Powered by Techcity

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Nhận diện “bề nổi của tảng băng chìm”

Chiều 26/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho biết, báo cáo công tác của Chính phủ đã đánh giá đúng mức kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong công tác này.

Đại biểu nêu rõ, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí được tiếp tục đẩy mạnh đã không làm chững lại đà phát triển mà là phục vụ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, củng cố và nâng cao niềm tin, sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ đảng viên và nhân dân.

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ảnh 1
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đánh giá những hạn chế, tồn tại, bất cập của công tác này mà báo cáo của Chính phủ cũng đã chỉ ra là thẳng thắn và đúng mức, tuy nhiên, đại biểu cho rằng vẫn còn những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra từ những báo cáo kỳ trước, mặc dù đã được tổ chức chỉ đạo khắc phục nhưng cũng chưa được triệt để.

Điển hình như việc thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế còn tồn đọng lớn, do đó đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong công tác này.

Đại biểu cũng cho rằng, người dân không chỉ đồng tình, ủng hộ mà còn tham gia vào quá trình đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trong đó công cụ quan trọng nhất là phản ánh và tố cáo các hành vi tham nhũng, tiêu cực, cho nên cần phát huy vai trò của người dân trong công tác này.

Bởi vậy, đại biểu kiến nghị Chính phủ cần đánh giá thêm về vai trò của người dân trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp lý để phát huy vai trò của người dân trong công tác này.

Ngoài ra, cần đặt vấn đề nghiên cứu thí điểm các hình thức phản ánh, tố cáo tham nhũng qua điện thoại, đường dây nóng trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển như hiện nay.

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ảnh 3
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Cũng đánh giá cao công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, được nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ, song đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng chỉ rõ, tài sản tham nhũng được thu hồi có tiến bộ nhưng chưa đạt mong muốn. Nhiều tài sản thất thoát rất nghiêm trọng, khả năng thu hồi khó khăn. Trong đó, tội phạm thường là những nơi công vụ nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực giữa người có quyền với người cần sự trợ giúp.

Từ đó, đại biểu cho rằng phải có sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong thanh tra, kiểm toán khách quan, trung thực để phòng ngừa, để họ không dám, không lạm dụng, không tham. “Đó là ‘bề nổi của tảng băng chìm’ trong tham nhũng, tiêu cực”, đại biểu nhấn mạnh.

Bày tỏ quan tâm đến vấn đề lãng phí, đại biểu phân tích, việc lãng phí xét thấy có thể bình thường vì là vô hình, ít được quan tâm, nhưng suy xét đến cùng, lãng phí có thể gây thất thoát không kém gì tham nhũng nếu có đánh giá đúng thực chất.

Do đó, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các ngành chức năng quan tâm nhiều hơn về lãng phí để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng này và đưa vào nghị quyết ở các cấp thẩm quyền để triển khai, tổ chức thực hiện.

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ảnh 4
Đại biểu Phạm Đình Thanh (Kon Tum) phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Phát biểu góp ý về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đại biểu Phạm Đình Thanh (Kon Tum) đánh giá, trong nhiều năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ và toàn diện hơn, nhiều vụ án tham nhũng kinh tế lớn được điều tra làm rõ, xét xử kịp thời, nghiêm minh, cử tri rất đồng tình.

Tuy nhiên, theo Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho thấy tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Nổi lên là vi phạm về quy hoạch xây dựng năng lượng, đấu thầu mua sắm tài sản công, quản lý, sử dụng đất đai. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cho thấy tội tham ô tài sản tăng 45,61%.

Vấn đề này theo đại biểu cần phải được tổ chức nghiên cứu nghiêm túc để làm rõ nguyên nhân, điều kiện tội phạm, kiểm tra, rà soát chặt chẽ để phát hiện và khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế, về đất đai, tài nguyên khoáng sản, quản lý dự án đầu tư, qua đó giúp cho việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hiệu quả hơn đối với loại tội phạm này trong thời gian tới.

