Powered by Techcity

Tranh kiếng – Một thời để nhớ

Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM vừa khai mạc triển lãm tranh kính dân gian Việt Nam, tôi nghe mà cứ bồi hồi đến không ngủ được. Cả một ký ức tuổi thơ cứ tràn về trong tôi.





Tranh kiếng vẽ trên xe mì về tích Hứa Chữ lỏa y chiến Mã Siêu trong Tam Quốc chí
Tranh kiếng vẽ trên xe mì về tích Hứa Chữ lỏa y chiến Mã Siêu trong Tam Quốc chí

Hồi tôi còn nhỏ, khoảng thập niên 60-70 của thế kỷ trước, ở Biên Hòa rất thịnh hành tranh kính, người Nam bộ gọi là tranh kiếng. Nghe người lớn kể, nghệ thuật tranh kiếng theo chân người Hoa di cư có mặt ở Nam bộ rất sớm, khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhưng rất đắt tiền, chỉ có người giàu có, quyền quý mới “chơi” nổi. Sang giữa thế kỷ XX, nghệ nhân làm tranh kiếng ngày càng nhiều, chất liệu sản xuất ngày càng đa dạng, phong phú dẫn đến sản phẩm, giá thành ngày càng rẻ, dòng tranh kiếng bình dân ra đời thì người lao động bình thường mới sắm nổi. Biên Hòa là vùng đất có người Hoa định cư từ rất sớm, vì vậy với sự giao thoa về văn hóa, một thời người dân Biên Hòa cũng thịnh hành sử dụng tranh kiếng.

* Trang trí, làm đẹp

Một trong những ký ức vui sướng của tuổi thơ tôi đó là cứ đầu tháng khoảng 2-3 tây (tức ngày 2-3 của tháng), má tôi lãnh lương xong là dắt hết mấy đứa con đi ăn tiệm. Tôi thích nhất là đi ăn mì hoành thánh của chú Tàu ở Biên Hùng, đầu đường vô ga xe lửa, lý do rất đơn giản: xe mì của chú có tranh kiếng vẽ các tích xưa như Hằng Nga bôn nguyệt, Tiên nữ hiến đào… Thú vị không kém là ở xe bán sâm bổ lượng (một thức uống của người Hoa) kế bên vẽ toàn là các tích trong Tam Quốc chí: Lữ Bố hí Điêu Thuyền, Hứa Chữ lỏa y chiến Mã Siêu (Hứa Chữ cởi áo đánh Mã Siêu; Hứa Chữ là viên đại tướng của Tào Tháo, còn Mã Siêu là một trong Ngũ hổ tướng của Lưu Bị)…

Tay nghề họa sĩ tranh kiếng dù là vẽ cho xe mì, xe sâm bổ lượng nhưng thuộc hàng “cao thủ”, Hằng Nga tha thướt, Điêu Thuyền yểu điệu và các nàng tiên nữ với những dải lụa vờn bay, phía sau Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu có các tiên nữ cầm quạt hình dạng như chiếc quạt ba tiêu; Lữ Bố tay cầm phương thiên họa kích, đầu đội mũ trĩ, oai phong lẫm lẫm… tất cả như trong một thế giới khác đầy kỳ ảo. Mì của chú Tàu ngon là chắc rồi, nhưng ngoài phần ăn, xe mì của chú còn ngoài ý muốn là phục vụ thêm phần nhìn. Chú Tàu tự hào nói, tranh kiếng xe mì của chú mua của tiệm kiếng Tân Huê, ở tận Chợ Lớn (nay thuộc TP.HCM), trên tranh cũng có ấn ký của Tân Huê.




Bây giờ, nhà hiện đại mọc lên ngày càng nhiều, gu trang trí nhà cũng khác xưa, tranh kiếng xanh đỏ bị chê là “nhà quê”, dần biến mất nơi phố thị. Về miệt Nhơn Trạch, thỉnh thoảng thấy vài nhà vẫn giữ được bộ tranh kiếng xưa, như nhà của anh Phạm Sỹ Linh, Trưởng ban Dân vận huyện. Nhìn cứ thấy rưng rưng!

