Powered by Techcity

48 giờ ở Đồng Tháp

Đồng Tháp có chùa lá sen độc đáo, có món chuột đồng nướng đặc trưng, hàng trăm món ăn từ sen và nhiều điểm đến lạ.

Đồng Tháp là nơi nên ghé trên hành trình du ngoạn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vì có nhiều địa danh và những món ăn đặc trưng vùng miền. Hành trình hai ngày tại Đồng Tháp, qua hai địa danh nổi tiếng là Cao Lãnh và Sa Đéc, cùng những vùng lân cận. Trải nghiệm của phóng viên VnExpress và tư vấn của chị Mai Ngọc, một người địa phương.

Ngày 1

Buổi sáng

Đến miền Tây nói chung và Đồng Tháp nói riêng, không nên bỏ qua món hủ tiếu, thường có hai loại khô và nước, cho bữa sáng. Tại thành phố Sa Đéc, du khách có thể chọn một số địa chỉ như hủ tiếu cô Liên, hủ tiếu bà Sẩm, hủ tiếu Nam Vang Mỹ Ngọc.

Hủ tiếu trộn (khô) Mỹ Ngọc tại Sa Đéc. Ảnh: Mai Ngọc

Hủ tiếu trộn (khô) Mỹ Ngọc tại Sa Đéc. Ảnh: Mai Ngọc

Bắt đầu hành trình thăm Đồng Tháp bằng việc ghé ngôi nhà cổ nổi tiếng Huỳnh Thủy Lê. Vé vào cửa 20.000 đồng. “Du khách nên liên hệ trước vì nơi này thỉnh thoảng đóng cửa để trùng tu, bảo dưỡng”, chị Ngọc cho hay.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nằm ở trung tâm thành phố Sa Đéc, trên đường Nguyễn Huệ. Không rộng như nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ, căn nhà ba gian kiểu truyền thống miền Tây Nam Bộ có diện tích khoảng 250m2, với vật liệu chính là gỗ quý, mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương. Căn nhà vẫn còn gần như nguyên vẹn so với ban đầu, nhiều góc để du khách có những bức ảnh đẹp.

Ngoài giá trị kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông – Tây, ngôi nhà còn nổi tiếng bởi liên quan tới một cuộc tình không biên giới của một cô gái Pháp và chàng công tử người Việt gốc Hoa giàu có những năm đầu thế kỷ 20, chủ nhân ngôi nhà. Chuyện tình cũng chính là nội dung tác phẩm văn học Người tình (L’Amant), từng được dựng thành phim, và quay tại chính ngôi nhà này.

Mặt tiền nhà cổ Huỳnh Thủy Lê. Ảnh: Đông Phong

Không gian bên trong căn nhà. Ảnh: Đông Phong

Các chi tiết trang trí trên cửa ra vào. Ảnh: Đông Phong

Ngay gần nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, chỉ cần tản bộ vài phút là chùa Kiến An Cung. Chùa còn có tên là chùa Ông Quách, hơn 100 năm tuổi, mang đậm kiến trúc văn hoá Trung Hoa. Chùa có ba gian: Đông lang, Tây lang và khu chính điện. Mái ngói 3 lớp, mặt trên ngói, giữa gạch, dưới là ngói. Ngói được lợp gợn sóng rồng, tạo mái ngói theo kiểu ngũ hành. Mỗi đầu ngọn sóng là một cung điện thu nhỏ, bao gồm 6 cung điện. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng. Trên những bức tường là hình ảnh trong Tây Du ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Chùa được công nhận là di tích lịch sử quốc gia năm 1990, mở cửa từ 6h đến 18h tất cả các ngày trong tuần, vào cửa tự do.

