Powered by Techcity

Nước sông Tiền, sông Hậu đục ngầu cuồn cuộn chảy mang về miền Tây một loại cá đặc sản, là cá gì?

Theo các tài liệu nghiên cứu về thủy sản gần đây, vào mùa khô, cá linh sống trong các sông lớn, ao hồ ở vùng thượng nguồn sông Cửu Long, tập trung phần lớn ở Biển Hồ. 

Mùa đẻ chính là đầu mùa mưa tháng 5-6, bãi đẻ thường ở ngã ba sông, ven các cồn, nơi nước chảy, trứng cá linh trôi nổi.

Sau khi nở, cá linh bơi theo dòng lũ về hạ lưu vào sông ngòi, kinh, rạch, ruộng đồng và lớn lên. Càng xuống hạ nguồn, càng vào đồng xa, lượng cá linh ít dần cho đến khi gặp nước mặn.

Cá linh xuất hiện ở các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long như Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang…vào rằm tháng 7 âm lịch. Lúc này, sông ngòi, kinh, rạch, đồng ruộng trong vùng đều đầy ắp nước.

Môi trường sống được mở rộng, nguồn thức ăn phong phú là điều kiện lý tưởng cho đàn cá linh sinh sôi, nảy nở. 

Nước lũ lên đến đâu, đàn cá theo đến đó. Sau khi lũ rút, cá ra sông lớn, rồi trở về thượng nguồn và năm nào cũng theo chu kỳ như vậy.

img

Cá linh đầu mùa-cá đặc sản mùa nước nổi miền Tây thường xuôi theo dòng nước về hạ lưu, vào kinh, rạch để tìm mồi thì có thể dùng hứng, vó, dớn hoặc đóng đáy để bắt.

CL có ý nghĩa kinh tế khá đặc biệt trong nghề cá ở vùng ĐBSCL. Sự xuất hiện nhiều hay ít của chúng trong năm báo hiệu sự được hay mất mùa cá, tôm trong vùng.

Dân đồng bằng sử dụng nhiều ngư cụ để đánh bắt cá linh, như vó, đăng mé, chài quăng, dớn, ghe hứng, lưới giăng hoặc đóng đáy trên các sông, rạch. Nhưng cũng tùy giai đoạn cá linh có kích cỡ khác nhau mà dùng ngư cụ đánh bắt phù hợp mới cho sản lượng nhiều.

Thời kỳ đầu mùa lũ, từ rằm tháng 7 đến cuối tháng 8 âl, cá linh còn non cỡ bằng đầu đũa. Cá thường xuôi theo dòng nước vào kinh, rạch nội đồng để tìm mồi thì người ta dùng hứng, vó, dớn hoặc đóng đáy để bắt.

Vào cuối mùa lũ, từ tháng 9 đến tháng 12 âl, cá linh theo lũ rút ra sông lớn, lúc này cá đã lớn, to bằng ngón trỏ, người ta dùng đáy, đăng mé, chài quăng, lưới giăng để bắt cá linh. Mùa khai thác cá linh kéo dài khoảng 3 tháng.

Những năm gần đây, nhờ các phương tiện giao thông phát triển, nhất là phương tiện giao thông thủy, nên lượng cá linh khai thác ở các tỉnh đầu nguồn được phân phối nhanh chóng về các tỉnh miền hạ lưu.

Nhiều ngư dân ở các tỉnh đầu nguồn còn biết cách rộng cá linh đầu mùa trong những ghe đục chở xuống các chợ ở các tỉnh hạ nguồn bán, nên có nhiều người mua được thứ đặc sản mùa nước nổi này đem về chế biến thức ăn.

CL được dân đồng bằng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ở mỗi vùng có kiểu nấu ăn riêng, nhưng kho lạt và nấu canh chua là 2 món phổ biến nhất. Cá linh cỡ nhỏ được ưa chuộng hơn, có giá bán đắc hơn cá cỡ lớn.

CL cỡ nhỏ dùng kho tương, kho khóm (kho lạt) ăn luôn xương hoặc được bầm nhuyễn, dồn khổ qua hay vò viên nấu canh chua. Loại cỡ lớn thì nấu canh chua hoặc kho nước dừa, kho lá dứa để nguyên con.

Đặc biệt, CL nấu canh chua với bông điên điển hoặc với bông so đũa ăn rất ngon. Cá linh còn được làm mắm để nguyên con, ủ làm nước mắm hoặc được đóng hộp như cá mồi đóng hộp.

Nhiều năm nay, lượng cá linh tự nhiên giảm mạnh do môi trường sống của cá thay đổi và khai thác quá mức của con người với nhiều mục đích khác nhau. Ở Vĩnh Long, lượng cá linh non đầu mùa lũ chỉ thấy bán ở các chợ lớn nhưng số lượng hạn chế, còn tại các chợ ở miệt đồng thì ít thấy.

CL non được tiểu thương mua thu gom về bán lẻ tại các chợ, nhưng đâu phải ngày nào cũng có, chỉ có cá bán tập trung vào những con nước rằm hoặc 30 âl. Mỗi buổi chợ chỉ bán dăm ba ký cá linh lẫn lộn với các đồng.

Giá bán rất cao, từ 20.000-30.000 đ/100g, nhưng các bà nội chợ phải đi chợ sớm mới mua được vì có rất nhiều người mua. Cá linh vào cuối mùa lũ chủ yếu do các ghe đục từ miệt trên (An Giang, Đồng Tháp) chở về, lượng cá bắt tại chỗ rất ít…

Nhằm bảo tồn và duy trì nguồn cá linh tự nhiên trước nguy cơ cạn kiệt, vào năm 2009, nhóm nghiên cứu Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ kết hợp với Sở KH-CN tỉnh An Giang, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh An Giang cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi thành công giống cá linh ống.

Từ đó đến nay, có nhiều công trình, dự án nghiên cứu, thử nghiệm về sản xuất nhân tạo và nuôi cá linh được triển khai và áp dụng thành công, mở ra triển vọng mở rộng nghề nuôi cá linh ra đại trà trong ao, vuông, giúp bảo tồn và phát triển nguồn thủy sản đặc trưng lâu đời của miền sông nước.

Nguồn: https://danviet.vn/nuoc-song-tien-song-hau-duc-ngau-cuon-cuon-chay-mang-ve-mien-tay-mot-loai-ca-dac-san-la-ca-gi-20240921001555576.htm

Cùng chủ đề

Mưa lớn từ bão Yagi, Nam bộ đón đỉnh triều cường và nguy cơ ngập nặng

TPO – Do triều cường Rằm tháng 8 kết hợp mưa lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông, mực nước các sông khu vực miền Tây Nam bộ đang lên nhanh, dự báo nguy cơ xảy ra ngập úng tại các khu vực có địa hình thấp trũng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) các ngày từ 18 đến 22/9. Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, lũ trên sông Mê Kông khu vực thượng...

Cá linh non gần 300.000 đồng/kg vẫn nườm nượp người mua

Ghi nhận của phóng viên tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP Cần Thơ, thời điểm này, cá linh non đã được nhiều tiểu thương bày bán. Cá chưa làm được bán với giá từ 150.000 – 230.000 đồng/kg, tùy kích cỡ. Còn cá làm sạch thì giá bán khá cao từ 200.000 – 280.000 đồng/kg. Theo nhiều tiểu thương, do đầu mùa, cá ngọt và ngon nên rất hút khách. Chị Nguyễn Thị Hà – tiểu thương...

Cùng tác giả

10 dự án tham gia Vòng chung kết Cuộc thi sáng kiến Mekong năm 2024

Cập nhật ngày: 15/11/2024 14:28:22 ĐTO - Sáng ngày 15/11, tại Hội trường Nhà văn hóa lao động công đoàn tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra Vòng chung kết Cuộc thi sáng kiến Mekong năm 2024. Đây là hoạt động thuộc chuỗi sự kiện Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL lần II năm 2024. Thí sinh Võ Duy Khánh trình bày Dự án Bộ sản phẩm xanh Endota sản...

Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V-SAT 2025 để tuyển sinh đại học

Trong công văn, Bộ GD&ĐT nêu rõ, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nội dung “Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học”. Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chủ trương giao Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng) xây dựng bài thi V-SAT, để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng trong...

V-SAT không phải là bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục về việc tổ chức bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT).Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những ngày vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải một số bài báo về bài thi V-SAT do 18 cơ...

Khởi nghiệp xanh – Hướng đi của nền kinh tế tương lai

Cập nhật ngày: 15/11/2024 11:26:43 ĐTO - Tác động của biến đổi khí hậu và nhu cầu tiêu dùng bền vững toàn cầu đã đặt ra những thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà và toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, từ góc nhìn sáng tạo đã mở ra cơ hội cho các startup Đất Sen hồng. Theo đó, khởi nghiệp...

Tổ chức giao lưu thể thao giữa tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng

Cập nhật ngày: 13/11/2024 16:41:41 ĐTO - Theo Kế hoạch của UBND tỉnh, hoạt động giao lưu thể thao giữa tỉnh Đồng Tháp (nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và tỉnh Prey Veng (Vương quốc Campuchia) sẽ diễn ra từ ngày 20 - 21/12/2024, tại Khu liên hợp thể dục thể thao huyện Tân Hồng. Đoàn thể thao tỉnh Đồng Tháp giao lưu với...

Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V-SAT 2025 để tuyển sinh đại học

Trong công văn, Bộ GD&ĐT nêu rõ, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nội dung “Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học”. Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chủ trương giao Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng) xây dựng bài thi V-SAT, để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng trong...

V-SAT không phải là bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục về việc tổ chức bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT).Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những ngày vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải một số bài báo về bài thi V-SAT do 18 cơ...

Miền Bắc và miền Trung đi ngang, miền Nam biến động nhẹ

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (15/11/2024) tại miền Bắc hôm nay giữ ở mức đi ngang, dao động từ 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, các địa phương như Lào Cai và Ninh Bình giao dịch tại mức 62.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Song song đó, heo hơi tại Hà Nội và Phú Thọ có giá 64.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải...

Kiểm tra công tác thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và chuyển đổi số huyện Cao Lãnh

Sáng ngày 14/11/2024, Đoàn kiểm tra do Đại tá Bùi Bé Năm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND huyện Cao Lãnh về công tác triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án 06, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin và chuyển đổi số trên địa bàn huyện Cao Lãnh. Tiếp và làm việc với Đoàn có Phó bí thư Huyện ủy/Chủ...

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ

Vietcombank Đồng Tháp Cập nhật ngày: 14/11/2024 15:48:39 Phát huy vai trò và nhiệm vụ của đơn vị, những năm qua, Đảng bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (Vietcombank Đồng Tháp) thực hiện tốt Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở trong toàn Chi nhánh. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy tính tiên...

Từ vụ phó chủ tịch huyện cho con 600 công đất, đừng biến đám cưới thành dịp để khoe khoang

Vợ phó chủ tịch UBND huyện Giang Thành nói tặng 600 công đất cho con gái tại đám cưới giữa tháng 10 vừa qua – Ảnh: BỬU ĐẤU cắt từ clip Như tin đã đưa, nhiều ngày qua, thông tin phó chủ tịch huyện Giang Thành, Kiên Giang cho con gái 600 công đất (tương đương 90 tỉ đồng) trong ngày đám cưới gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, phó chủ tịch UBND huyện khẳng định vợ ông “nói...

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 12 tỉnh, thành phố

Sáng 14/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, thành phố Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.   Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tại phiên họp Trình bày Tờ trình của...

Giá lúa ổn định; giá gạo giảm nhẹ 100 đồng/kg

Giá lúa gạo hôm nay ngày 14/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định với mặt hàng lúa. Giá gạo giảm 100 đồng/kg. Thị trường giao dịch bình ổn. Trên thị trường lúa, ghi nhận tại các địa phương như Đồng Tháp, Kiên Giang giao dịch bình ổn, giá lúa thơm tăng nhẹ, lúa khô lượng có nhiều, nhu cầu hỏi mua ổn định. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ‘chốt’ sáp nhập cấp huyện, xã của Hà Nội, TP.HCM và 10 tỉnh

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà – Ảnh: GIA HÂN Sáng 14-11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố. Cụ thể gồm An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, TP. Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Giảm 1 huyện, 161 xã Trình bày tờ trình...

Giảm tại miền Bắc và miền Trung, miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 14/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay giảm 1.000 đồng/kg so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Phú Thọ, Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 14/11/2024 giảm nhẹ 1.000 đồng/kg Sau khi giảm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất