Powered by Techcity

Trịnh Hoài Đức – nhà văn hóa lớn, nhà sử học, nhà quân sự đại tài


Trịnh Hoài Đức (1765-1825) tên khác là An, tự Chỉ Sơn, hiệu Cấn Trai, gốc người huyện Trường Lạc, Phúc Kiến, Trung Quốc. Đầu đời nhà Thanh, ông nội của ông là Trịnh Hội di cư sang Việt Nam, ngụ ở đất Trấn Biên (Biên Hòa ngày nay). Cha của ông là Trịnh Khánh, nổi tiếng là người cao cờ.





Học sinh bên tượng Trịnh Hoài Đức tại Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức, thành phố Biên Hòa. Ảnh: Huy Anh

Lúc cha mất, Trịnh Hoài Đức mới 10 tuổi, rất bền chí hiếu học. Thời ấy gặp khởi nghĩa Tây Sơn, Trịnh Hoài Đức bèn theo mẹ vào ở Phiên Trấn (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) và vâng theo lời mẹ, theo học với Xử sĩ Võ Trường Toản tiên sinh.

Công thần thuộc hàng đầu của triều Nguyễn

Năm Mậu Thân 1788, lúc Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại Gia Định, Trịnh Hoài Đức cùng nhóm Lê Quang Định ra ứng cử, được cho làm chức Hàn Lâm viện Chế cáo. Năm 1789, nhiệm chức Điền Tuấn sứ huyện Tân Bình, coi việc mở mang vùng tam giác sông Me Kong và xác định chế độ điền thổ, đồng thời lo trù biện lương hướng cho quân đội.

Năm 1802, Trịnh Hoài Đức được vua Gia Long thăng nhiệm Thượng thư Bộ Hộ, cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh cầu phong. Tháng 7-1812, cải nhiệm Thượng thư Bộ Lễ, kiêm quản Khâm Thiên giám. Năm 1813, Trịnh Hoài Đức cải lãnh Thượng thư Bộ Lại. Tháng 11-1816, Thế Tổ cho rằng Gia Định là một thành lớn phương Nam, lại có việc giao thiệp với lân bang rất hệ trọng, cần phải có người giỏi trấn nhiệm mới được, bèn phái Thượng thư Bộ Lại Trịnh Hoài Đức nhiệm chức Gia Định Hiệp Tổng trấn.




Biên Hòa – Đồng Nai đã sinh ra Trịnh Hoài Đức – nhà văn hóa lớn, nhà sử học, nhà quân sự đại tài, Thượng thư 4 bộ triều Nguyễn. Chính mảnh đất này cũng đã gìn giữ, bảo quản linh cữu ông trong suốt 200 năm qua.

Tháng 12-1819, vua Thế Tổ mất, Phúc Hiệu nối ngôi, đổi niên hiệu là Minh Mạng (Thánh Tổ triều Nguyễn). Vua Minh Mạng sớm nhìn thấy tài năng quân sự của Trịnh Hoài Đức, nên ngay khi mới lên ngôi, đầu năm Canh Thìn (1820) đã giao ông chức vụ Tổng trấn thành Gia Định. Tháng 6-1920, Thánh Tổ triệu ông về kinh, lãnh việc Bộ Lại. Tháng 8-1821, thăng cho ông làm Hiệp biện Đại học sĩ, lãnh Thượng thư Bộ Lại, kiêm Thượng thư Bộ Binh.

Trịnh Hoài Đức là công thần thuộc hàng đầu của triều Nguyễn. Ông đã có công rất lớn trong khai khẩn đất đai và xây dựng làng xã ở vùng đất Nam Bộ. Khi chúa Nguyễn đánh trận ở Phú Xuân (Huế ngày nay), ông lại được giao công việc hậu cần, tiếp vận quân lương, từ đấy ông chứng tỏ được tài năng quân sự của mình và ít người biết đến chức Thượng thư Bộ Binh (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày nay), bởi cái tài năng văn thơ của ông quá nổi trội, lấn lướt cả cái tài dùng binh. Trong bối cảnh nhà Nguyễn vào thời điểm thịnh trị, dẹp loạn vùng biên cương và mở mang bờ cõi phương Nam vốn có nhiều tướng tài; ông lại được phụ trách các tướng tài đó, chứng tỏ tầm nhìn chiến lược về quân sự, tài quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia của ông nổi trội hơn cả.