Khắc phục những sơ hở, bất cập dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực

Phát huy vai trò của người dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí ảnh 5
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Báo cáo làm rõ thêm một số nội dung đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong thẳng thắn nhìn nhận, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, một số chủ trương trong chính sách của Đảng chậm được thể chế hóa thành pháp luật…

Trong thời gian tới, thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc tháo gỡ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” là thể chế, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo xây dựng hoàn thiện, đồng bộ thống pháp luật, tạo sự thông thoáng để khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, khắc phục những sơ hở, bất cập, dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Thanh tra Chính phủ tiếp tục tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện nghiêm, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng như: Phải công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị; thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác; thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; thực hiện việc kiểm soát tài sản, thu nhập; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, đồng thời đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực còn nhiều tồn tại, hạn chế mà ý kiến thẩm tra đã chỉ ra.

Theo ông Đoàn Hồng Phong, phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2025 xác định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách, vừa lâu dài, vừa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phải đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc, của Đảng lên trên hết, bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

Tiếp thu ý kiến thẩm tra và ý kiến của đại biểu Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh, Thanh tra Chính phủ sẽ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong thời gian tới.

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/phat-huy-vai-tro-cua-nguoi-dan-trong-dau-tranh-phong-chong-tham-nhung-lang-phi-post847086.html

Cùng chủ đề

“Một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà”

Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Giá bất động sản tăng phi mã Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) bày tỏ băn khoăn về sự đồng bộ hệ thống pháp luật nếu dự thảo nghị quyết trên được Quốc hội...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ‘chốt’ sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà – Ảnh: GIA HÂN Sáng 14-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố. Cụ thể gồm An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, TP. Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Giảm 1 huyện, 161 xã Trình bày tờ trình...

Chán nản với tin tiêu cực, bạn đọc quay về báo chí tích cực

Ngày 12.11, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. Phát biểu tranh luận tại phiên chất vấn, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn Hà Nội) cho biết, trong phần trả lời của mình, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông có nhận định, nhiều cơ quan báo chí hiện nay đã đảm bảo tự chủ một phần chi thường xuyên, tuy nhiên kinh tế báo chí vẫn là thách...

Bộ trưởng Y tế bị chất vấn về tình trạng thiếu thuốc triền miên

Sáng 12/11, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan có thêm 55 phút đầu giờ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế. Cuối phiên chất vấn chiều 11/11, đã có 8 đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi chất vấn tư lệnh ngành y tế. Đại biểu Tráng A Dương (Hà Giang) phản ánh thực trạng thách thức các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực y tế khi...

Cùng tác giả

Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công

An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư côngKhâu bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp tục là nút thắt lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện các dự án cần giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực giao thông và nông nghiệp có kế hoạch vốn lớn. UBND tỉnh An Giang vừa có Công văn gửi Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh...

Tham nhũng chỉ có một số nơi, nhưng lãng phí có khắp mọi nơi

Phát biểu tại phiên họp, ĐB Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua đã đạt được kết quả tích cực, xử lý tội phạm rất thuyết phục được Nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ, tài sản tham nhũng được thu hồi có tiến bộ nhưng chưa đạt được như mong muốn, nhiều tài sản thất thoát rất nghiêm trọng, khả năng thu hồi khó khăn, tội...

Tập đoàn Hirosawa tìm hiểu, đề xuất hợp tác với Đồng Tháp

Cập nhật ngày: 26/11/2024 17:54:53 ĐTO - Chiều ngày 26/11, Đoàn công tác Tập đoàn Hirosawa do ông Sogawa Shiro - Chủ tịch Tập đoàn Hirosawa, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp vận tải và các trường đào tạo lái xe cơ giới tại Nhật Bản (NDCC) đến giao lưu, đề xuất một số nội dung hợp tác với tỉnh Đồng Tháp. Phó Chủ...

An Giang: “Không gian mới

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng phát biểu khai mạc hội nghị. Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: An Giang là vùng đất đặc biệt, vừa có đồng bằng trù phú, đất đai màu mỡ được bồi đắp bởi hai con sông Tiền và sông Hậu rất thích hợp để phát...

Hội thảo “Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số”

Cập nhật ngày: 26/11/2024 13:13:30 ĐTO - Ngày 26/11, tại Khu Du lịch Mỹ Trà (phường Mỹ Phú, TP Cao Lãnh), Ban Thường trực Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh và Sở Công thương phối hợp Hiệp hội Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển TMĐT trong kỷ nguyên số”. Dự hội thảo có các đồng chí:...

Cùng chuyên mục

Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công

An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư côngKhâu bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp tục là nút thắt lớn nhất trong quá trình triển khai thực hiện các dự án cần giải phóng mặt bằng, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực giao thông và nông nghiệp có kế hoạch vốn lớn. UBND tỉnh An Giang vừa có Công văn gửi Phó thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh...

Tham nhũng chỉ có một số nơi, nhưng lãng phí có khắp mọi nơi

Phát biểu tại phiên họp, ĐB Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua đã đạt được kết quả tích cực, xử lý tội phạm rất thuyết phục được Nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ, tài sản tham nhũng được thu hồi có tiến bộ nhưng chưa đạt được như mong muốn, nhiều tài sản thất thoát rất nghiêm trọng, khả năng thu hồi khó khăn, tội...

An Giang: “Không gian mới

Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng phát biểu khai mạc hội nghị. Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: An Giang là vùng đất đặc biệt, vừa có đồng bằng trù phú, đất đai màu mỡ được bồi đắp bởi hai con sông Tiền và sông Hậu rất thích hợp để phát...

Đồng Tháp: Trên 5,8 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024

Sáng ngày 22/11/2024, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Tỉnh tổ chức lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024, chủ đề “Chăm lo Tết cho người nghèo và xây dựng nhà Đại đoàn kết” bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 12 điểm cầu các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, với sự tham gia hơn 750 đại biểu. ...

Miền Bắc và miền Nam biến động trái chiều

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (26/11/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận chiều giảm ở một số tỉnh như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang, khi giảm giá từ 1.000 đồng đến 2.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên tỉnh duy nhất trên cả giảm tới 2.000 đồng/kg. Ngược lại, giá heo hơi tại Thái Bình bất ngờ tăng một giá (1.000 đồng/kg), đạt 63.000 đồng/kg, mức giá cao nhất khu vực. Các tỉnh, thành phố...

Cho hai nhân sự thôi chức Ủy viên Trung ương khóa XIII

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương sáng 25/11, Trung ương đã thống nhất cho hai nhân sự thôi tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hai người này gồm: ông Nguyễn Văn Thể (Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải) và ông Bùi Văn Cường (nguyên Tổng Thư ký Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đắk...

Nguồn ít gạo thơm chào giá cao, giá lúa đi ngang

Giá lúa gạo hôm nay ngày 25/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định, sau nhiều phiên tăng giảm nhẹ trái chiều tuần trước. Giá lúa gạo hôm nay ngày 25/11: Nguồn ít gạo thơm chào giá cao, giá lúa đi ngang (ảnh minh họa) Cụ thể, với mặt hàng gạo, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 10.350-10.500 đồng/kg; Gạo...

Triển khai thực hiện kết luận phiên chất vấn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh

Cập nhật ngày: 25/11/2024 10:57:00 ĐTO - Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa vừa có yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện hoặc tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai, thực hiện những nội dung kiến nghị của Thường trực HĐND tỉnh tại Thông báo số 657 ngày 15/11/2024 kết...

Sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp tham gia trải nghiệm nông nghiệp du lịch

Cập nhật ngày: 23/11/2024 12:40:57 ĐTO - Sáng ngày 23/11, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp phối hợp với Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc tổ chức cho sinh viên trải nghiệm mô hình “Nông nghiệp du lịch” tại không gian Làng Hòa An xưa, thuộc khuôn viên Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc (Phường 4, TP Cao Lãnh). Tham dự chương trình có đại diện...

Nhân rộng các mô hình thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Đó là kết quả được đưa ra tại Diễn đàn Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (viết tắt là Đề án) được tổ chức ngày 23/11 tại TP Cần Thơ do Hiệp Hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức.  Các đại biểu chia sẻ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất