Powered by Techcity

Sẽ giảm tối đa độc quyền trong ngành điện

Hồi âm băn khoăn của đại biểu Quốc hội là sửa Luật Điện lực có chống được độc quyền không, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Nhà nước sẽ chỉ giữ độc quyền một số lĩnh vực xương sống, như điều độ và vận hành hệ thống điện, còn lại sẽ xã hội hóa.

Nhà nước chỉ độc quyền các lưới điện cao áp, siêu cao áp (trên 35 kV trở lên), còn các đường dây mang tính liên kết sẽ thực hiện xã hội hóa

Nhà nước độc quyền đến đâu?

Với mong muốn được thông qua ngay tại Kỳ họp thứ tám của Quốc hội (tháng 10 tới), Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi (Dự thảo) vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tuần qua. Đây có thể coi là một “ngoại lệ”, bởi theo thông lệ, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách chỉ cho ý kiến các dự thảo luật đã được Quốc hội thảo luận lần 1 và chuẩn bị thông qua tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.

Dù được đưa ra thảo luận lần đầu, lại dự kiến sửa đổi nhiều nội dung rất quan trọng, nhạy cảm, song do hồ sơ dự án luật gửi đại biểu quá gấp, nên chỉ có 4 người trực tiếp tham gia ý kiến với một số chính sách lớn, trong đó có giảm độc quyền.

Khoản 4, Điều 5 (chính sách của nhà nước về phát triển điện lực) của Dự thảo nêu rõ: “Xóa bỏ mọi độc quyền, rào cản bất hợp lý, thực hiện xã hội hóa tối đa trong đầu tư, khai thác sử dụng dịch vụ cơ sở vật chất của hệ thống truyền tải điện quốc gia trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng công trình nguồn điện, lưới điện theo quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện. Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước được vận hành lưới điện do mình đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật”.

Cũng theo Điều 5, Nhà nước chỉ còn giữ độc quyền về điều độ hệ thống điện, đầu tư các dự án điện hạt nhân, thủy điện đa mục tiêu, các nguồn, lưới điện khẩn cấp và lưới truyền tải điện quan trọng từ cấp điện áp 220 kV trở lên. Nhà nước cũng độc quyền vận hành lưới truyền tải điện, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế tư nhân đầu tư, xây dựng.

“Sửa Luật Điện lực lần này có chống được độc quyền hay không? Nhà nước độc quyền tới đâu, giao lại đầu tư cho các ngành kinh tế khác thế nào?”, Đại biểu Đinh Ngọc Minh, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đặt câu hỏi.

Theo đại biểu Đinh Ngọc Minh, ngành viễn thông đã bỏ độc quyền “rất xuất sắc”. “Cách đây mấy chục năm, gọi một cuộc điện thoại mất mấy ngàn đồng. Một tháng lương dùng điện thoại cũng hết. Còn hiện giờ dùng rất thoải mái, rất tốt”, ông Minh nhìn nhận.

Còn với điện, ông Minh nhận xét, Dự thảo quy định Nhà nước độc quyền trong truyền tải điện, nhưng chưa nêu cụ thể ở cấp độ nào. “Đến khi nào hết độc quyền, đến khi nào quy định ít phép tắc hơn để tư nhân tham gia thị trường nhiều hơn và mọi thứ phải minh bạch?”, ông Minh đặt vấn đề.

Tại báo cáo thẩm tra, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng, cần rà soát và làm rõ về những chính sách được quy định tại Điều 5 để đảm bảo tính khả thi và tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động các nhà đầu tư và quản lý nhà nước hiệu quả hơn. Cụ thể, Nhà nước không nên độc quyền toàn bộ phần truyền tải, mà chỉ nên độc quyền phần truyền tải cao áp và siêu cao áp (từ trên 35 kV trở lên).

Giải trình về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài cho biết, Điều 5 đã quy định rõ Nhà nước sẽ độc quyền ở khía cạnh nào, khâu nào trong phát triển điện lực. Theo đó, Nhà nước sẽ chủ yếu độc quyền trong điều độ hệ thống điện. Còn trong đầu tư, Nhà nước độc quyền với các dự án đa mục tiêu, công trình quan trọng, đảm bảo vận hành ổn định hệ thống điện quốc gia, như các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu…

Về độc quyền trong truyền tải điện, ông Hoài cho hay, Nhà nước chỉ độc quyền các lưới điện cao áp, siêu cao áp (trên 35 kV trở lên), còn các đường dây mang tính liên kết sẽ thực hiện xã hội hóa. Để đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng theo Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, một số lĩnh vực xương sống sẽ phải độc quyền nhà nước, còn các lĩnh vực khác sẽ xã hội hóa.

“Giảm độc quyền tối đa nhưng vẫn đảm bảo an toàn, an ninh năng lượng theo định hướng của Đảng và Nhà nước”, theo lời Thứ trưởng Trương Thanh Hoài.

Đại diện cơ quan soạn thảo cũng nói thêm, thực tế nguồn điện EVN chỉ còn 38% trong tổng công suất hệ thống điện quốc gia. Việt Nam đang từng bước hình thành các thị trường điện cạnh tranh để đảm bảo công khai, minh bạch. Từ đầu tháng 8/2024, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) chuyển từ EVN về Bộ Công thương. Do đó, EVN và các tập đoàn tham gia thị trường điện như một chủ thể thông thường.

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị, cơ quan soạn thảo rà soát quy định Nhà nước độc quyền đầu tư các dự án nhà máy thủy điện đa mục tiêu, các dự án nguồn điện khẩn cấp, lưới điện khẩn cấp, vì quy định như vậy phạm vi quá rộng, sẽ làm hạn chế cơ hội huy động nguồn lực xã hội để phát triển điện lực.

Giá theo thị trường để EVN không có chỗ đổ thừa khi bị lỗ

Lần sửa đổi này, giá điện cũng là vấn đề được các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội rất quan tâm.

Dự thảo quy định, giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện cạnh tranh. Nhận xét đây là điểm mới, hiện tại chưa thực hiện được, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nhấn mạnh: “Phải áp dụng theo giá thị trường để sau này điện lực không còn đổ thừa năm nào cũng bị lỗ là do giá điện bao cấp”. 

Vị đại biểu Đồng Tháp cho rằng, khi giá điện đã thực hiện theo cơ chế thị trường, thì lỗ là tính được, có thể “xử liền”, là vấn đề rất quan trọng, rất cần thiết. Tuy nhiên, ông Hòa lưu ý, với đối tượng chính sách, khó khăn, thì Nhà nước vẫn phải lo để bảo đảm an sinh xã hội.

“Thực hiện theo cơ chế thị trường, người dân tiêu thụ điện không nói giá điện cao hay thấp, người bán điện là điện lực không nói bán điện bao cấp cho nên bị lỗ. Tôi rất thống nhất quy định hoạt động mua bán điện sắp tới đây theo hướng của thị trường cạnh tranh”, ông Hòa phát biểu.

Hồi âm ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Công thương trương Thanh Hoài cho biết, đã thiết kế giá điện tại Dự thảo theo hướng phản ánh đầy đủ các chi phí và giảm tối đa việc bù chéo. “Giá điện là theo hướng thị trường. Tại Dự thảo, thị trường bán buôn cạnh tranh, thị trường bán lẻ cạnh tranh, các cấp độ thị trường đã được thiết kế đầy đủ”, Thứ trưởng Hoài thông tin thêm.

Liên quan đến giá điện, thẩm tra, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị nghiên cứu, bổ sung các quy định cụ thể về việc đảm bảo cơ cấu giá điện ổn định, cơ chế giá điện hai thành phần. “Dự thảo cần quy định nguyên tắc, lộ trình rõ ràng về xóa bỏ bù giá chéo giữa các nhóm khách hàng, đảm bảo bình đẳng xã hội và đảm bảo nguyên tắc thị trường, khuyến khích tiết kiệm điện trong ngành sản xuất”, theo Thường trực cơ quan thẩm tra.

Bên cạnh đó, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội còn cho rằng, các quy định về giá điện hầu hết đều giao Bộ Công thương xây dựng, thẩm định, như tại Luật Điện lực năm 2004. Tuy nhiên, việc xây dựng, thực hiện giá điện chưa thực sự hiệu quả, chưa minh bạch hết các thành phần cấu thành giá điện, là một trong những điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự công bằng, minh bạch của thị trường điện cạnh tranh.

Do đó, Thường trực cơ quan thẩm tra đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện để đảm bảo tính công bằng và nguyên tắc thị trường điện cạnh tranh giữa bên bán và bên mua. Dự thảo cần quy định trách nhiệm công khai minh bạch các loại giá (truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện).

Theo Thường trực cơ quan thẩm tra, cần rà soát quy định về thẩm quyền, hình thức và phương pháp định giá đối với giá điện và giá các dịch vụ về điện bảo đảm thống nhất với các quy định tại Luật Giá  theo hướng Thủ tướng quyết định khung giá bán buôn điện, khung giá bán lẻ điện, khung giá phát điện, giá các dịch vụ về điện.

