Powered by Techcity

Trò chuyện cùng dòng sông


Thuở nhỏ tôi từng có vài lần đắm mình trong dòng sông Đồng Nai. Lần đầu tiên là “nhúng chân” xuống nước sông ở sàn rửa xe phía xéo đối diện đình Tân Lân thờ Đức ông Trần Thượng Xuyên.





Tuần tra trên sông Đồng Nai. Ảnh: Lê Dũng
Tuần tra trên sông Đồng Nai. Ảnh: Lê Dũng

Tôi nghe bạn bè nói dưới sông có con ma da, sơ hở là nó kéo chân mình xuống nước để ăn thịt. Nhìn ra mặt sông phía trước, thấy sông rộng mênh mông, bờ bên kia chỉ là một dải đất mờ mờ, tôi nghĩ hẳn dưới sông có rất nhiều ma da nên “nhúng chân” là an toàn nhất. Lần thứ nhì “tiếp xúc” với sông là khi tôi lớn hơn một chút, học năm cuối tiểu học. Tôi dại dột nghe lời bạn ra nhà thủy tạ Cầu Mát phía trước Tòa Bố rồi cả bọn rình không thấy người lớn, liền rủ nhau cất cặp vở, cởi áo để lại trên cầu, rồi nhảy ùm xuống sông tắm. Tôi không biết bơi nên chỉ lần theo đoạn cầu thang ngắn dẫn xuống sông, ngâm mình trong nước có lẫn mấy giề lục bình, mà tay vẫn giữ chặt cây sắt cầu thang.

Lần thứ ba mới là tắm thực sự. Tôi qua nhà bạn học cùng lớp ở cù lao Phố chơi. Sẵn có mặt nhiều đứa khác, “chủ nhà” rủ cùng bơi qua sông Sa Hà, nhánh sông nhỏ nay là sông Rạch Cát, để hái trộm mận trong vườn nhà Duyên Anh Đào. Tôi liều lĩnh cho bạn khoác phao vào người rồi tụi nó kéo qua sông. Tới giữa dòng nước sông lạnh quá thì một chân tôi bị “vọp bẻ”, phải kêu cứu. Thế là chuyến ăn trộm thất bại. Tôi được kéo trở lại để bóp dầu cho đỡ đau rồi được cho ăn một chén cơm rượu, đặc sản của cù lao Phố.

***

Những ngọn nước đầu tiên của sông Đồng Nai chảy từ Tây Nguyên xuống. Qua nhiều thác ghềnh, lại nhận thêm nước của phụ lưu là sông Bé và sông La Ngà, đến Trị An – dòng thác thứ chín thì nước sông bắt đầu chảy êm ả, xuôi dòng ra biển. Từ đây, có những cù lao đất đai màu mỡ, dân cư sinh sống thanh bình. Về phía thượng nguồn, trên đất Vĩnh Cửu, nổi tiếng là cù lao Tân Triều với đặc sản bưởi đường lá cam và nhà thờ Tân Triều. 50 năm, hai hình ảnh này đã đổi khác với đồng thời những luyến tiếc và phấn khởi. Nhà thờ Tân Triều vốn là một trong các nhà thờ được xây dựng đầu tiên ở Biên Hòa xưa, được xây dựng lại hiện đại hơn trước. Nhưng cũng chính vì thế mà ngôi thánh đường mất đi vẻ cổ kính một thời. Bưởi đường lá cam, còn được gọi là bưởi Biên Hòa, bưởi Tân Triều cũng lao đao nhiều năm vì bị đốn bỏ để thay bằng cây khác, cho đến khi lại vươn ra được thị trường nước ngoài. Nhà vườn trồng lại, phục hồi các vườn bưởi cũ và phát triển thêm nhiều vườn mới. Trong những lần về Vĩnh Cửu, tôi được đi trên những con đường nhỏ mà hai bên là vườn bưởi, mùa hoa thơm lừng, mùa trái lủng lẳng ven đường mà không ai hái trộm. Bưởi Tân Triều ngày nay không chỉ có thể ra trái vào thời điểm theo ý muốn của nhà vườn nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật mà còn được nghiên cứu thành công, tạo ra bưởi đường lá cam không hạt.




Cù lao Phố đang dần từ giã thế “ốc đảo” của mình để trở thành một khu đô thị.

Vùng Vĩnh Cửu cũng phát triển thêm những vườn bưởi mới, trong đó có giống bưởi da xanh, ruột hồng. Giống bưởi này có rễ ăn bàn, phù hợp với loại đất có chân (nhiều lớp đất nằm chồng lên nhau) chứ không kén đất không chân chỉ toàn phù sa như ở cù lao để rễ của bưởi đường lá cam ăn sâu xuống.

Là một huyện nông thôn có dòng sông chảy ngang qua, Vĩnh Cửu đã xây dựng được nhiều địa phương thành xã nông thôn mới hoặc xã nông thôn mới nâng cao. Những con đường đất đã trở thành đường bê tông dễ dàng lưu thông nhưng những vườn bưởi thì vẫn sát đường, vẫn lúc lỉu trái…

***

Sông Đồng Nai lại ôm lấy cù lao Phố hình con cù hay quả chuông đang hồi sinh mạnh mẽ thành một vùng sinh thái đặc biệt với sáu cây cầu cũ, mới. Về mặt hành chính, cù lao không còn là cấp xã mà đã lên phường. Hai con đường bắt chéo nhau được mở rộng là đường Đặng Văn Trơn và Đỗ Văn Thi, có chợ Hiệp Hòa, các ngôi chùa, đình cổ xen với những biệt thự hiện đại, khu chung cư cao tầng. Đường Đặng Văn Trơn nối từ cầu Hiệp Hòa mới xuyên trên đất cù lao tới cầu An Hảo dẫn ra ngã tư Vũng Tàu. Đường Đỗ Văn Thi thì từ giữa khu đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh và Cầu Hang nhỏ dẫn tới bến đò Kho, qua sông Cái – nhánh nhỏ của sông Đồng Nai đến phường Tam Hiệp. Trên sông Cái vẫn còn một bến đò nhỏ khác là Long Triển chở khách qua phường Tam Hiệp. Khách bây giờ ít, chủ yếu là người dân ngụ quanh bến đò không muốn đi vòng xa qua bờ bên kia.

Một cây cầu thứ sáu đang xây dựng nối phường Hiệp Hòa với phường Thống Nhất bên kia sông, hình thành thêm một trục lộ chính của Biên Hòa.

***

Nửa thế kỷ tính từ năm 1975, tôi gắn bó với dòng sông theo một cách khác. Chuyến đi trên sông dài nhất của tôi là từ bến sông trước chùa Ông ở cù lao Phố đến bến thuyền làng Bình Long thuộc huyện Vĩnh Cửu. Chuyến đi dài trên sông này là một kỷ niệm khó quên với tôi vì trên chiếc thuyền đặc biệt đó có mặt hai nhà văn Lý Văn Sâm, Hoàng Văn Bổn đưa nhóm viết trẻ chúng tôi đang làm việc ở Văn phòng Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai về quê hương của hai ông. Thuyền chui qua hai chiếc cầu sắt do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX. Qua Chợ Tỉnh một đoạn, không còn nhìn thấy Cồn Gáo nhỏ xíu ngày xưa đã bị dòng nước cuốn mất. Nhìn về phía trái, trên bờ hữu ngạn sông là chùa cổ Long Thiền, thuyền qua tiếp cầu Hóa An mà dân quen gọi là Cầu Mới khi ấy chưa có cây cầu thứ hai song song cầu cũ như bây giờ. Tôi nhớ hai câu thơ của nhân sĩ Lương Văn Lựu: “Cầu cũ sao kêu cầu mới mãi/ Hóa An ghi bảng lại không coi”. Nhà văn Lý Văn Sâm vốn là bạn cũ với ông Lựu bật cười nói: “Cha này viết sử thì nghiêm túc, rành mạch mà làm thơ thì lại dí dỏm lí lắc dữ”.

 Chẳng bao lâu thuyền đi qua khu vực núi Bửu Long bên tả ngạn sông, nhìn thấy chùa Bửu Phong tọa lạc trên đỉnh núi mà hồi nhỏ tôi theo mẹ đi lễ phải leo qua hàng trăm bậc thang đá từ chân núi để lên chùa. Đi tiếp một đoạn sông không xa thì gặp cù lao Thạnh Hội, còn gọi là cù lao Rùa vì có hình con rùa, tiếp nữa là qua cù lao Tân Triều trước khi đến Bình Long.