Khu chính điện của chùa Kiến An Cung. Ảnh: Đông Phong

Mặt tiền chùa. Ảnh: Đông Phong

Các chi tiết trang trí trong chùa. Ảnh: Đông Phong

Lối đi giữa các gian. Ảnh: Đông Phong

Buổi trưa

Nhắc đến Sa Đéc không ai không biết đến khu Ẩm thực Làng bột Sa Đéc, điểm dừng chân trong ngày của nhiều du khách. Ở đây có hàng chục món bánh dân gian từ bánh ngọt cho đến bánh mặn cùng các loại chè, thu hút nhiều thực khách. Có thể kể đến các món như bánh bèo đậu xanh, tôm chấy miền Tây, bánh đúc mặn, bánh chuối, bánh lá mít, bánh ít trần, bánh bò, bánh đúc, bánh tét, bánh tằm bì, bánh xèo, bánh canh.

Không gian rộng rãi, thoáng mát, nơi đây có thể phục vụ các nhóm khách lớn nhỏ, với nhiều yêu cầu. “Mỗi người ăn hơn 100.000 đồng đã no căng”, chị Ngọc nói.

Buổi chiều

Cách thành phố Sa Đéc khoảng 15km là chùa Lá Sen (Phước Kiển Tự), thuộc địa phận huyện Châu Thành. Đây là một trong những điểm đến gây tò mò cho du khách tại Đồng Tháp bởi ngôi chùa có những ao nước đầy lá sen khổng lồ, mỗi lá có đường kính từ 2 đến 3m. Du khách có thể bước vào những chiếc lá, đứng hay ngồi để chụp ảnh. Lá sen có thể chịu được trọng lượng tới 140kg.

Du khách tham quan ao sen miễn phí, nhưng để ngồi lên lá sen chụp ảnh thì có dịch vụ bắc ván gỗ đưa lên lá, rồi chụp ảnh. Giá từ 30.000 đồng một lần.

Lưu ý trên đường đi có nhiều nhà dân dựng biển “Gửi xe đi chùa” chào mời dịch vụ xe ôm chở đến chùa. Nếu đi ôtô, du khách nên đến sát cầu mới gửi xe, còn xe máy có thể qua cầu vào trong sân chùa. Hồ phía mặt trước chùa nhỏ, du khách đi vòng qua bên phải sẽ tới hồ lớn, nơi có nhiều lá sen to.

Ao nhỏ phía mặt ngoài chùa Phước Kiển. Ảnh: Quỳnh Trần

Ao sen to nằm bên trong chùa, cho phép du khách đứng vào trong lá sen. Ảnh: Quỳnh Trần

Du khách phải trả tiền nếu muốn ngồi vào lá sen chụp ảnh. Ảnh: Quỳnh Trần

Buổi tối

Ăn tối ở một trong những quán nổi danh Sa Đéc như nhà hàng ẩm thực Thành Phát, nhà hàng Hai Lúa, nhà hàng Tám Thành.

Chuột đồng là món ăn phổ biến và cũng được nhiều người yêu thích. Du khách nên chọn chuột đồng nướng mọi hay chuột đồng quay lu. Chuột sau khi được làm sạch sẽ mang đi ướp các loại gia vị rồi quay chín. Thịt chuột khi quay xong sẽ có mùi thơm, thịt vừa dai mà vẫn mềm. Món này ăn kèm với rau răm, dưa leo. Nếu không ăn được chuột đồng, du khách có thể chọn nhiều món khác cũng phổ biến như cá lóc nướng, lẩu mắm, lẩu cua đồng, lẩu cá linh điên điển.

Nghỉ đêm tại khách sạn ở trung tâm Sa Đéc. Thành phố nhỏ nên không nhiều lựa chọn, du khách nên ở khu vực ven sông, trên các phố Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Nguyễn Tất Thành. Giá phòng dao động từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng một đêm.

Ngày 2

Buổi sáng

Di chuyển đến khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, cách Sa Đéc khoảng 50 km. Đi qua thành phố Cao Lãnh, thủ phủ của tỉnh Đồng Tháp, du khách có thể dừng chân ăn sáng với một trong những món như bún bò, bánh khọt. Nếu vẫn thích ăn hủ tiếu, du khách nên chọn các quán Thùy Quyên, 59, Huyền Mi, Ngọc Hạnh.