Ba tôi cũng hay chở các con đi ăn hủ tiếu bò viên ở bờ sông Đồng Nai, đoạn gần trụ sở UBND tỉnh hiện nay. Tôi nhớ hồi xưa đoạn này có ngôi nhà lớn, trong sân có cây xoài, dân xung quanh gọi là cây xoài Trần Lâm, buổi trưa người ăn xin hay tụ ở cây xoài này nghỉ ngơi. Xe hủ tiếu bò viên ở đây cũng có tranh kiếng, vẽ hình Bát Tiên quá hải. Ba tôi chỉ vào từng vị, giải thích cho chúng tôi về Bát tiên, cách phân biệt các vị: Hà tiên cô là người phụ nữ duy nhất, Lã Đồng Tân là người mang kiếm, Lý Thiết Quài mang hồ lô, Hán Chung Ly cầm quạt, Trương Quả Lão mang trống, Hàn Tương Tử cầm sáo, Lam Thái Hòa xách chiếc giỏ… Tranh không lớn, nhưng thể hiện thần thái nhân vật rất có nét riêng. Vì thế, tranh kiếng không chỉ phục vụ phần nhìn, còn góp phần nâng cao, tích lũy kiến thức cho người xem.

Nói về tranh kiếng, bà cố ngoại tôi là “fan cứng”. Bà là địa chủ thuộc hàng giàu có nên không tiếc tiền để trang hoàng, nhà bà khắp nơi đều treo tranh kiếng. Ngay phía sau bàn thờ gia tiên, bà treo bộ tranh thờ Cửu huyền thất tổ to đùng, cẩn xà cừ lóng lánh, ai bước vào nhà là thấy ngay. Trên vách hông nhà, bà trang trí bằng bộ tranh Mai – Lan – Cúc – Trúc, còn vách đối diện là bộ Tứ đại mỹ nhân (Tây Thi, Vương Chiêu Quân, Điêu Thuyền, Dương Quý Phi) bức nào cũng vẽ tinh xảo, rất đẹp. Nghe kể, khoảng năm 1952, bà mua mấy bộ tranh kiếng này tận dưới Gò Công với giá hơn 10 ngàn đồng, mà vàng lúc đó chỉ gần 3 ngàn đồng/lượng, tính ra mấy bộ tranh hơn 3 lượng vàng.

* Tác dụng giáo dục

Ông Tư hàng xóm nhà tôi có mấy bộ tranh kiếng mà ông cất công qua tận Lái Thiêu (nay thuộc Bình Dương) tìm mua đem về trang hoàng nhà mới. Lái Thiêu thời đó nghề làm tranh kiếng rất phát triển. Tôi thường ngẩn người ngắm bức tranh kiếng dạng liên hoàn vẽ một chàng thư sinh chắp tay từ biệt hai người phụ nữ một già một trẻ, kế đến là cảnh hai người phụ nữ ấy ngồi trên lưng con cọp, xung quanh là rừng núi, cuối cùng là cảnh vẽ người phụ nữ trẻ cầm dao lóc thịt cánh tay, kế bên là bà già nằm thoi thóp. Tranh vẽ kiểu minh họa, không sắc xảo lắm, nhưng màu sắc xanh đỏ rực rỡ khá thu hút. Má tôi giảng giải, đấy là tích Thoại Khanh – Châu Tuấn. Châu Tuấn lên kinh ứng thí, mẹ già ở nhà giao cho vợ là Thoại Khanh; Thoại Khanh hết lòng chăm sóc mẹ chồng, lóc thịt tay mình cho mẹ ăn khi mẹ đói, hy sinh đôi mắt để cứu mẹ, tấm gương hiếu thảo động cả lòng trời (con cọp cõng ra khỏi rừng). Tranh kiếng nhà ông Tư còn có bộ Lưu Bình – Dương Lễ, đề cao tình bạn. Chức năng tranh kiếng không chỉ đơn thuần là trang trí, còn mang ý nghĩa giáo dục.





Tranh kiếng Cậu Tài - Cậu Quý, ở xã Phú Thạnh (H.Nhơn Trạch)
Tranh kiếng Cậu Tài – Cậu Quý, ở xã Phú Thạnh (H.Nhơn Trạch)

Bà nội tôi ngày xưa bán hàng ở chợ Kỷ Niệm (nay thuộc P.Trung Dũng, TP.Biên Hòa). Gần sạp hàng của bà có gian miếu thờ Thổ Địa, mấy bà mấy cô buôn bán trong chợ nói Ông Địa rất thiêng nên sáng nào cũng mang đồ cúng ông, thắp nhang nghi ngút. Tôi hay mò ra miếu Thổ Địa để “xin” đồ cúng, phát hiện trong gian miếu nhỏ chồng chất những bức tranh kiếng hư cũ, có bức vẽ Ông Địa cưỡi con cọp, có bức hình 3 ông, có bức hình 5 ông, lại có bức vẽ hình 2 người đàn ông, một người ôm thỏi vàng, người kia ôm con gà trống… Tôi tiếc của, hì hục chọn những bức còn đẹp ôm về nhà.

Ba tôi phì cười, giải thích đấy là tranh thờ trong nhà của dân ở gần đó, vì là đồ đã thờ nên khi hư hỏng người ta không dám vứt vào thùng rác mà đem ra “gửi” ở nơi linh thiêng khác như đình, miếu. Bức vẽ Ông Địa cưỡi cọp thể hiện hình tượng hào hùng bắt nguồn từ lịch sử khẩn hoang vùng đất mới phương Nam, cưỡi cọp có ý nghĩa rằng người dân đất (địa) này đã diệt hoặc thuần phục được vị chúa tể sơn lâm, xóm làng bình yên. Bức vẽ 3 hoặc 5 ông đều là Ông độ mạng, trong đó ông ở giữa là Quan Công, hai bên là Quan Bình là Châu Xương – đều là những vị tướng tài giỏi thời Tam Quốc, còn 5 ông thì có thêm Trương Tiên và Vương Thiên Quân, dân gian gọi là Ngũ công vương phật, thờ phụng 5 vị này chính là nhằm giáo dục cho con cháu về chữ “trung”, chữ “nghĩa”. Riêng bức vẽ hai vị ôm vàng, gà thường gọi là Nhị vị công tử, hoặc theo dân gian gọi là Cậu Tài – Cậu Quý, tượng trưng cho ước mơ được vinh hoa phú quý.

Vậy đó, tranh kiếng một thời gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của người Nam bộ, trong đó có Biên Hòa. Giàu nghèo gì chí ít cũng có thể sắm được tấm tranh kiếng treo trong nhà. Tôi vẫn nhớ mấy ngày cuối năm, bà nội tôi hối bọn nhỏ đem tranh kiếng ở bàn thờ Ông Táo xuống lau rửa, một năm trời nằm gần bếp lò hết than lại củi, tranh Ông Táo ám khói đen thùi nhưng chỉ cần lau rửa qua nước xà bông, tranh lại như mới, đưa lên bàn thờ cúng kiếng tiếp thêm một năm nữa, tiện lợi vô cùng. Có điều, mấy bức tranh kiếng vẽ phong cảnh treo ở phòng khách nhà tôi thì không được may mắn như vậy, mấy anh em nhà tôi cứ đá banh ầm ầm cả ngày, không tránh được có một, hai cú sút vào tranh, thế là vỡ toang. Đó là cái nhược của tranh kiếng: dễ bể, khó vận chuyển. Nhưng có gì tồn tại mãi với thời gian đâu…

Hà Lam

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Hợp tác chia sẻ kinh nghiệm hoạt động về xây dựng tòa soạn điện tử

Tại buổi làm việc, nhà báo Đào Văn Tuấn, Tổng biên tập Báo Đồng Nai đã thông tin sơ lược về tổ chức bộ máy, tình hình hoạt động, quy trình tổ chức nghiệp vụ của Báo Đồng Nai. Cùng với thường xuyên nâng cao chất lượng nội dung, hình thức báo in, Báo Đồng Nai tiếp tục đẩy mạnh phát triển báo điện tử trong việc sản xuất các sản phẩm báo chí đa phương tiện như truyền hình...

Giải bóng đá nhi đồng Cúp Báo Đồng Nai hứa hẹn hấp dẫn

Ngày 2.8, Báo Đồng Nai phối hợp với Sở GD-ĐT, Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo giới thiệu về giải bóng đá nhi đồng Cúp Báo Đồng Nai lần thứ 20. Giải bóng đá nhi đồng lần thứ 20 (năm 2024) sẽ diễn ra từ ngày 8.8 – 14.8 Phát biểu tại buổi họp báo, ông Đào Văn Tuấn, Tổng biên tập Báo Đồng Nai cho biết đây là giải bóng đá truyền thống cấp tỉnh, có sức thu hút cao trong...