Trịnh Hoài Đức là vị tướng văn võ song toàn, lại còn là một nhà ngoại giao xuất sắc, được vua Gia Long cử làm Chánh sứ sang giao thiệp với nhà Thanh (Trung Quốc). Chuyến đi sứ này đã được ông ghi lại trong tập thơ Đi sứ cảm tác gồm 18 bài bằng chữ Nôm.

Trịnh Hoài Đức còn là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng không chỉ ở Nam Bộ, ông là tác giả nhiều bộ sách giá trị như: Gia Định tam gia (ba nhà văn hóa lớn ở xứ Gia Định: Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định và Ngô Nhân Tịnh), Thoái thực trung biên tập,  Quan quang tập, Khả dĩ tập, Tự truyện, Lịch đại kỷ nguyên, Khang tế lục, Bắc sứ thi tập, Cấn trai thi tập (1782-1818)…

Đặc biệt là tác phẩm Gia Định thành thông chí (1805-1820), ghi chép sự kiện đến hết đời Gia Long (6 quyển) – một trong những bộ địa dư chí quan trọng bậc nhất của miền Nam nước ta thế kỷ XVIII, được bao thế hệ người đọc yêu mến, các nhà sử học coi đây là sách gối đầu giường mỗi khi nghiên cứu về đất và người phương Nam. Ông viết về xứ Gia Định cách đây hơn 200 năm với con mắt tinh tường của một sử gia có tài. Sách ghi chép mọi điều về xứ Gia Định, nơi ông từng làm Tổng trấn. Sách hay đến nỗi sau khi viết xong, dâng vua Minh Mạng trong dịp vua xuống chiếu cầu sách cũ, đã được vua khen và ban tặng.

Học giả người Pháp là ông Aubaret thấy sách có giá trị đã dịch sang tiếng Pháp. Sau đó, sách lại được nhiều người viết sử ở Nam Bộ trích dẫn, dịch. Năm 1998, Nhà xuất bản Giáo dục mới in lại bản dịch và giáo sư Đào Duy Anh hiệu đính, được coi là bản hoàn chỉnh nhất. Năm 2025, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai in bản dịch, chú giải và hiệu đính của Lý Việt Dũng và Huỳnh Văn Tới.

Cuộc đời giản dị, thanh liêm, trong sáng

Trong suốt 36 năm làm quan dưới triều Nguyễn, Trịnh Hoài Đức luôn tận trung với vua, chăm lo cho dân. Ông là người tài lại được các vua triều Nguyễn trọng dụng nên đã phát huy hết tài năng của mình trong khá nhiều trọng trách vua giao. Tuy quyền cao, chức trọng, nhưng ông vẫn sống cuộc đời giản dị, thanh liêm, trong sáng. Để làm nên một Trịnh Hoài Đức nổi danh, ngoài tài năng, ông còn có những đức tính tuyệt vời mà không bề tôi triều Nguyễn nào sánh được: “Đức là người cẩn thận, phong độ, trầm tĩnh, nghiêm chỉnh, học vấn rộng rãi, nghị luận thường giữ đại thể” (Đại Nam liệt truyện).

Làm đến Thượng thư 4 bộ, mà ông không tơ hào chút nào của công, không nhà riêng, vua thương tình mới xây nhà cho; vợ chết không thể về Gia Định để lo hậu sự. Thật là một tấm gương sáng về liêm khiết, tận trung với nước, đáng để muôn đời noi theo.

Trịnh Hoài Đức còn là người con có hiếu. Mẹ ông là cô gái Việt, quê ở làng Bình Trước, quận Châu Thành (nay thuộc khu phố 3, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa). Thời thơ ấu nhiều năm gắn bó với quê mẹ, những năm làm quan dưới triều Nguyễn phải xa nhà, không chăm sóc mẹ được, nên trước khi mất, tâm nguyện của ông được đưa linh cữu về quê mẹ an táng…

Mộ phần ông bà Trịnh Hoài Đức nhìn ra công viên Biên Hùng thơ mộng, phía trước mộ là con đường mang tên ông rợp bóng mát. Ông đã trở về với dân dã, ngôi mộ đơn sơ xây bằng đá ong. Năm 1938, Trường Viễn Đông Bác cổ xếp mộ Trịnh Hoài Đức là di tích quý giá. Năm 1990, Bộ Văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch (nay là Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia.

Hồng Ân

 

 





Nguồn: https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202501/nhan-260-nam-ngay-sinh-200-nam-ngay-mat-trinh-hoai-duc-trinh-hoai-duc-nha-van-hoa-lon-nha-su-hoc-nha-quan-su-dai-tai-0cb355f/

Cùng chủ đề

Sinh viên Đồng Nai và sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tìm hiểu về Tết cổ truyền Việt Nam

(ĐN) – Chiều 18-1, tại Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên tỉnh và Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan phối hợp tổ chức Tọa đàm Bản sắc văn hóa Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Các vị khách mời trao đổi về nét đẹp của Tết cổ truyền Việt Nam tại tọa đàm. Ảnh: Nga Sơn Phát biểu tại tọa đàm, anh Võ Văn Trung, Phó bí thư Tỉnh đoàn,...

Đồng Nai có 61 học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

(ĐN)- Ngày 18-1, Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố kết quả Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2024-2025. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Trương Thị Kim Huệ gặp gỡ đoàn học sinh của tỉnh trước khi dự Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025. Ảnh: LTV Đoàn học sinh Đồng Nai tham dự kỳ thi với 90 học sinh ở 9 môn thi, kết quả có 61 học sinh đoạt giải. Cụ thể,...

Hào khí Đồng Nai và vận hội mới

  Khi ánh nắng mặt trời vàng ươm hơn, cây đơm những chồi biếc xanh mơn man hơn, từng cánh én từ phương trời nào đó đua nhau bay về, chao liệng trên không trung nhiều hơn, thì lúc đó tín hiệu của một mùa xuân giàu sức sống và tươi mới đang đến cận kề với mọi người, mọi nhà... Mùa xuân của 327 năm trước - xuân Mậu Dần 1698, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược,...

Di sản văn hóa trong phát triển đô thị Biên Hòa

  Địa thế của Biên Hòa có tính chất trung tâm được phản ánh qua những chiều kích của lịch sử vùng đất Nam Bộ. Cảnh quan, môi trường của Biên Hòa đã có nhiều thay đổi trong quy luật vận động và phát triển của xã hội, gắn liền với các thể chế. Hoàng hôn trên thành phố Biên Hòa. Ảnh: Đinh Hữu Cường   Giữ tính chất trung tâm đô thị, mang dấu ấn đặc biệt của Đông Nam Bộ Đô thị...

Đa dạng hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động

(ĐN) - Ngày 18-1, các cấp Công đoàn trong tỉnh tiếp tục tổ chức đa dạng hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên, người lao động (NLĐ). Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nguyễn Thị Như Ý thăm công nhân nhà trọ tại huyện Thống Nhất. Ảnh: CĐ Cụ thể, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Trảng Bom tổ chức họp mặt gần 190 gia đình công nhân khó khăn, không có điều kiện về quê đón Tết. Tại buổi...

Cùng tác giả

Giá tiêu hôm nay 19/1/2025, trong nước cao nhất 146.000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 19/1/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước ít biến động, ổn định và đi ngang so với phiên giao dịch trước, hiện giá thu mua tiêu tại các thị trường trọng điểm dao động trong khoảng 145.000 – 146.000 đồng/kg; giá tiêu trung bình là 145.500 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay ở tỉnh Gia Lai, Bình Phước ít biến động so...

Sinh viên Đồng Nai và sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tìm hiểu về Tết cổ truyền Việt Nam

(ĐN) – Chiều 18-1, tại Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai, Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên tỉnh và Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan phối hợp tổ chức Tọa đàm Bản sắc văn hóa Việt Nam trong hội nhập quốc tế. Các vị khách mời trao đổi về nét đẹp của Tết cổ truyền Việt Nam tại tọa đàm. Ảnh: Nga Sơn Phát biểu tại tọa đàm, anh Võ Văn Trung, Phó bí thư Tỉnh đoàn,...

Đồng Nai có 61 học sinh đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

(ĐN)- Ngày 18-1, Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố kết quả Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2024-2025. Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Trương Thị Kim Huệ gặp gỡ đoàn học sinh của tỉnh trước khi dự Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025. Ảnh: LTV Đoàn học sinh Đồng Nai tham dự kỳ thi với 90 học sinh ở 9 môn thi, kết quả có 61 học sinh đoạt giải. Cụ thể,...

Hào khí Đồng Nai và vận hội mới

  Khi ánh nắng mặt trời vàng ươm hơn, cây đơm những chồi biếc xanh mơn man hơn, từng cánh én từ phương trời nào đó đua nhau bay về, chao liệng trên không trung nhiều hơn, thì lúc đó tín hiệu của một mùa xuân giàu sức sống và tươi mới đang đến cận kề với mọi người, mọi nhà... Mùa xuân của 327 năm trước - xuân Mậu Dần 1698, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược,...

Di sản văn hóa trong phát triển đô thị Biên Hòa

  Địa thế của Biên Hòa có tính chất trung tâm được phản ánh qua những chiều kích của lịch sử vùng đất Nam Bộ. Cảnh quan, môi trường của Biên Hòa đã có nhiều thay đổi trong quy luật vận động và phát triển của xã hội, gắn liền với các thể chế. Hoàng hôn trên thành phố Biên Hòa. Ảnh: Đinh Hữu Cường   Giữ tính chất trung tâm đô thị, mang dấu ấn đặc biệt của Đông Nam Bộ Đô thị...

Cùng chuyên mục

Hào khí Đồng Nai và vận hội mới

  Khi ánh nắng mặt trời vàng ươm hơn, cây đơm những chồi biếc xanh mơn man hơn, từng cánh én từ phương trời nào đó đua nhau bay về, chao liệng trên không trung nhiều hơn, thì lúc đó tín hiệu của một mùa xuân giàu sức sống và tươi mới đang đến cận kề với mọi người, mọi nhà... Mùa xuân của 327 năm trước - xuân Mậu Dần 1698, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược,...

Di sản văn hóa trong phát triển đô thị Biên Hòa

  Địa thế của Biên Hòa có tính chất trung tâm được phản ánh qua những chiều kích của lịch sử vùng đất Nam Bộ. Cảnh quan, môi trường của Biên Hòa đã có nhiều thay đổi trong quy luật vận động và phát triển của xã hội, gắn liền với các thể chế. Hoàng hôn trên thành phố Biên Hòa. Ảnh: Đinh Hữu Cường   Giữ tính chất trung tâm đô thị, mang dấu ấn đặc biệt của Đông Nam Bộ Đô thị...

Phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số Đồng Nai

  Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nơi có nhiều cộng đồng cư dân sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) toàn tỉnh có gần 200 ngàn người, chiếm 6,42% dân số cả tỉnh.   Lễ hội Chùa Ông Biên Hòa.   Kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của các DTTS Đồng Nai phản ánh về đời sống vật chất và tinh thần của các cư dân bản địa và nhập cư nhiều đợt từ...

Bịn rịn Tết quê – Báo Đồng Nai điện tử

Tôi sinh ra ở làng, một ngôi làng thuần nông vùng đồng bằng Bắc Bộ bộn bề gian khổ thời bao cấp. Dù là con nhà công chức, nhưng việc gì của nhà nông tôi cũng thạo, hệt như con nhà nông chân lấm tay bùn. Và thế, hẳn nhiên cũng như bao đứa trẻ khác trong làng, tôi cũng hít hà, cảm nhận đủ đầy các cung bậc cảm xúc đậm đặc làng quê từ thuở lũy tre,...

Tết xa nhà – Báo Đồng Nai điện tử

Ngày 3-1-2023, dù Tết đã cận kề, tôi lên đường sang Wellington, thành phố thủ đô của New Zealand. Với một “lão bà bà” U.60 không biết chút tiếng Anh nào như tôi, đây là chuyến đi đầy lo lắng bởi phải quá cảnh ở một sân bay quốc tế rồi còn chuyển tiếp một chuyến bay nội địa. Nhưng tôi vẫn quyết đi, bởi lòng thương con nhớ cháu. Mang mùa xuân đến mọi nhà. Tết đầu tiên nơi...

Năm rồng, năm rắn … – Báo Đồng Nai điện tử

Tuổi thơ của chúng tôi gắn với xóm làng vườn tược. Mỗi bận năm hết Tết về, nhà nhà trang hoàng chuẩn bị đón Tết rất chu đáo. Hồi đó, nhà nào cũng lợp tranh, vách lá hoặc tre nứa, nên khi Tết đến, cả nhà xúm xít bên nhau, cắt giấy dán lên vách trang trí thật đẹp để đón tài, đón lộc cho một năm an khang phúc lộc đầy nhà. Chào Xuân. Ảnh: VŨ TIẾN CHƯƠNG Năm Thìn, cả...

Trang thơ cuối năm âm lịch

“Ta vẽ mùa xuân mới/ Trên tờ lịch cuối cùng/ Mai trầm tư kết nụ/ Thở rung non cánh vàng”;“Nghe thì thầm trong đêm/ Rừng Xuân mùa thay lá/ Đất trời đang trở dạ/ Sinh sôi ngàn chồi non”; “Đi suốt một đời / con vẫn nhớ cọng rơm/ nhớ bàn tay cha sần sùi đen đủi”;“Cuối năm đãi cát bãi sông/ Mẹ thay hạt mới trắng trong lư sành/ Mẹ đào đất sét để dành/ Nắn ông Táo...

Vào mùa phim Tết – Báo Đồng Nai điện tử

Phim Tết luôn là sản phẩm văn hóa giải trí được công chúng đón đợi mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Các phim Việt được công chiếu dịp Tết Nguyên đán 2025 hứa hẹn mang đến nhiều niềm vui, tiếng cười cho khán giả. Ảnh: L.Na Tết Ất Tỵ năm nay, các rạp chiếu phim và các đội chiếu phim lưu động trên địa bàn tỉnh đã và đang công chiếu nhiều phim hay, nội dung phong phú, hấp dẫn, đáp...

Hứa hẹn một năm mới bùng nổ hoạt động văn nghệ giải trí

Chỉ còn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán 2025. Năm nay, từ các hoạt động giải trí ngoài trời, trong rạp đến chương trình trên màn ảnh nhỏ đều hứa hẹn sôi nổi, hấp dẫn, thu hút đông đảo khán giả tham gia. Có thể kể đến hàng loạt chương trình chào xuân được tổ chức ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Trong đó, Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là...

Dòng sông kể chuyện mùa Xuân

Huyền Vy đứng lặng bên bờ sông Đồng Nai, đôi mắt nhìn theo dòng nước lững lờ trôi. Nơi này, mười năm trước, cô từng cùng đám bạn chạy nhảy, nô đùa, tiếng cười vang cả không gian. Có lần bị mẹ mắng, Huyền Vy cũng ra sông như muốn cùng sông chia sẻ nỗi buồn. Gió từ sông thổi lên mát rượi, mang theo hương bùn non và thoang thoảng mùi cỏ dại, nhưng với cô giờ đây,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất