Powered by Techcity

Nâng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam

Khó từ vùng nguyên liệu… đến chế biến

Một trong những nguyên nhân được giới chuyên gia chỉ ra là do Việt Nam chưa hình thành được vùng nguyên liệu gắn liên kết phục vụ chế biến, tiêu thụ với doanh nghiệp, nên thời gian qua, việc triển khai các chính sách của Nhà nước chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn liên kết theo chuỗi giá trị.

Vùng nguyên liệu trồng dứa ở Lai Châu
Vùng nguyên liệu trồng dứa ở Lai Châu. Ảnh: Laichau.gov.vn

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng và tính cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp bị hạn chế; hiệu quả sản xuất chưa cao, trong khi rủi ro, lãng phí sản xuất cũng như tổn thất sau thu hoạch còn lớn, khiến thu nhập của người nông dân còn thấp.

Trong một hội nghị về triển khai xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu nông – lâm sản đạt chuẩn, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẳng thắn nhìn nhận, việc phát triển các vùng nguyên liệu nông – lâm sản vẫn tồn tại nhiều hạn chế, đó là: Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các hộ nông dân và liên kết với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ.

Nhiều vùng nguyên liệu tuy đã dần hình thành nhưng chưa được tổ chức và quản trị, hạ tầng yếu kém, thiếu cơ sở thông tin dữ liệu sản xuất để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mã vùng trồng, nhất là ở các vùng nguyên liệu lớn hàng hóa liên vùng phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Chính điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản phải hoạt động cầm chừng, thậm chí có nguy cơ phá sản, vì không đủ nguồn nguyên liệu phục vụ cho chế biến.

Ngoài vấn đề vùng nguyên liệu thì việc các sản phẩm chế biến chủ yếu là sơ chế khiến giá trị gia tăng thấp. Câu chuyện về vấn đề này đã được ông Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập Foodmap chia sẻ trong một hội thảo về xây dựng thương hiệu nông sản Việt. Ông Tùng nhớ lại thời điểm 6 năm trước, chè ô long của Việt Nam chỉ bán được với giá 9 USD/kg, trong khi Đài Loan xuất khẩu cùng loại sang Mỹ với giá lên tới 100 USD/kg.

Bà Võ Thị Tam Dân – Giám đốc Công ty CP Trà Rồng Vàng cũng đã rất trăn trở khi chia sẻ câu chuyện 1 kg chè ô long hái tay một tôm 2 – 3 lá, chất lượng cao, giá xuất khẩu thô chỉ 10 – 12 USD. Tuy nhiên, sau khi các nước nhập khẩu sơ chế, đấu trộn, đóng gói dưới thương hiệu của đơn vị nhập khẩu thì lại được bán ra thị trường với giá cao gấp hàng chục lần.

Không chỉ có chè mà nhiều nông sản của Việt Nam cũng rơi vào tình cảnh như vậy. Điều này khiến không ít nông sản Việt chưa được nhìn nhận đúng về chất lượng và giá trị xuất khẩu.

Tín hiệu tích cực

Nhằm khắc phục hạn chế trong phát triển các vùng nguyên liệu; đồng thời đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tháng 3/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chính thức triển khai Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông – lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 – 2025.

Đề án được thực hiện trên địa bàn 46 huyện, thành phố của 13 tỉnh, bao gồm: Hòa Bình, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang và An Giang. Sau 2 năm triển khai, đến nay, 5 vùng nguyên liệu thí điểm đã cơ bản hình thành rõ nét và phát triển cả về quy mô, diện tích cũng như chất lượng hoạt động.

Cụ thể, vùng thứ nhất là cây ăn quả ở phía Bắc, tập trung là Sơn La – Hòa Bình với các sản phẩm như dứa, chanh leo, xoài phục vụ chế biến, xuất khẩu. Vùng thứ hai là gỗ rừng trồng ở vùng duyên hải miền Trung. Vùng thứ 3 là nguyên liệu cà phê tại Tây nguyên. Vùng thứ tư là trái cây tập trung ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An với các loại cây xoài, sầu riêng. Vùng thứ 5 là vùng lúa gạo Tứ Giác Long Xuyên.

Số chuỗi liên kết đã được xây dựng tăng lên 81 chuỗi, với sự tham gia của 26 doanh nghiệp thu mua, chế biến nông sản và 353 hợp tác xã tăng 83 hợp tác xã so với thời điểm ban đầu.

Thực tế tại tỉnh Gia Lai, sau quá trình triển khai đề án, địa phương này đã hình thành và phát triển vùng sản xuất nguyên liệu cà phê quy mô lớn, hàng hóa tập trung, hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến. Đồng thời, phát triển trên 12 hợp tác xã nông nghiệp ở vùng nguyên liệu cà phê bền vững với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tại 7 huyện, thành phố. Nhờ đó giá trị sản xuất của bàn con cũng được nâng cao.

Theo lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sự thành công của đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông – lâm sản đạt chuẩn không chỉ góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp mà còn tạo ra động lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững. Đề án có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang hình thành những vùng nguyên liệu đạt chuẩn một cách có hệ thống với các thiết chế đi kèm, sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho các ngành hàng mà trực tiếp là doanh nghiệp và nông dân.

Đề án Thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông – lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022 – 2025 chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2022-2023), tập trung thí điểm xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn và tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện.

Giai đoạn 2 (2024-2025), hoàn thiện các nội dung đề án về khuyến nông và chuyển giao ứng dụng khoa học – công nghệ cho hợp tác xã, người dân, phát triển, củng cố nâng cao năng lực cho hợp tác xã và thành viên hợp tác xã; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý vùng nguyên liệu, phát triển khuyến nông cộng đồng và truyền thông, thực hiện các chính sách tín dụng, bảo hiểm, liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP…

Nguồn: https://congthuong.vn/nang-suc-canh-tranh-cho-nong-san-viet-nam-359164.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Cùng hành động để xây dựng nền kinh tế xanh bền vững cho vùng đồng bằng sông Cửu Long

Cập nhật ngày: 16/11/2024 16:17:12 ĐTO - Sáng ngày 16/11, tại Nhà Văn hóa Lao động Công đoàn tỉnh Đồng Tháp, Phiên toàn thể Diễn đàn Khởi nghiệp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần II năm 2024 chính thức khai mạc với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”. Tại đây, các đại biểu tập trung trí tuệ trao đổi, thảo...

Tìm lời giải cho các định hướng kinh tế đặc thù, bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Tham dự Diễn đàn có các đồng chí: Huỳnh Thành Đạt – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Lê Quốc Phong – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long…  Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long – Lần II năm 2024  Phát biểu...

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên giảng dạy tiếng Anh

Cập nhật ngày: 14/11/2024 16:15:59 ĐTO - Ngày 14/11, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh tổ chức lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy - ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tiếng Anh và bồi dưỡng kiến thức, phát triển kỹ năng tiếng Anh theo chuẩn IELTS quốc tế năm 2024. Có 35...

Sẽ có trung tâm khởi nghiệp sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ông Huỳnh Thành Đạt – bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (bên phải) và ông Lê Quốc Phong – bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp – trao giải nhất cuộc thi Sáng kiến Mekong – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 2-2024 do tỉnh Đồng Tháp phối hợp với các đơn vị tổ chức diễn ra sáng nay 16-11, đã nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị hỗ trợ các...

Diều “khổng lồ” tung bay tại thị trấn biển lớn nhất ĐBSCL

Ngày 16-11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã diễn ra Ngày hội thả diều. Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Ông Trần Công Minh (ngụ TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) cho biết các thành viên trong Câu lạc bộ Diều hoa TP Sa Đéc mang theo 60 con diều để tham gia hoạt động này. “Trong số những con...

Cùng chuyên mục

Tìm lời giải cho các định hướng kinh tế đặc thù, bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Tham dự Diễn đàn có các đồng chí: Huỳnh Thành Đạt – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Lê Quốc Phong – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long…  Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long – Lần II năm 2024  Phát biểu...

Sẽ có trung tâm khởi nghiệp sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ông Huỳnh Thành Đạt – bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (bên phải) và ông Lê Quốc Phong – bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp – trao giải nhất cuộc thi Sáng kiến Mekong – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 2-2024 do tỉnh Đồng Tháp phối hợp với các đơn vị tổ chức diễn ra sáng nay 16-11, đã nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị hỗ trợ các...

Diều “khổng lồ” tung bay tại thị trấn biển lớn nhất ĐBSCL

Ngày 16-11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã diễn ra Ngày hội thả diều. Đây là một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Ông Trần Công Minh (ngụ TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) cho biết các thành viên trong Câu lạc bộ Diều hoa TP Sa Đéc mang theo 60 con diều để tham gia hoạt động này. “Trong số những con...

Gạo nguyên liệu trắng thơm dẻo nhích, nông dân chào bán lúa giá cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 16/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định sau phiên điều chỉnh tăng nhẹ hôm qua. Giá lúa gạo hôm nay ngày 16/11: Gạo nguyên liệu trắng thơm dẻo nhích, nông dân chào bán lúa giá cao. Ảnh: MH Trong đó, với mặt hàng lúa, hôm nay giá ổn định. Cụ thể, theo cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, lúa IR 50404 giá ở...

Nhận diện những bất cập trong công tác lập pháp, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật

Những hạn chế, tồn tại trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, ngoài những nguyên nhân khách quan như tình hình thế giới biến động phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế-xã hội ở Việt Nam như đã nêu ở trên…, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận nghiêm túc những nguyên nhân chủ quan để công tác này ngày càng đạt hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn những chuyển biến nhanh, khó...

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước và các địa phương

Ngày 15/11, tại tỉnh Vĩnh Long, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn đã chủ trì Hội nghị Sơ kết Quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước với Thường trực HĐND và UBND các tỉnh: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại trong công tác phối hợp giữa Kiểm...

Bí thư Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Hòa Khánh

Cập nhật ngày: 15/11/2024 12:45:13 ĐTO - Sáng ngày 15/11, Ban Công tác Mặt trận ấp Hòa Khánh (xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung) tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (viết tắt là Ngày hội). Đến dự có đồng chí Lê Quốc Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Văn phòng...

Bộ GD&ĐT bác tin tổ chức bài thi V-SAT 2025 để tuyển sinh đại học

Trong công văn, Bộ GD&ĐT nêu rõ, những ngày qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nội dung “Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa bài thi V-SAT để tuyển sinh đại học”. Bộ GD&ĐT khẳng định, không có chủ trương giao Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng) xây dựng bài thi V-SAT, để các cơ sở giáo dục đại học sử dụng trong...

V-SAT không phải là bài thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, Trung tâm Khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục về việc tổ chức bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT).Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, những ngày vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải một số bài báo về bài thi V-SAT do 18 cơ...

Miền Bắc và miền Trung đi ngang, miền Nam biến động nhẹ

Khu vực miền Bắc Theo ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (15/11/2024) tại miền Bắc hôm nay giữ ở mức đi ngang, dao động từ 62.000 – 64.000 đồng/kg. Trong đó, các địa phương như Lào Cai và Ninh Bình giao dịch tại mức 62.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Song song đó, heo hơi tại Hà Nội và Phú Thọ có giá 64.000 đồng/kg, cao nhất cả nước. Còn lại các tỉnh như Bắc Giang; Yên Bái; Hưng Yên; Hải...

Tin nổi bật

Tin mới nhất