Gáo Giồng được xem như lá phổi của Đồng Tháp. Nơi đây có hơn 2.000 ha rừng tràm, 40 ha diện tích đất là nơi sinh sống của các loài chim quý hiếm. Đây là một trong những địa điểm lý tưởng để gần gũi với thiên nhiên. Du khách có thể đi dạo bằng thuyền hoặc ngắm toàn cảnh từ đài quan sát trên cao.

“Nếu đã đến Gáo Giồng, du khách không cần tới khu du lịch Tràm Chim vì hiện Tràm Chim không còn nhiều loài chim như trước”, chị Ngọc cho hay.

Khu du lịch này có vị trí dễ tìm trên Google Maps, đường đi dễ dàng, tuy nhiên khoảng 3 km từ cổng vào đường khá nhỏ, chỉ đi xe máy hoặc ôtô loại nhỏ.

Hạt sen rang muối. Ảnh: Sở VHTTDL Đồng Tháp

Cá lóc nướng cuốn lá sen non. Ảnh: Sở VHTTDL Đồng Tháp

Cơm lá sen gạo huyết rồng. Ảnh: Sở VHTTDL Đồng Tháp

Cơm hạt sen. Ảnh: Sở VHTTDL Đồng Tháp

Gỏi ngó sen tôm thịt. Ảnh: Sở VHTTDL Đồng Tháp

Nhiều năm nay, Đồng Tháp đã xây dựng được danh mục cách chế biến 200 món ăn từ sen để quảng bá giới thiệu đến du khách. Vì thế, sẽ là thiếu sót nếu không thử một bữa ăn với loại đồ thanh đạm mà ngon miệng này. Các món phổ biến gồm cơm hạt sen, gỏi ngó sen, gà hầm sen, canh hầm củ sen, canh hầm hạt sen, canh chua ngó sen, gỏi ngó sen, trà lá sen, chè sen, củ sen sấy muối ớt.

Các địa chỉ cho bữa ăn trưa với các món từ sen: Khu ẩm thực sinh thái Đầm Sen, quán Song Sinh, Cô Ba quán, nhà hàng Đại Nam. Gần Gáo Giồng có Điểm Du lịch Sinh thái Cộng đồng Sen Lê Bo. Đây cũng là nơi có khu ẩm thực với nhiều món ăn từ sen, do chính những nông dân chế biến theo phong cách bình dân. Du khách có thể ngồi thưởng thức đồ ăn ngay đầm sen, vừa thoáng mát vừa tận hưởng hương thơm ngát.

Buổi chiều

Khu di tích Xẻo Quýt là một điểm đến ý nghĩa. Nơi đây rộng khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh, cách thành phố Cao Lãnh 30 km, thuận tiện di chuyển từ cả thành phố Cao Lãnh và Sa Đéc. Khu di tích lịch sử kết hợp sinh thái Xẻo Quýt sẽ mang đến cho du khách cảm giác như lạc vào rừng nguyên sinh với khung cảnh tự nhiên hoang dã. Đến Xẻo Quýt bạn có thể đi bằng đường bộ hoặc đường sông.

Nếu thích len lỏi dưới những tán cây rừng, du khách có thể đi bộ theo con đường độc đạo trong khu di tích, dài khoảng 1,5 km. Được công nhận di tích lịch sử quốc gia năm 1992, Xẻo Quýt là điểm du lịch về nguồn, là nơi lưu giữ vết tích của thời kỳ đấu tranh gian khổ của quân dân Đồng Tháp.

48 giờ ở Đồng Tháp - 11

Khu du lịch Xẻo Quýt. Ảnh: KDL

Ngoài ra, một điểm đến tâm linh nên ghé ở Đồng Tháp là đền thờ ông bà chủ chợ Cao Lãnh, nằm ở đường Lê Lợi, thành phố Cao Lãnh. Đền thờ chủ chợ Cao Lãnh (ông bà Đỗ Công Tường) nổi tiếng linh thiêng khắp vùng, đặc biệt với giới kinh doanh. Nơi đây, cùng với Miếu bà Chúa xứ Núi Sam là những điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo người dân khắp nơi mỗi dịp lễ Tết.

Một vài điểm thay thế

Nếu đến Đồng Tháp dịp gần Tết, du khách nhất định ghé làng hoa Sa Đéc, nơi được xem như vương quốc của các loài hoa. Ngôi làng hơn 100 năm tuổi rực rỡ nhất vào thời điểm năm mới. Vườn quýt hồng Lai Vung cũng là điểm đến lý tưởng dịp gần Tết. Còn nếu đến Cao Lãnh vào thứ bảy, du khách còn có cơ hội tham gia chợ quê Tân Thuận Đông, với nhiều sản phẩm đặc trưng địa phương.

Đồng Tháp còn một điểm đến gây tò mò là chợ chiếu Định Yên, nằm ven bờ sông Hậu, thuộc huyện Lấp Vò, cách thành phố Cao Lãnh khoảng 15 km. Nét độc đáo của chợ là họp vào đêm khuya cho đến 2-3 h nên còn được gọi là chợ ma, chợ âm phủ. Chợ không có sạp hàng, người mua chiếu thường tìm một nơi cố định ngồi chờ, còn người bán thì vác chiếu đi rao hàng.

Tâm Anh – Ngọc Tài

nguồn

Cùng chủ đề

Món ăn nổi tiếng miền Tây, khách mới nghe tên thấy sợ, thử rồi lại mê

Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm nhưng nhiều và chất lượng nhất là vào mùa nước nổi hoặc sau đợt thu hoạch lúa. Chuột đồng là nguyên liệu chế biến món ăn phổ biến ở miền Tây, được người dân địa phương vô cùng ưa chuộng. Chúng chủ yếu ăn lúa gạo, khoai mì, bắp và các loại cây mầm nên thịt chuột đồng được nhận xét là béo và thơm. Anh Út Thương (ở Đồng Tháp) cho hay,...

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn

Về Đồng Tháp từ tháng 9 đến tháng 11 du khách sẽ có dịp trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây với nhiều hoạt động thú vị như dỡ chà bắt cá, ra đồng hái bông điên điển, tắm đồng, check-in cánh đồng mênh mông sóng nước. Khách check-in trên cánh đồng sen mùa nước nổi ở Đồng Tháp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT Du lịch mùa nước nổi miền Tây có gì thú vị mà được nhiều du khách săn đón? Đây là...

Cải lương Hồ Quảng – nghệ thuật kết tinh từ nghệ thuật

Sức hấp dẫn nằm ở âm nhạc, trang phục và vũ đạo, các bài bản cải lương Hồ Quảng rất rộn ràng, phấn khích, trang phục thì rực rỡ, vũ đạo uyển chuyển, rất đẹp. Cải lương Hồ Quảng tiếp thu từ hát bội những trình thức vũ đạo rất hay, rất đẹp và phát triển thêm lên, người xem mê mẩn. Mỗi lần nghệ sĩ đi gối, đi xuyến là khán giả vỗ tay. Một sân khấu rộn...

Trao học bổng, tủ sách khuyến học dịp năm học mới

Ngày 29/8, tại Trung tâm Văn hóa-Học tập cộng đồng xã An Phong, huyện Thanh Bình, Hội khuyến học tỉnh Đồng Tháp phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Bình tổ chức lễ phát động Tháng Khuyến học-Thi đua xây dựng xã hội học tập năm 2024. Đến nay, toàn xã An Phong có 4.450 gia đình học tập, 15 dòng họ học tập, 7 đơn vị học tập, 5 cộng đồng học tập. Phong trào “nuôi heo đất”...

Ký ức 70 năm Hiệp định Genève và chuyến tàu tập kết không thể nào quên

Đại diện cho các gia đình nghệ sĩ nhận lại kỷ vật trong cầu truyền hình Niềm tin và khát vọng – Ảnh cắt từ clip Cầu truyền hình do Đài truyền hình TP.HCM phối hợp cùng Đài phát thanh – truyền hình Thanh Hóa và Đài phát thanh – truyền hình Đồng Tháp tổ chức. Ba điểm cầu gồm: cảng Cát Lái (TP.HCM), khu lưu niệm Đồng bào, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc năm 1954 tại TP...

Cùng tác giả

Món ăn nổi tiếng miền Tây, khách mới nghe tên thấy sợ, thử rồi lại mê

Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm nhưng nhiều và chất lượng nhất là vào mùa nước nổi hoặc sau đợt thu hoạch lúa. Chuột đồng là nguyên liệu chế biến món ăn phổ biến ở miền Tây, được người dân địa phương vô cùng ưa chuộng. Chúng chủ yếu ăn lúa gạo, khoai mì, bắp và các loại cây mầm nên thịt chuột đồng được nhận xét là béo và thơm. Anh Út Thương (ở Đồng Tháp) cho hay,...

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn

Về Đồng Tháp từ tháng 9 đến tháng 11 du khách sẽ có dịp trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây với nhiều hoạt động thú vị như dỡ chà bắt cá, ra đồng hái bông điên điển, tắm đồng, check-in cánh đồng mênh mông sóng nước. Khách check-in trên cánh đồng sen mùa nước nổi ở Đồng Tháp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT Du lịch mùa nước nổi miền Tây có gì thú vị mà được nhiều du khách săn đón? Đây là...

Vi vu Cao Lãnh dịp 2-9 trong một ngày có được không?

Nếu bạn là tín đồ mê xê dịch nhưng lại không có nhiều thời gian, tỉnh Đồng Tháp cách TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ từ 3h đến 4h đi xe, vi vu Cao Lãnh dịp 2-9 trong thời gian một ngày là sự lựa chọn của nhiều du khách. Công viên Văn Miếu nằm ở vị trí trung tâm thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với diện tích hơn 10ha, nơi thường xuyên diễn ra các...

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thành phố triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO (đối với các di sản được đưa vào các danh sách của UNESCO) và các biện pháp bảo vệ được ghi trong hồ sơ khoa học (đối với các di sản...

Hiệu quả mô hình “Người nông dân chuyên nghiệp”

Huyện Tháp Mười là 1 trong 5 huyện được tỉnh chọn để triển khai thực hiện thí điểm mô hình thi đua phấn đấu trở thành “Người nông dân chuyên nghiệp”. Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) huyện Tháp Mười chọn 4 xã: Mỹ Đông, Thạnh Lợi, Phú Điền, Đốc Binh Kiều thí điểm sản xuất nông nghiệp trên cây lúa, cây ăn quả (cây mít). Người dân xã Mỹ Đông, huyện...

Cùng chuyên mục

Món ăn nổi tiếng miền Tây, khách mới nghe tên thấy sợ, thử rồi lại mê

Chuột đồng ở miền Tây có quanh năm nhưng nhiều và chất lượng nhất là vào mùa nước nổi hoặc sau đợt thu hoạch lúa. Chuột đồng là nguyên liệu chế biến món ăn phổ biến ở miền Tây, được người dân địa phương vô cùng ưa chuộng. Chúng chủ yếu ăn lúa gạo, khoai mì, bắp và các loại cây mầm nên thịt chuột đồng được nhận xét là béo và thơm. Anh Út Thương (ở Đồng Tháp) cho hay,...

Trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây và những món ngon hút hồn

Về Đồng Tháp từ tháng 9 đến tháng 11 du khách sẽ có dịp trải nghiệm mùa nước nổi miền Tây với nhiều hoạt động thú vị như dỡ chà bắt cá, ra đồng hái bông điên điển, tắm đồng, check-in cánh đồng mênh mông sóng nước. Khách check-in trên cánh đồng sen mùa nước nổi ở Đồng Tháp - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT Du lịch mùa nước nổi miền Tây có gì thú vị mà được nhiều du khách săn đón? Đây là...

Vi vu Cao Lãnh dịp 2-9 trong một ngày có được không?

Nếu bạn là tín đồ mê xê dịch nhưng lại không có nhiều thời gian, tỉnh Đồng Tháp cách TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ từ 3h đến 4h đi xe, vi vu Cao Lãnh dịp 2-9 trong thời gian một ngày là sự lựa chọn của nhiều du khách. Công viên Văn Miếu nằm ở vị trí trung tâm thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với diện tích hơn 10ha, nơi thường xuyên diễn ra các...

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thành phố triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO (đối với các di sản được đưa vào các danh sách của UNESCO) và các biện pháp bảo vệ được ghi trong hồ sơ khoa học (đối với các di sản...

Hiệu quả mô hình “Người nông dân chuyên nghiệp”

Huyện Tháp Mười là 1 trong 5 huyện được tỉnh chọn để triển khai thực hiện thí điểm mô hình thi đua phấn đấu trở thành “Người nông dân chuyên nghiệp”. Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) huyện Tháp Mười chọn 4 xã: Mỹ Đông, Thạnh Lợi, Phú Điền, Đốc Binh Kiều thí điểm sản xuất nông nghiệp trên cây lúa, cây ăn quả (cây mít). Người dân xã Mỹ Đông, huyện...

Bảo tồn, phát huy giá trị đình làng trên địa bàn tỉnh

UBND tỉnh ban hành, triển khai thực hiện Đề án phát huy giá trị đình làng tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025. Thực hiện Đề án, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) phối hợp các ngành, đơn vị, địa phương tích cực triển khai nhiệm vụ cụ thể theo từng năm, giai đoạn. Ông Trần Văn Hiếu (ấp Bình Mỹ A, xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh) hằng ngày quét dọn, hương khói tại Đình Thượng Văn Sở...

Xã Phú Thành A đạt chuẩn nông thôn mới

Sáng ngày 29/7, UBND huyện Tam Nông tổ chức Lễ công bố xã Phú Thành A đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022. Đến dự có Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Phú Thành A là một xã nông nghiệp, nên kinh tế chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất nông nghiệp. Thời điểm bắt đầu xây dựng nông thôn mới vào năm 2011 xã chỉ đạt 10/19 tiêu chí....

Phát huy vai trò người cao tuổi tham gia làm kinh tế giỏi

Những năm qua, hưởng ứng phong trào thi đua “Người cao tuổi (NCT) làm kinh tế giỏi” do Trung ương Hội NCT Việt Nam phát động, các cấp Hội NCT trên địa bàn tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên tham gia. Qua đó, xuất hiện nhiều gương cán bộ, hội viên NCT làm kinh tế giỏi, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Các cá nhân được nhận Bằng khen...

Chủ tịch UBND tỉnh trao các quyết định về công tác cán bộ

Chiều ngày 28/7, UBND tỉnh tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa chủ trì buổi lễ. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa (thứ 2 từ trái sang) và lãnh đạo Sở Nội vụ trao quyết định cho các ông Nguyễn Thành Giang, ông Nguyễn Văn Phú và ông Trần Thanh Liêm​ Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa trao các quyết định...

Tập huấn về kỹ năng viết tin, bài và cung cấp thông tin, trả lời báo chí

Chiều ngày 28/7, tại hội trường Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên của Website nội bộ Tỉnh ủy và Chuyên trang Đảng bộ tỉnh. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng hơn 80 đại biểu là cán bộ, chuyên viên các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất