Triển lãm trưng bày gần
200 hiện vật, từ các hiện vật gốm phát hiện trong quá trình nghiên cứu khảo cổ
học tại các địa phương đến dòng gốm Biên Hòa trứ danh và các sản phẩm gốm đương
đại dùng trong sinh hoạt gia đình hiện nay. Tại đây, Khoa Gốm và điêu khắc Trường
cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã tổ chức hoạt động xoay gốm, hướng dẫn
khách tham quan trải nghiệm những thao tác cơ bản xoay gốm, tự tay sáng tạo ra
những sản phẩm gốm yêu thích.
Khoa Gốm và điêu khắc Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai đã tổ chức hoạt động xoay gốm, hướng dẫn khách tham quan trải nghiệm những thao tác cơ bản xoay gốm, tự tay sáng tạo ra những sản phẩm gốm yêu thích
Qua Triển lãm góp phần
nâng cao ý thức của các tầng lớp nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy nghề gốm
truyền thống có mặt lâu đời trên vùng đất Đồng Nai, đặc biệt trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và chủ động hội nhập quốc tế.
Dịp này, Ban Tổ chức đã
trao bằng khen của Hội Di sản văn hóa Việt Nam cho các cá nhân, tập thể đã có
nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc;
đồng thời tri ân các cá nhân, doanh nghiệp, trường học có sản phẩm gốm tham gia
triển lãm.
Các tập thể, cá nhận nhận bằng khen của Hội Di sản văn hóa Việt Nam
Vùng đất Biên Hòa – Đồng
Nai có hơn 325 năm hình thành, phát triển nhưng cách đây hơn 4.000 năm, con người
đã biết chế tạo đồ gốm. Nghề
làm gốm tiền sử phát triển đến trình độ cao, mang tính chuyên môn hóa như gốm
Cầu Sắt, Suối Linh, Bình Đa, Gò Me, Cái Vạn, Cái Lăng, Bưng Bạc, Suối Chồn,
Hàng Gòn. Cuối thế kỷ 16 và những thế kỷ sau, với các đợt di dân của người Việt
và người Hoa từ vùng ngũ Quảng vào khai phá xây dựng vùng đất mới, Biên Hòa –
Đồng Nai lại có dòng gốm mới: gốm Việt – Hoa. Những năm qua, Bảo tàng Đồng Nai
và các bảo tàng trong khu vực Đông Nam bộ đã sưu tầm được hàng ngàn tiêu bản
gốm được vớt từ lòng sông Đồng Nai.
Làng gốm mỹ nghệ Biên Hòa
phát triển tập trung trên vùng đất thuộc các phường: Tân Vạn, Bửu Hòa, Hóa An,
Tân Hạnh. Sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa rất đa dạng về chất liệu, hình dáng,
quy cách, màu sắc, họa tiết và chất men gốm rất riêng, kỹ thuật nung, chạm khắc
đã làm nên sự hấp dẫn kỳ lạ cho gốm mỹ nghệ Biên Hòa. Không chỉ nổi tiếng trong
nước mà ngay sau thành công tại cuộc triển lãm quốc tế Paris (Pháp) năm 1925, gốm
mỹ nghệ Biên Hòa đã được nhiều nước trên thế giới biết đến. Đặc biệt, men “xanh
đồng trổ bông” (vert de Bienhoa) là nét đặc trưng và niềm tự hào của gốm Biên
Hòa. Triển lãm diễn ra đến ngày 10/02/2025./.
Hoàng Anh
Nguồn: https://svhttdl.dongnai.gov.vn/Pages/newsdetail.aspx?NewsId=2979&CatId=53