Bộ Công thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng quyết định giá điện và giá các dịch vụ về điện, hướng dẫn các đơn vị điện lực xây dựng và ban hành các giá điện theo thẩm quyền. Đồng thời, nghiên cứu, xem xét bổ sung cơ chế để cân bằng, bình ổn giá điện (có thể là quỹ hoặc tài khoản cân bằng giá điện).

Đề nghị thông qua Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi tại 2 kỳ họp

Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi ngay tại Kỳ họp thứ tám. Thường trực Ủy ban thẩm tra và một số Ủy ban của Quốc hội cho rằng, như vậy thời gian tương đối gấp, trong khi phạm vi nội dung sửa đổi tổng thể, gồm 6 nhóm chính sách lớn, nhạy cảm, tác động trực tiếp, toàn diện đến sinh hoạt của người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường điện và giá điện; bảo đảm an toàn quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ điện.

Do đó, đề nghị thông qua Luật tại 2 kỳ họp (thông qua tại Kỳ họp thứ chín vào tháng 5/2025) để có đủ thời gian dành cho việc nghiên cứu, thảo luận, lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự án luật bảo đảm chất lượng, khả thi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Nguồn: https://baodautu.vn/se-giam-toi-da-doc-quyen-trong-nganh-dien-d223875.html

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Công Thương: Chậm một ngày sẽ chậm nhiều năm trong thu hút đầu tư

Chiều 7/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, trong đó vấn đề giá điện được nhiều đại biểu quan tâm. Không thể để khách hàng này thu giá cao để bù cho nhóm thu thấp hơn Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng, dự thảo luật cần bổ sung và làm rõ các quy định về cơ chế giá điện, đặc biệt là giá cho từng loại hình năng...

Đại biểu Quốc hội: Không thể để ngành điện báo lỗ hằng năm do bù chênh giá điện

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) – Ảnh: GIA HÂN Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nêu ý kiến khi phát biểu thảo luận ở hội trưởng về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) ngày 7-11. Đại biểu bày tỏ tán thành sự cần thiết sửa luật để khắc phục những bất cập vướng mắc về giá điện, bù chéo, phát triển năng lượng mới, điện tái tạo, xử lý môi trường, quản lý nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Công thương: Giá điện sẽ còn 5 bậc, bậc 1 từ 0kWh đến 100kWh

Đại biểu (ĐB) Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, trong đó tiền điện sinh hoạt tính theo 6 bậc thang hiện nay chưa phù hợp thực tế tiêu dùng của người dân. Chẳng hạn, mức sử dụng bậc 1 (0-50kWh) là quá thấp. “Bộ Công thương có giải pháp sửa biểu giá điện thế nào để phù hợp hơn; có thể xem xét miễn thuế GTGT 10% với hóa đơn tiền...

Cùng tác giả

Tập trung phát triển Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững

Đồng Tháp Cập nhật ngày: 03/12/2024 19:32:39 ĐTO - Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025, địa phương đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp theo hướng chuyên sâu, thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nông dân làng hoa Sa Đéc đẩy mạnh sản xuất gắn với phát...

Tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng đưa Việt Nam vượt lên, vươn mình

Quyết liệt, mạnh mẽ, không cả nể Trao đổi với phóng viên báo Dân trí, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch VCCI, nguyên thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Phan Văn Khải cho rằng, việc cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất các bộ, cơ quan ngang bộ lần này là rất cần thiết, đúng lúc và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ ở một thời đại mới.  Trước...

Những kết quả hoạt động nổi bật của Hội đồng nhân dân tỉnh

Cập nhật ngày: 05/12/2024 05:13:16   ĐTO - Trong năm 2024, cùng với các cấp, các ngành, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh không ngừng nỗ lực, cố gắng quyết tâm đổi mới, phát huy dân chủ, chủ động trong các mặt công tác, hoàn thành phương hướng, nhiệm vụ đề ra. Qua đó hoạt động của HĐND tỉnh đạt được những kết quả nổi bật. Hội đồng nhân...

Nông dân chú trọng sản xuất xoài theo hướng bền vững

Cập nhật ngày: 05/12/2024 05:15:42   ĐTO - Thời gian qua, việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển ngành hàng xoài được triển khai đồng bộ, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Nông dân trồng xoài ngày càng quan tâm hơn về quy trình sản xuất theo hướng đảm bảo an toàn thực phẩm và định hướng chuyển đổi sản xuất hữu...

