ phát biểu
Năm 2024, Hội Nông dân Tỉnh đã triển khai thực hiện đạt 17/18 chỉ tiêu, nổi bật là triển khai, quán triệt và cụ thể hoá thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân các cấp, Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới; phát triển được 13.351 hội viên mới, thành lập mới 35 chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ chức Hội thảo và xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng sinh hoạt và hoạt động của chi hội, tổ hội, qua đó phân công cán bộ Hội tham gia sinh hoạt chi hội, tổ hội ít nhất 2 lần/năm, đến nay, các chi hội, tổ hội duy trì sinh hoạt với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, phù hợp, thu hút đông đảo hội viên tham gia sinh hoạt.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, có 170.412 hộ đăng ký, kết quả có 82.195 hộ đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi và có 163.316 hộ hội viên nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản đăng ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm; triển khai cuộc vận động “Hội viên, nông dân trở thành Người Nông dân chuyên nghiệp”, kết quả có 42.038 nông dân được công nhận/120.963 nông dân đăng ký; duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động 156 mô hình bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, thường xuyên phát động hội viên nông dân ra quân thu gom gần 10 tấn rác thải, nổi bật là nhân rộng mô hình “Nông dân Đồng Tháp tái sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất” tại các huyện Châu Thành, Tân Hồng, Tam Nông, Tháp Mười, Thanh Bình, Cao Lãnh với hàng chục ngàn hội viên nông dân tham gia thực hiện. Hội viên nông dân đã xây dựng 108 mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, tuần hoàn tích hợp đa giá trị gắn với liên kết hợp tác theo chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho nông dân; tuyên truyền, vận động 257 hội viên nông dân tham gia thực hiện đề án Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” với tổng diện tích 500ha.
Hội Nông dân Tỉnh ký kết chương trình phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Tỉnh về tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp năm 2024 và giai đoạn 2025 – 2030, tham gia thành lập mới 08 hợp tác xã, 62 tổ hợp tác, 04 hội quán; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong hệ thống Hội, cài đặt tài khoản định danh điện tử, sổ khám sức khoẻ điện tử, ứng dụng tra cứu và thanh toán tiền điện, không sử dụng tiền mặt, hỗ trợ 3.826 nông dân có tài khoản trên sàn thương mại điện tử, hỗ trợ 45.863 hội viên cài đặt nền tảng số nông dân Việt Nam; triển khai 97 dự án quỹ hỗ trợ nông dân, có 1.046 hộ vay. Ngoài ra, đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Kiên Long triển khai thực hiện làm điểm cho vay qua tổ, nhìn chung qua chương trình đã kịp thời hỗ trợ nông dân làm ăn có hiệu quả.
Ký kết giao ước thi đua năm 2025 giữa Hội Nông dân các huyện, thành phố
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Lê Quốc Phong, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ ghi nhận và đánh giá cao vai trò của Hội Nông dân Tỉnh, giai cấp nông dân và những kết quả đạt được trong công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024, điển hình là cuộc vận động “Hội viên, nông dân trở thành Người Nông dân chuyên nghiệp” và mô hình “Nông dân Đồng Tháp tái sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất”, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Năm 2025, Bí thư Tỉnh uỷ đề nghị Hội Nông dân Tỉnh chủ động, tích cực tham gia thực hiện Đề án xây dựng Đồng Tháp trở thành tỉnh tiên phong kiểu mẫu về nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh đến năm 2030, Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”; tham gia định vị lại Chương trình OCOP phát triển vừa chiều rộng, vừa chiều sâu và thông tin, định hướng cho hội viên tham gia Chương trình OCOP; vận động hội viên nông dân chuyển đổi đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng các loại cây trồng, vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; Hội Nông dân Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, làm rõ hơn các tiêu chí, các giải pháp và tích hợp chuyển đổi số trong thực hiện cuộc vận động “Hội viên, nông dân trở thành Người Nông dân chuyên nghiệp” để hội viên nông dân tham gia ngày càng nhiều hơn, tự giác hơn và dần hoàn thiện bản thân; tăng cường tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh của Hội Nông dân, hình ảnh nông dân Đồng Tháp, những điển hình tiêu biểu, mô hình mới, cách làm hay ra xã hội và trở thành lực lượng chiếm vị trí chủ đạo trong hệ thống thông tin của Đồng Tháp.
Về công tác xây dựng Hội, tổ chức Hội ở cơ sở phải gần gũi, gắn bó hơn với hội viên, tham gia tích cực hơn các phong trào chung của quần chúng trên địa bàn, chú trọng hơn về chất lượng đội ngũ cán bộ Hội ở cơ sở, chủ động rà soát, đánh giá hiệu quả, xác định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của các đầu mối bên trong cơ quan Hội Nông dân Tỉnh theo tinh thần một đầu mối làm nhiều việc, một việc chỉ một người, một đầu mối làm.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Lý Văn Giàu, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội Nông dân Tỉnh đề nghị các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nông dân Tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội và phong trào nông dân năm 2025 đã nêu trong báo cáo và lưu ý thêm các nhiệm vụ sau: Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, vận động, tăng cường ứng dụng các nền tảng mạng xã hội để tuyên truyền các nhiệm vụ trọng tâm, Đại hội Đảng các cấp; tranh thủ các nguồn lực để triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025, nhất là 3 nhiệm vụ trọng tâm: (1) Xây dựng Hội Nông dân Đồng Tháp vững mạnh; (2) Cuộc vận động “Hội viên, nông dân trở thành Người Nông dân chuyên nghiệp” phải có giải pháp, nội dung cụ thể đối với từng tiêu chí; (3) mô hình “Nông dân Đồng Tháp tái sử dụng rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp tạo ra chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất”, phải đảm bảo 3 mục tiêu: sản xuất sạch, hữu cơ với chi phí thấp, tham gia bảo vệ môi trường, bán nông sản sạch với giá trị cao; vận động hội viên tham gia Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” và Đề án bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032; các cấp Hội đăng ký đảm nhận các công trình trọng tâm gắn với chào mừng Đại hội Đảng các cấp và phong trào thi đua của Hội tham gia xây dựng nông thôn mới, nắm tình hình, hỗ trợ hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn vui xuân đón Tết.
Dịp này, Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 28 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024 và 04 tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chuyên đề năm 2024; đồng thời tổ chức ký kết giao ước thi đua năm 2025 giữa Hội Nông dân các huyện, thành phố.
Trần Văn Dinh – Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp
Nguồn: https://btg.dongthap.gov.vn/web/btg/chi-tiet-bai-viet/-/asset_publisher/1mOzUrGkrdAE/content/id/21524699?plidlayout=6888