VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Đồng Tháp là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành phố).
– Diện tích tự nhiên: 3.283 km2.
– Dân số: Trên 1,6 triệu người.
– Mật độ dân số: 506 người/km2.
– Cách Thành phố Hồ Chí Minh: 165 km về phía Tây Nam.
– Phía Bắc và Tây Bắc: Giáp Vương quốc Campuchia.
– Phía Nam và Đông Nam: Giáp tỉnh Vĩnh Long.
– Phía Đông: Giáp tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An.
– Phía Tây: Giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ.
– Bao gồm 12 huyện, thành phố:
+ 03 thành phố: Cao Lãnh (Tỉnh lỵ), Sa Đéc, Hồng Ngự.
+ 09 huyện: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.
– Dân tộc:
+ Dân tộc Kinh: 99,3% dân số.
+ Các dân tộc còn lại (Hoa, Khơme): 0,7% dân số.
– Tôn giáo: Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Công Giáo, Tin Lành.
– Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa.
– Nhiệt độ trung bình: 27,190C.
– Độ ẩm: 83%.
– Hệ thống sông ngòi:
+ 02 nhánh sông chính: Sông Tiền và Sông Hậu.
+ Quanh năm bồi đắp phù sa.
+ Thuận lợi: Nuôi trồng thủy sản; giao thông đường thủy; du lịch sinh thái.
– Hệ thống cảng sông: 02 bến cảng bên bờ sông Tiền, vận chuyển hàng hóa thuận lợi với biển Đông và nước bạn – Vương quốc Campuchia
– Cửa khẩu: Cửa khẩu quốc tế Thường Phước (huyện Hồng Ngự, Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà (huyện Tân Hồng) và 05 cặp cửa khẩu phụ.
TÀI NGUYÊN
* Rừng:
– Nhiều khu rừng đặc dụng: Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông), Khu Di tích Xẻo Quít (huyện Cao Lãnh), Rừng tràm Gáo Giồng (huyện Cao Lãnh), Khu Di tích Gò Tháp (huyện Tháp Mười).
+ Giá trị bảo tồn lịch sử, văn hóa, nghiên cứu khoa học.
+ Thu hút nhiều loài: Chim muôn, bò sát, cá tôm, cua ốc, dược liệu v.v..
– Hệ sinh thái và động thực vật vô cùng phong phú: 198 loài chim, hàng chục loài bò sát, 40 loài cá, 140 loài cây dược liệu v.v..
+ Nơi sinh trưởng của nhiều loại động, thực vật quý hiếm: Rắn, Rùa, Sếu đầu đỏ (Hạc), Bồ nông, Ngan cánh trắng, Vịt trời v.v..
– Du lịch sinh thái.
– Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
– Bảo tồn các nguồn gien động, thực vật quý hiếm.
* Nước:
– Nước mặt:
+ Ngọt quanh năm, không bị nhiễm mặn.
+ Lưu lượng nước Sông Tiền: Bình quân 11.500 m3/giây, lớn nhất 41.504 m3 khối/giây và nhỏ nhất 2.000 m3/giây.
– Nước ngầm: Nguồn nước dồi dào, ở nhiều độ sâu khác nhau.
– Thiên nhiên ưu đãi: Nguồn thủy hải sản vô cùng phong phú, sinh sôi nảy nở tự nhiên; nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.
* Đất:
– Đất phù sa:
+ Diện tích 191.769 ha, chiếm 59,06% diện tích đất tự nhiên.
+ Hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới, thuận lợi cho việc trồng.
+ Các loại hoa màu: Bắp, Khoai, Sen, Rau muống lấy hạt v.v..
+ Cây công nghiệp ngắn ngày: Đậu nành, Mè, Đậu phộng v.v..
+ Cây ăn trái: Xoài, Cam, Quýt, Chanh, Nhãn v.v..
– Đất phèn:
+ Diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích đất tự nhiên.
+ Đa số đã được ngọt hóa.
+ Trồng được lúa, nuôi trồng thuỷ sản với năng suất và chất lượng cao.
– Đất xám:
+ Diện tích 28.155 ha, chiếm 8,67% diện tích đất tự nhiên.
+ Tập trung chủ yếu trên địa hình cao ở các huyện: Tân Hồng, Tam Nông, Hồng Ngự, thành phố Hồng Ngự.
– Đất cát: Diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.
* Khoáng sản:
– Cát xây dựng:
+ Trữ lượng và chất lượng lớn nhất và tốt nhất so với các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam Bộ.
+ Nằm dọc theo các Doi, Cồn cát, Cù lao sông lớn, thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển.
– Sét gạch ngói: Trữ lượng lớn; phủ rộng khắp địa bàn tỉnh.
– Sét Kaolin: Có nguồn gốc trầm tích sông; phân bố ở các huyện, thành phố phía Bắc của tỉnh.
– Than bùn: Có nguồn gốc hình thành từ thế kỷ IV; trữ lượng khoảng 02 triệu m3; phân bố ở các huyện Tam Nông, Tháp Mười.
Cổng TTĐT tỉnh