Sơn La ghi dấu ấn tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 về Thành phố học tập của UNESCO

Đại diện thành phố Sơn La trình bày mở màn cho Phiên hảo luận song song tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO. Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập (ICLC 6), diễn ra từ ngày 3 – 5/12/2024 đã thu hút khoảng 1.200 đại biểu, bao gồm lãnh đạo thành phố, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và nhà giáo dục thuộc...

Cùng chuyên mục

Tinh gọn bộ máy là cuộc cách mạng đưa Việt Nam vượt lên, vươn mình

Quyết liệt, mạnh mẽ, không cả nể Trao đổi với phóng viên báo Dân trí, bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch VCCI, nguyên thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng Phan Văn Khải cho rằng, việc cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất các bộ, cơ quan ngang bộ lần này là rất cần thiết, đúng lúc và đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ ở một thời đại mới.  Trước...

Những kết quả hoạt động nổi bật của Hội đồng nhân dân tỉnh

Cập nhật ngày: 05/12/2024 05:13:16   ĐTO - Trong năm 2024, cùng với các cấp, các ngành, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh không ngừng nỗ lực, cố gắng quyết tâm đổi mới, phát huy dân chủ, chủ động trong các mặt công tác, hoàn thành phương hướng, nhiệm vụ đề ra. Qua đó hoạt động của HĐND tỉnh đạt được những kết quả nổi bật. Hội đồng nhân...

Sơn La ghi dấu ấn tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 về Thành phố học tập của UNESCO

Đại diện thành phố Sơn La trình bày mở màn cho Phiên hảo luận song song tại Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập toàn cầu của UNESCO. Hội nghị Quốc tế lần thứ 6 về Thành phố Học tập (ICLC 6), diễn ra từ ngày 3 – 5/12/2024 đã thu hút khoảng 1.200 đại biểu, bao gồm lãnh đạo thành phố, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và nhà giáo dục thuộc...

Tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp năm 2024

Cập nhật ngày: 04/12/2024 17:33:15 ĐTO - Chiều ngày 4/12, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024. Đồng chí Lê Quốc Phong - Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp và đồng chí Trần Văn Sáu – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ...

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười

Cập nhật ngày: 04/12/2024 12:26:49 ĐTO - Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng ngày 4/12, ông Nguyễn Hải Anh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và ông Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh...

Tri ân cuộc đời vì nước, vì dân của Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Cập nhật ngày: 04/12/2024 12:52:50 ĐTO - Như Báo Đồng Tháp online đã thông tin, sáng ngày 4/12, tại hội trường Sen Hồng, Tỉnh ủy Đồng Tháp phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức phiên toàn thể Hội thảo khoa học “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - tấm gương trọn đời vì nước, vì...

Phát biểu Khai mạc Hội thảo khoa học “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – Tấm gương trọn đời vì nước, vì dân”

Hội thảo khoa học “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Tấm gương trọn đời vì nước, vì dân” diễn ra trong 02 ngày (03, 04/12/2024), Ban Biên tập xin trích Bài phát biểu của đồng chí Lê Quốc Phong - UVBCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp. Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Kính...

Đoàn đại biểu dự Hội thảo khoa học viếng, dâng hương tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

Cập nhật ngày: 04/12/2024 09:00:15 ĐTO - Sáng ngày 4/12, Đoàn đại biểu dự Hội thảo khoa học “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - tấm gương trọn đời vì nước, vì dân” do Tiến sĩ Đinh Thị Mai - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn; cùng Tiến sĩ Nguyễn Thị Mai Hoa - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo...

Nhiều ý kiến của cử tri gửi đến Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh

Cập nhật ngày: 04/12/2024 07:24:28   ĐTO - Trước kỳ họp thường lệ lần thứ 9, Hội đồng nhân nhân (HĐND) tỉnh khóa X, đại biểu HĐND tỉnh đã tiếp xúc với cử tri các địa phương. Qua 56 điểm tiếp xúc với gần 3.500 cử tri tham dự, đã có 272 lượt ý kiến kiến nghị của cử tri gửi gắm đến kỳ họp HĐND tỉnh. Đại...

Miền Tây xuất hiện mưa bất thường có ảnh hưởng đến hoa Tết?

Hàng ngàn chậu cúc mâm xôi Hàn Quốc tại tổ hợp tác khóm Tân An, phường An Hòa, TP Sa Đéc đã lên giàn bắt đầu cơi bông (ngắt đọt) chuẩn bị vô hột (bông) – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT Theo nông dân Làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, hai ngày nay xuất hiện mưa nghịch mùa, hiện tượng này hơi lạ, bởi so với cùng kỳ nhiều năm mưa đã dứt mùa cách đây hai tuần. Ông Đặng Quang Giàu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất