TPO – “Tháng 3/2024, chúng tôi đi kiểm tra thiết bị phòng cháy ở vùng lõi khu A5 tình cờ phát hiện 4 cá thể sếu đầu đỏ về lại vườn sau vài năm vắng bóng. Khi ấy mọi người mừng quýnh, lấy điện thoại quay lại. Đàn sếu bay ngang tầm mắt rồi từ từ hạ cánh đáp xuống khu rừng tràm. Khoảng 30 phút sau, cả đàn tung cánh bay lên, lượn vòng quanh rồi bay đi”, ông Lê Ngọc Thanh, cán bộ Vườn Quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) nhớ lại.
TPO – “Tháng 3/2024, chúng tôi đi kiểm tra thiết bị phòng cháy ở vùng lõi khu A5 tình cờ phát hiện 4 cá thể sếu đầu đỏ về lại vườn sau vài năm vắng bóng. Khi ấy mọi người mừng quýnh, lấy điện thoại quay lại. Đàn sếu bay ngang tầm mắt rồi từ từ hạ cánh đáp xuống khu rừng tràm. Khoảng 30 phút sau, cả đàn tung cánh bay lên, lượn vòng quanh rồi bay đi”, ông Lê Ngọc Thanh, cán bộ Vườn Quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) nhớ lại.
Clip: Cán bộ Vườn Quốc gia Tràm Chim tuần tra, kiểm soát vào mùa nước nổi. |
Quang cảnh Vườn Quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp). Ảnh: Hòa Hội |
Cán bộ chuẩn bị tuần tra quanh Vườn Quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Hòa Hội. |
Hiện mùa nước nổi, cánh đồng Vườn Quốc gia Tràm Chim ở vùng Đồng Tháp Mười nước ngập mênh mông. Hằng ngày, cán bộ vườn tuần tra kiểm soát người xâm nhập trái phép. Ảnh: Hòa Hội |
“Hồi tháng 3, chúng tôi đi kiểm tra thiết bị phòng cháy chữa cháy ở vùng lõi khu A5 tình cờ phát hiện 4 cá thể sếu đầu đỏ. Khi ấy mọi người mừng rồi hô hoán lên, người lấy điện thoại quay lại. 4 cá thể Sếu bay ngang tầm mắt rồi từ từ hạ cánh đáp xuống khu rừng tràm. Khoảng 30 phút sau, 4 con sếu tung cánh bay lên bầu trời, lượn vòng quanh rồi bay hướng về khu A4”, ông Lê Ngọc Thanh, cán bộ Vườn Quốc gia Tràm Chim nhớ lại. Ảnh: Hòa Hội |
Vườn Quốc gia Tràm Chim rộng hơn 7.500 ha, được công nhận là Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về sinh học và bảo tồn) thứ 4 của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ trú ngụ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau mới rời đi. Ảnh: Hòa Hội |
Sếu tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Nguyễn Trường Sinh. |
Năng kim, loại thức ăn cho sếu đầu đỏ được khôi phục tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Hòa Hội |
Những năm 1990, đàn sếu về vườn rất đông, có khi cả nghìn con, song thời gian gần đây dần thưa vắng, có năm không về. Ngày 7/3, vườn Quốc gia Tràm Chim ghi nhận 4 sếu đầu đỏ tìm về, bay lượn và đậu lại khoảng nửa giờ. Ảnh: Hòa Hội |
Gần đây, vườn Quốc gia Tràm Chim điều tiết nước theo chỉ dẫn của các nhà khoa học, chứ không dự trữ quanh năm như trước. Kế hoạch tháo nước được thực hiện đầu tháng 12, kéo dài đến tháng 4 năm sau trong điều kiện khô hạn và thêm hai tháng nếu mưa sớm. Phần nước tháo ra được chuyên gia tính toán dựa trên lượng nước bốc hơi, nhu cầu các loài, đặc biệt phù hợp cho năng kim tạo củ – thức ăn khoái khẩu của sếu. Ảnh: Hòa Hội |
Ông Đoàn Văn Nhanh, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn – Vườn Quốc gia Tràm Chim cho biết, những thay đổi về điều kiện sinh thái ở vườn đã mang lại kết quả tích cực, thu hút sếu đầu đỏ trở lại sau hơn hai năm vắng bóng. Ảnh: Hòa Hội |
Vườn Quốc gia Tràm Chim là một khu đất ngập nước và cũng được xem là túi trữ nước ngọt phục vụ đắc lực người dân ĐBSCL sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, Vườn Quốc gia Tràm Chim còn được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam. Ảnh: Hòa Hội |
TS. Trần Triết – Giám đốc Chương trình bảo tồn sếu Đông Nam Á, Hội Sếu quốc tế (ICF) cho biết, trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm đàn sếu giảm 8% số lượng cá thể, các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân gồm: chất độc trong quá trình sản xuất nông nghiệp khi sếu ăn thức ăn trên đồng bị ảnh hưởng làm suy giảm tuổi thọ, mất nơi sinh sản, mất cân bằng hệ sinh thái… Ảnh: Hòa Hội |
Đề án Bảo tồn và Phát triển sếu đầu đỏ giai đoạn 2022-2032 của UBND tỉnh Đồng Tháp đã ra đời với nhiều giải pháp thiết thực, trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là mong muốn đàn sếu sớm quay trở về. Ảnh: Hòa Hội |
Vườn Quốc gia Tràm Chim chuẩn bị chuồng để nuôi sếu từ Thái Lan nhập về. Ảnh: Hòa Hội |