Một thời gian không lâu, trên đoạn Sông Phố có hoạt động du thuyền, tương tự như đi thuyền trên sông Hương ngoài Huế. Chúng tôi “đãi khách” là nhà văn Trần Đức Tiến chuyến đi này vào một buổi tối. Du thuyền sáng đèn phản chiếu ánh sáng dưới mặt nước lung linh, lại được nghe mấy bài đờn ca tài tử. Tiếng sóng vỗ mạn thuyền nhè nhẹ và thời gian trôi khá nhanh… Tiếc là ngày nay du thuyền ấy không còn hoạt động nữa.

***

Năm 2024, cơn bão số 3 Yagi từ khơi xa vào đất liền tàn phá nhiều tỉnh phía Bắc nước ta. Thảm cảnh đang được khắc phục, đồng bào cả nước chung góp của cải, tiền bạc cứu giúp đồng bào sau cơn bão dữ. Một nhà văn nổi tiếng nhắc đến những trận lụt năm Thìn như: Giáp Thìn 1904 bão vào miền Nam cướp hơn 5.000 sinh mạng, Giáp Thìn 1964 lụt miền Trung cướp hơn 2.000 sinh mạng, nay là Giáp Thìn 2024. Còn một trận lụt lớn năm Nhâm Thìn 1952 mà ông không nhắc, có thể có chủ đích chỉ nhắc đến những năm Giáp Thìn. Người gốc gác Đồng Nai, nhất là người Biên Hòa, thì không bao giờ quên trận lụt lịch sử ấy được. Năm nay, nước sông Đồng Nai cũng dâng cao phía thượng nguồn khiến vài nơi trên dòng chảy của sông có nguy cơ ngập lụt. Miệt hạ nguồn thì còn có thêm nạn triều cường. Nhưng ơn trời, chuyện xấu đã không xảy ra.

Sông ơi! Hãy chảy êm đềm, hãy cất đi những hạt phù sa giận dữ trong lòng sông bao dung, hãy giữ bình an cho sông và cho dân tôi nhé!

(Nhân những ngày bão Yagi) .

Nhà văn KHÔI VŨ





Nguồn: https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202409/tro-chuyen-cung-dong-song-c867a91/

Cùng chủ đề

Chương trình OCOP tại Đồng Nai tăng cả về lượng và chất

(ĐN) - Chiều ngày 26-12, UBND tỉnh tổ chức lễ công bố quyết định công nhận sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) Đồng Nai năm 2024. Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Văn Thắng trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024 cho các chủ thể. Ảnh: B.Nguyên Năm 2024, Đồng Nai tổ chức 2 đợt đánh giá sản phẩm OCOP. Kết quả, toàn tỉnh có 109 sản phẩm của...

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành kết luận về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị...

* Trong tháng 1-2025 phải xây dựng xong đề án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trong diện sắp xếp (ĐN)- Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Viên Hồng Tiến cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kết luận số 594-KL/TU ngày 25-12-2024 về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Đồng Nai. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh, phát biểu chỉ đạo tại...

Thu ngân sách từ hải quan đạt hơn 20 ngàn tỷ đồng

 (ĐN) - Chiều 26-12, Cục Hải quan Đồng Nai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã đến dự và phát biểu chỉ đạo nhiệm vụ. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Vương Thế Năm 2024, Cục Hải quan Đồng Nai đã triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện nhiệm vụ công...

Trăm nỗi lo khi bệnh nhân nghèo, không có giấy tờ, bảo hiểm y tế vào viện

Không giấy tờ tùy thân, không thẻ bảo hiểm y tế và không có điều kiện kinh tế là hoàn cảnh của nhiều bệnh nhi, thân nhân bệnh nhi khi vào viện chữa bệnh. Bé T.Đ.N.A, có chi phí chữa trị lên đến 160 triệu đồng nhưng không có BHYT tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hồi tháng 5-2024. Ảnh: Bích Nhàn Điều đáng nói, hầu hết các ca bệnh đều nặng, “thập tử nhất sinh” nên chi phí chữa...

Năm 2024, vùng Đông Nam Bộ đón 74 triệu lượt khách du lịch

(ĐN) - Chiều 26-12, Hội nghị Sơ kết triển khai thực hiện thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ năm 2024 do UBND tỉnh Đồng Nai đăng cai tổ chức đã diễn ra tại Khách sạn The Mira Central Park, thành phố Biên Hòa. Tham dự hội nghị có Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng; Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng; Phó cục...

Cùng tác giả

Chương trình OCOP tại Đồng Nai tăng cả về lượng và chất

(ĐN) - Chiều ngày 26-12, UBND tỉnh tổ chức lễ công bố quyết định công nhận sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) Đồng Nai năm 2024. Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Văn Thắng trao quyết định công nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024 cho các chủ thể. Ảnh: B.Nguyên Năm 2024, Đồng Nai tổ chức 2 đợt đánh giá sản phẩm OCOP. Kết quả, toàn tỉnh có 109 sản phẩm của...

Một ngày đi học bằng metro của sinh viên

Nhóm bạn đã bắt đầu trải nghiệm đi học bằng metro từ khi tàu chính thức vận hành – Ảnh: BÉ HIẾU Sau khi tàu metro được vận hành chính thức tại TP.HCM vào ngày 22-12, nhóm bạn Trương Phúc Thoại Ngân, Văng Phi Trường, Lê Viết Tính và Bùi Tiến Khánh (sinh viên năm 4 chuyên ngành công nghệ sinh học của Trường đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM) quyết định lựa chọn...

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành kết luận về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị...

* Trong tháng 1-2025 phải xây dựng xong đề án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trong diện sắp xếp (ĐN)- Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Viên Hồng Tiến cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kết luận số 594-KL/TU ngày 25-12-2024 về phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Đồng Nai. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh, phát biểu chỉ đạo tại...

Thu ngân sách từ hải quan đạt hơn 20 ngàn tỷ đồng

 (ĐN) - Chiều 26-12, Cục Hải quan Đồng Nai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã đến dự và phát biểu chỉ đạo nhiệm vụ. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Vương Thế Năm 2024, Cục Hải quan Đồng Nai đã triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện nhiệm vụ công...

Trăm nỗi lo khi bệnh nhân nghèo, không có giấy tờ, bảo hiểm y tế vào viện

Không giấy tờ tùy thân, không thẻ bảo hiểm y tế và không có điều kiện kinh tế là hoàn cảnh của nhiều bệnh nhi, thân nhân bệnh nhi khi vào viện chữa bệnh. Bé T.Đ.N.A, có chi phí chữa trị lên đến 160 triệu đồng nhưng không có BHYT tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hồi tháng 5-2024. Ảnh: Bích Nhàn Điều đáng nói, hầu hết các ca bệnh đều nặng, “thập tử nhất sinh” nên chi phí chữa...

Cùng chuyên mục

Sẽ trao Giải thưởng văn học nghệ thuật Đồng Nai năm 2024 trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

(ĐN) - Sáng 25-12, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành và đơn vị liên quan về Giải thưởng văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Đồng Nai năm 2024. Phó chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc về Giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2024. My Ny Báo cáo của Hội VHNT Đồng Nai, năm 2024 Hội đã xây dựng kế hoạch, thông báo giải...

Động lực mới từ nền tảng văn hóa

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp phát triển văn hóa Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Phong trào Văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh hoạt động sôi nổi, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia. Đặc biệt, Đồng Nai đã quan tâm đầu tư xây dựng, phát...

Niềm vui mùa Giáng sinh

Hôm nay, ngày 24-12, gần 1,2 triệu đồng bào tín đồ Công giáo, Tin Lành tại tỉnh Đồng Nai đón mừng thánh lễ Chúa Giáng sinh năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh trò chuyện cùng giám mục Chính tòa Giáo phận Xuân Lộc Đỗ Văn Ngân. Khi đến thăm, chúc mừng Giáng sinh. Ảnh: Huy Anh Ngoài mừng ngày Chúa ra đời, đồng bào Công giáo, Tin Lành tại Đồng Nai còn đón nhận...

Nhân lên giá trị nhân văn từ lễ hội sách

Hoạt động chưa đầy một tuần song Lễ hội Sách thành phố Biên Hòa lần thứ I-2024 đã trở thành điểm đến sinh hoạt văn hóa, phục vụ công chúng và những người yêu sách Đồng Nai. Đại tá Đoàn Hoài Trung, Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Thành phố Hồ Chí Minh (thứ 4, từ trái qua), trao tặng sách tại Lễ hội Sách thành phố Biên Hòa năm 2024. Ảnh: L.Na Không chỉ là cơ hội để người dân và...

Giới thiệu tour tham quan thực tế ảo 360 Đền thờ, mộ Nguyễn Hữu Cảnh

Bảo tàng Đồng Nai vừa phối hợp với Công ty CP Số hóa Thăng Long thực hiện tour tham quan thực tế ảo 360 Di tích quốc gia Đền thờ, mộ Nguyễn Hữu Cảnh (ở phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa). Tour tham quan mô phỏng nghe nhìn về di tích cho phép du khách được nghe thuyết minh, nhìn xung quanh theo mọi hướng, giống như trong đời thực. Các hình ảnh về đền thờ, nhà khách, lăng...

[Chùm ảnh] Đồng Nai rực rỡ Giáng sinh 2024

Tỉnh Đồng Nai với hơn 1 triệu tín đồ Công giáo, Tin lành, mùa Giáng sinh luôn là dịp “rực rỡ” nhất trong năm ở mỗi giáo xứ, giáo họ và trong mỗi gia đình. Không khí se lạnh của những ngày cuối năm cũng là không khí đặc trưng của mùa Giáng sinh. Dù không phải lạnh giá với băng tuyết như ở các quốc gia Bắc bán cầu, nhưng một chút se lạnh ngọt ngào mùa Giáng sinh...

Sôi động các chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(ĐN) - Tối 22-12, tại công viên Biên Hùng, UBND thành phố Biên Hòa tổ chức chương trình nghệ thuật chủ đề Bài ca người lính Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12). Biểu diễn nghệ thuật chủ đề Bài ca người lính tại công viên Biên Hùng tối 22-12. Ảnh: My Ny Chương trình gồm 10 tiết mục ca múa nhạc, tái hiện lại quá trình 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến...

Ra mắt Câu lạc bộ di vật, cổ vật Biên Hòa

(ĐN) - Nằm trong chuỗi các hoạt động Lễ hội sách thành phố Biên Hòa năm 2024, Trung tâm Văn hóa, thông tin và thể thao thành phố tổ chức ra mắt Câu lạc bộ (CLB) di vật, cổ vật Biên Hòa. Câu lạc bộ di vật, cổ vật Biên Hòa ra mắt Ban chủ nhiệm tại lễ hội sách. Ảnh: CTV CLB có số hội viên ban đầu gồm 20 người, do ông Chu Văn Nam làm chủ nhiệm. Các thành...

Thúc đẩy văn hóa đọc của người dân Biên Hòa – Đồng Nai

Với chủ đề: Sách - chắp cánh tương lai, Lễ hội Sách thành phố Biên Hòa lần thứ I-2024 tại công viên Biên Hùng đang trưng bày, giới thiệu hơn 20 ngàn ấn phẩm đa dạng thể loại, đề tài, thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến với sách. Đoàn viên, thanh niên quét mã QR Báo Đồng Nai tại Lễ hội Sách thành phố Biên Hòa lần thứ I-2024. Ảnh: M.NY Đây không chỉ là cơ...

Bảo tàng Te Papa đánh thức giấc mơ tháp dầu

Ngày 28-11-2024, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai kỷ niệm 20 năm thành lập. Khi ấy, nhiều niềm vui lớn vì đã đạt thành tích lớn. Nhưng cũng có những trăn trở, băn khoăn vì những mong ước chưa thành hiện thực. Chạm tay tìm hiểu chim kiwi ở Bảo tàng Te Papa, New Zealand. Mong ước chưa thành xem như là những giấc mơ đẹp ngủ yên. Khi tham quan Bảo tàng Te Papa ở...

Tin nổi bật

Tin mới nhất