Ngập cục bộ trên đường chuyên dùng vào cụm mỏ đá Tân Cang

(ĐN) - Chiều 14-8, do cơn mưa kéo dài, một phần đường chuyên dùng vào cụm mỏ đá Tân Cang, thuộc P.Phước Tân (TP.Biên Hòa) xuất hiện tình trạng ngập cục bộ. Các phương tiện qua lại khó khăn khi đường chuyên dùng vào cụm mỏ đá Tân Cang bị ngập. Ảnh: CTV Theo một số tài xế lưu thông trên tuyến đường này, đoạn đường ngập dài khoảng 300m (từ trạm thu phí trên đường chuyên dùng ra quốc lộ 51)...

Dạo quanh thị trường 15-8-2023

  Hôm nay 15-8, giá heo hơi của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP – Chi nhánh 2 tại Đồng Nai, giảm 1.000 đồng/kg (từ 58.500 xuống 57.500). Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới bắt đầu hồi phục, tăng nhẹ. Trong khi đó, giá vàng trong nước đứng ở mức cao. Giá vàng miếng tại Biên Hòa cũng tăng 100 ngàn đồng/lượng cả chiều mua vào và bán ra. Mua vào 67,000 triệu đồng/lượng, bán ra...

Đình chỉ hoạt động cơ sở nha khoa không có giấy phép

(ĐN) - Chiều 14-8, UBND TP.Biên Hòa, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đồng thời đình chỉ hoạt động đối với cơ sở Nha khoa SUN (đường Đồng Khởi, P.Tân Phong, TP.Biên Hòa), vì không có giấy phép hoạt động theo quy định. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đồng thời đình chỉ hoạt động đối với cơ sở Nha khoa SUN Cụ thể, UBND TP.Biên Hòa ban hành quyết định xử phạt vi...

Cùng tác giả

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai đoạt 2 giải Cuộc thi video clip toàn quốc ‘Người lính tôi yêu’ và Cuộc thi viết...

(ĐN)- Tối 14-11, tại thủ đô Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi video clip toàn quốc “Người lính tôi yêu” và Cuộc thi viết toàn quốc “Chuyện kể ở đại đội”. Đại úy quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Văn Chung của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai nhận giải C. Ảnh: Gia Tú Trong số 160 tác phẩm được vinh danh và trao giải, các đơn vị của Quân khu...

Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

(ĐN) - Sáng 15-11, Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai cho biết, vào 22h đêm qua (14-11), bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.  Hồi 1h ngày 15-11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,1 độ vĩ Bắc; 113,2 độ kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8. Di chuyển...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự, chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Bình Phước

Tham dự và chỉ đạo Đại hội có: Ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT); Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo các vụ thuộc UBDT; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bình Phước. Đặc biệt, có mặt 248/250 đại biểu chính thức, đại...

Thống nhất phương án, nguồn vốn đầu tư tuyến đường bộ lớn nhất Đông Nam Bộ

5 địa phương đã thống nhất phương án, nguồn vốn Nhà nước tham gia vào Dự án Đường vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh, dự án đường bộ lớn nhất từ trước tới nay của vùng Đông Nam Bộ. Đồng Nai sẽ thực hiện hạng mục xây dựng cầu Thủ Biên thuộc Dự án Đường vành đai 4 - Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu: Phạm Tùng Theo kế hoạch, báo cáo nghiên cứu tiền khả...

Bà Đinh Thị Dạ Thảo được bổ nhiệm làm Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh Đồng Nai

(ĐN) - Sáng 15-11, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức chủ trì Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ. Cùng dự có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh cùng các phòng, ban, đơn vị có liên quan. Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức trao quyết định bổ nhiệm cho bà Đinh Thị Dạ Thảo. Ảnh: My...

Cùng chuyên mục

Nhiều bạn trẻ Đồng Nai xúc động khi xem công diễn vở cải lương ‘Đồng chí’

(ĐN)- Tối 14-11, Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa) đã công diễn vở cải lương "Đồng chí" với kịch bản do tác giả Lê Thu Hạnh chắp bút và do nghệ sĩ ưu tú Lê Nguyên Đạt dàn dựng, đạo diễn. Buổi công diễn thu hút đông đảo đoàn viên từ các cơ quan, đơn vị thuộc Đoàn Khối các cơ quan tỉnh (Đoàn Khối) tham dự. Vở diễn cải lương "Đồng chí" được công...

Sân chơi hiệu quả trong phòng, chống bạo lực gia đình

Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương là tên gọi của sân chơi truyền hình đặc biệt dành cho các câu lạc bộ (CLB), nhóm phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) trên địa bàn tỉnh vừa được Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) phối hợp với Đài Phát thanh - truyền hình Đồng Nai thực hiện. Tiểu phẩm phòng, chống bạo lực gia đình của huyện Long Thành. Ảnh: L.Na Không chỉ tạo điều kiện...

Đưa hoạt động quảng cáo ngoài trời vào nề nếp

Nhằm xử lý các vi phạm diễn ra trên lĩnh vực quảng cáo ngoài trời, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy mạnh rà soát, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo cờ bạc trá hình sai quy định. Bảng quảng cáo tấm lớn đúng quy định được đặt trên đường Nguyễn Ái Quốc, khu vực giao lộ Vườn Mít, thành phố Biên Hòa. Ảnh: L.Na Siết chặt công tác quản...

Đề nghị bổ sung nhà cổ Võ Hà Thanh và đình Tập Phước – Phước Hòa vào danh mục xếp hạng di tích

Sở Văn hóa, thể thao và du lịch đã có tờ trình gửi UBND tỉnh về việc đề nghị bổ sung Danh mục xếp hạng di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025. Theo đó, nhà cổ Võ Hà Thanh (còn gọi là nhà lầu ông Phủ, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa) và đình Tập Phước - Phước Hòa (xã Long Phước, huyện Long Thành) được đề nghị bổ sung vào danh...

Sinh viên Vũ Thanh Hoa đoạt giải nhất Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật tỉnh Đồng Nai năm 2024

Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh, Trường đại học Lạc Hồng vừa tổ chức vòng chung kết Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật năm 2024 với chủ đề “Phát huy vai trò của thanh niên trong quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đồng Nai”. 10 thí sinh là sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh có mặt tại vòng chung kết đã trải qua 3 phần...

Tác giả Trần Đình Thắng (Đồng Nai) đoạt giải nhì Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Sở Văn hóa, thể thao Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức Lễ Trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) lần thứ 3, giai đoạn 2018-2022. Tác giả Trần Đình Thắng (thứ 4, từ phải qua) đoạt giải nhì Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 3, giai đoạn 2018-2022. Ảnh: N.V.C.C Có 55 tác phẩm của các tác giả trên 9 lĩnh vực: văn học, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh,...

Đồng Nai tính toán các vấn đề phát sinh nếu đưa nhà cổ Võ Hà Thanh vào lộ trình xếp hạng di tích

(ĐN) - Chiều 11-11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi đã chủ trì buổi làm việc với Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, các sở, ngành, địa phương liên quan về nhà cổ Võ Hà Thanh (nhà lầu ông Phủ), phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa.  Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng chủ trì buổi làm việc. Ảnh: My Ny Tại buổi làm việc, các sở, ngành,...

Giáo dục truyền thống yêu nước qua tượng chân dung

Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (VHTTDL) vừa có buổi làm việc với các sở, ngành, đơn vị liên quan về việc góp ý mẫu phác thảo tượng chân dung đồng chí Lê Duẩn tại Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (1961-1962) ở huyện Vĩnh Cửu. Hội đồng Nghệ thuật góp ý mẫu phác thảo tượng chân dung đồng chí Lê Duẩn để bổ sung ở Cụm di tích Trung ương Cục miền Nam. Ảnh...

Mong đợi Tuần lễ Văn hóa, du lịch, ẩm thực Đồng Nai 2024

Tuần lễ Văn hóa, du lịch, ẩm thực (VHDLÂT) Đồng Nai 2024 sẽ diễn ra từ ngày 28-11 đến ngày 1-12-2024. Theo kế hoạch, Tuần lễ VHDLÂT năm nay sẽ mang những thông điệp về khát vọng đưa ngành du lịch “cất cánh” đồng bộ với các lĩnh vực kinh tế khác. Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hồ Thanh Sơn tham quan gian hàng quảng bá sản phẩm địa phương tại Tuần lễ Văn hóa, du lịch, ẩm...

Trải nghiệm cuối tuần cùng gốm Biên Hòa

Bên cạnh các hoạt động vui chơi, giải trí, những ngày cuối tuần, nhiều người đã chọn cho mình hoạt động trải nghiệm gốm Biên Hòa, vừa để tìm hiểu văn hóa truyền thống, vừa có thể thỏa sức sáng tạo những mẫu gốm theo cách riêng. Các em học sinh trên địa bàn thành phố Long Khánh trải nghiệm làm gốm tại Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai năm 2024. Ảnh: L.Na Một trong những địa chỉ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất