Powered by Techcity

Tản mạn địa danh Hố, Trảng ở Đồng Nai

Tính đến tháng 4-2023, tỉnh Đồng Nai có 170 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn của 11 đơn vị hành chính (2 thành phố, 9 huyện). Các đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (gọi tắt cơ sở) cũng có nhiều thay đổi về tên gọi, địa giới qua những lần điều chỉnh của các cấp quản lý theo luật.





Công viên 30-4 giáp tuyến quốc lộ 1 - đường Nguyễn Ái Quốc, TP.Biên Hòa, thuộc vùng Hố Nai. Ảnh: Vĩnh Huy
Công viên 30-4 giáp tuyến quốc lộ 1 – đường Nguyễn Ái Quốc, TP.Biên Hòa, thuộc vùng Hố Nai. Ảnh: Vĩnh Huy

Điều thú vị, tên gọi của các đơn vị hành chính cấp cơ sở này phản ánh những chiều kích lịch sử, văn hóa của vùng đất trải qua nhiều thời kỳ. Trong số những địa danh hành chính cơ sở này, một số tên gọi đã chỉ rõ những đặc điểm về địa hình tự nhiên: Hố (P.Hố Nai, xã Hố Nai 3), trảng (P.Trảng Dài, TT.Trảng Bom, H.Trảng Bom), suối (P.Suối Tre, xã Suối Cao, xã Suối Cát), bàu (P.Bàu Sen, xã Bàu Hàm, xã Bàu Hàm II, xã Bàu Trâm), sông (xã Sông Trầu, xã Sông Thao, xã Sông Ray).

Vùng đất Nam bộ có những địa danh gắn với đặc điểm tự nhiên về địa hình khá phổ biến. Tỉnh Biên Hòa không phải là ngoại lệ khi các cư dân Việt, Hoa đến khai khẩn, có sự kế thừa của các tộc người sinh sống trước đó. Tuy nhiên, tùy theo tính chất của mỗi vùng và liên quan đến thể chế quản lý, nên có những địa danh được dùng làm đơn vị hành chính (thôn, làng, ấp, xã…). Nhiều địa điểm, địa bàn hay khu vực có đặc điểm địa hình được dùng theo cách gọi của cư dân như: đồng, bãi, bàu, bưng, đầm, vũng, xẻo, mương, rạch, cồn, giồng, hố, lạch, láng, động, gành, mũi, bến, cù lao, đảo…




Địa danh là “tấm gương  phản ánh ” nhiều chiều của lịch sử, văn hóa. Nhiều địa danh mang đặc điểm tự nhiên ở Đồng Nai đã dần mất đi trong sự biến thiên của cuộc sống, đặc biệt với bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ hiện nay. Cái còn lại và được lưu truyền của địa danh  nói chung mang dấu ấn mạnh mẽ, đáng trân trọng trong dòng chảy của vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.

Hố Nai là địa bàn khá rộng, được tách ra thành nhiều đơn vị hành chính cấp xã. Từ năm 1955 trở về sau, cư dân tập trung nhiều khi chính quyền Việt Nam cộng hòa thành lập những cụm cư dân, đẩy mạnh khai phá theo trục lộ và vùng phụ cận. Tên gọi Hố Nai trở thành đơn vị hành chính chính thức từ năm 1957, thuộc tổng Phước Vĩnh Thượng, Q.Châu Thành (sau thuộc Q.Đức Tu), tỉnh Biên Hòa. Một số người dân cho rằng Hố Nai trước 1975 là vùng đất rộng, với ranh giới theo trục lộ từ Suối Đĩa (Trảng Bom) đến Suối Săn Máu (Biên Hòa). Sau năm 1975, Hố Nai được chia thành nhiều đơn vị hành chính: P.Hố Nai 1 (TP.Biên Hòa) và xã Hố Nai 1, 2, 3, 4 thuộc H.Thống Nhất. Hiện nay, có P.Hố Nai thuộc TP.Biên Hòa và xã Hố Nai 3 thuộc H.Trảng Bom. Một số nhà nghiên cứu hay sử dụng tên gọi Hố Nai cùng với Đồng Nai để giải thích về một khu vực có nhiều nai sinh sống: cánh đồng có nhiều nai (Đồng Nai), Hố có nhiều nai (Hố). Hố được cho là chỗ đất trũng, mùa nắng khô ráo nhưng mùa mưa có nơi có nước lấp xấp. Chỗ có nước và cỏ nên nai thường tìm đến. Như vậy, có thể nói, Hố Nai là một khu vực rộng lớn, nơi có nhiều hố chứ không chỉ là số ít. Đây là khu vực rừng núi thấp trước đây, được khai phá sớm nhưng cư dân rải rác. Trịnh Hoài Đức là vị quan của các đầu triều Nguyễn, cũng là nhà thơ có nhiều bài vịnh về cảnh đẹp của xứ Đồng Nai – Gia Định. Trong 30 bài nói về cảnh đẹp của trấn Gia Định, Trịnh Hoài Đức có những cảm tác với tình cảm dạt dào, đằm thắm trước những chùa chiền, đền miếu, cảnh đẹp và cuộc sống con người ở Biên Hòa xưa, trong đó có Hố Nai. Bài Lộc Động tiều ca (Tiếng hát ông tiều ở Hố Nai) phản ánh góc nhìn về hình ảnh người đốn củi giữa núi rừng với tâm thế tự tại giữa cảnh núi bạt ngàn, trên trời mây bay gió thổi, tiếng róc rách của dòng suốt trong mát và mái nhà đầm ấm khi trở về có người thân chờ đợi.

Phong phi tiều phát bạch bà bà,

Lộc động sơn trung suất tính ca.

Dã điệu thanh tòng khảm thụ chấn,

Thôn xong vận dự lưu tuyền hòa.

Vân phi hữu ý liên lưu cửu,

Hạc thị tri âm quyến luyến đa.

Nhật mộ quy lai lão phụ vấn,

Vi ngôn tằng kiến Tấn đồng đà.

Dịch thơ (Hoài Anh):

Gió đùa mái tóc trắng phau phau

Tiều hát hồn nhiên trong núi sâu

Điệu mộc theo tiếng cây theo đẵn gục,

Lời quê vần họa suối tuôn mau.

Mây không có ý lưu liên mãi

Hạc ấy tri âm quyến luyến nhiều

Trời tối trở về bà lạo hỏi

Đà đồng đời Tấn dấu lần theo.

Trên Đồng Nai có nhiều địa danh bắt đầu từ chữ trảng: Trảng Táo, Trảng Bom, Trảng Dài… Trảng là địa hình trống trải không có cây mọc, ở giữa một khu rừng hay bên cạnh một khu rừng. Hiện nay, tên gọi Trảng Dài là đơn vị cấp phường của TP.Biên Hòa và TT.Trảng Bom thuộc huyện cùng tên.

Phường Trảng Dài thành lập năm 1994 trên cơ sở tách ra từ P.Tân Phong. Tân Phong là làng được khai phá sớm, diện tích rộng, rừng đồi khá nhiều thuộc tổng Phước Vinh (sau này là Phước Vĩnh Trung), H.Phước Chánh, trấn Biên Hòa. Về phía chính quyền cánh mạng, từ năm 1948 đến năm 1954, địa bàn Trảng Dài thuộc H.Vĩnh Cửu. Vùng rừng núi Trảng Dài – Hố Cạn trước đây là hành lang chiến lược nối Chiến khu Đ với Chiến khu Bình Đa. Về sau, vùng đất này là lâm phần thuộc xã Tân Phong (Q.Châu Thành, Q.Đức Tu). Địa bàn Trảng Dài là nơi đứng chân của nhiều đơn vị vũ trang cách mạng thời chống Mỹ. Từ bàn đạp này, lực lượng cách mạng đã tổ chức những trận tấn công vào căn cứ, kho tàng của của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Biên Hòa. Trước đây, khu vực Trảng Dài là đất sản xuất, chủ yếu là trồng cây (tràm, điều), chăn nuôi nhưng hiện nay cư dân cư đông đảo từ các vùng miền đến sinh sống. Cảnh quan xưa với rừng núi, gò đồi đã thay đổi nhiều với nhiều đường phố, khu dân cư sầm uất.





Ngã tư đường Trần Văn Xã - Nguyễn Khuyến thuộc vùng đất Trảng Dài hôm nay
Ngã tư đường Trần Văn Xã – Nguyễn Khuyến thuộc vùng đất Trảng Dài hôm nay

Huyện Trảng Bom thành lập từ tháng 1-2004 trên cơ sở tách ra từ H.Thống Nhất. TT.Trảng Bom được thành lập năm 1994 (trước thuộc H.Thống Nhất, sau H.Trảng Bom). Thời Nguyễn, TT.Trảng Bom là xã Đông Thành, tổng Phước Thành, H.Phước Bình. Từ năm 1897 được sáp nhập vào xã Bình Trước, tổng Phước Vĩnh Thượng, tỉnh Biên Hòa và thuộc lâm phần được người Pháp khai thác nhiều với các cơ sở, đồn điền. Tại TT.Trảng Bom hiện nay còn lưu dấu khu thực vật do người Pháp thiết lập cơ sở nghiên cứu về lâm nghiệp. Trảng Bom là đơn vị cấp xã từ năm 1957 thuộc tổng Phước Vĩnh Thượng, Q.Châu Thành (sau là Q.Đức Tu), tỉnh Biên Hòa. Sau năm 1975, Trảng Bom có một giai đoạn chia làm 2 đơn vị: xã Trảng Bom 1 và 2 nhưng sau đó sáp nhập lại. Hiện nay, có 3 ý kiến về tên gọi Trảng Bom: đọc trại từ tiếng Pháp “transport” (vận chuyển) do người Pháp xây dựng tuyến đường sắt để khai thác lâm sản; do địa hình có nhiều chảng lớn bị máy bay ném bom gây ra thời kỳ chiến tranh, người dân gọi là chảng bom, sau trản bom; khu vực này có nhiều cây bom – loài thực vật được mô tả có ở những nơi khác cận (Thủ Dầu Một, Thủ Đức…). Tên gọi Trảng Bom còn được đặt tên cho nông trường cao su và yếu khu quân sự của người Pháp nhằm ngăn chặn, đánh phá phong trào cách mạng. Trong thời kỳ chống Pháp, Yếu khu Trảng Bom bị lực lượng vũ trang cách mạng cải trang tập kích, làm nên chiến thắng lớn vào đầu năm 1951…

Phan Đình Dũng

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Hợp tác chia sẻ kinh nghiệm hoạt động về xây dựng tòa soạn điện tử

Tại buổi làm việc, nhà báo Đào Văn Tuấn, Tổng biên tập Báo Đồng Nai đã thông tin sơ lược về tổ chức bộ máy, tình hình hoạt động, quy trình tổ chức nghiệp vụ của Báo Đồng Nai. Cùng với thường xuyên nâng cao chất lượng nội dung, hình thức báo in, Báo Đồng Nai tiếp tục đẩy mạnh phát triển báo điện tử trong việc sản xuất các sản phẩm báo chí đa phương tiện như truyền hình...

Giải bóng đá nhi đồng Cúp Báo Đồng Nai hứa hẹn hấp dẫn

Ngày 2.8, Báo Đồng Nai phối hợp với Sở GD-ĐT, Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo giới thiệu về giải bóng đá nhi đồng Cúp Báo Đồng Nai lần thứ 20. Giải bóng đá nhi đồng lần thứ 20 (năm 2024) sẽ diễn ra từ ngày 8.8 – 14.8 Phát biểu tại buổi họp báo, ông Đào Văn Tuấn, Tổng biên tập Báo Đồng Nai cho biết đây là giải bóng đá truyền thống cấp tỉnh, có sức thu hút cao trong...

Ngập cục bộ trên đường chuyên dùng vào cụm mỏ đá Tân Cang

(ĐN) - Chiều 14-8, do cơn mưa kéo dài, một phần đường chuyên dùng vào cụm mỏ đá Tân Cang, thuộc P.Phước Tân (TP.Biên Hòa) xuất hiện tình trạng ngập cục bộ. Các phương tiện qua lại khó khăn khi đường chuyên dùng vào cụm mỏ đá Tân Cang bị ngập. Ảnh: CTV Theo một số tài xế lưu thông trên tuyến đường này, đoạn đường ngập dài khoảng 300m (từ trạm thu phí trên đường chuyên dùng ra quốc lộ 51)...

Dạo quanh thị trường 15-8-2023

  Hôm nay 15-8, giá heo hơi của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP – Chi nhánh 2 tại Đồng Nai, giảm 1.000 đồng/kg (từ 58.500 xuống 57.500). Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới bắt đầu hồi phục, tăng nhẹ. Trong khi đó, giá vàng trong nước đứng ở mức cao. Giá vàng miếng tại Biên Hòa cũng tăng 100 ngàn đồng/lượng cả chiều mua vào và bán ra. Mua vào 67,000 triệu đồng/lượng, bán ra...

Đình chỉ hoạt động cơ sở nha khoa không có giấy phép

(ĐN) - Chiều 14-8, UBND TP.Biên Hòa, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đồng thời đình chỉ hoạt động đối với cơ sở Nha khoa SUN (đường Đồng Khởi, P.Tân Phong, TP.Biên Hòa), vì không có giấy phép hoạt động theo quy định. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đồng thời đình chỉ hoạt động đối với cơ sở Nha khoa SUN Cụ thể, UBND TP.Biên Hòa ban hành quyết định xử phạt vi...

Cùng tác giả

Áp thấp nhiệt đới đã suy yếu và tan dần

(ĐN) - Tối 19-9, Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai cho biết, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 4) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào. Bản đồ quỹ đạo của cơn bão số 4. Ảnh: Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai Hồi 19 giờ, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 16,9 độ vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm...

Triều cường dâng cao, đường phố ngập sâu, người dân TPHCM chật vật về nhà

TPO – Mực nước tại các sông, kênh rạch ở TPHCM dâng lên theo kỳ triều cường Rằm tháng 8 âm lịch đã khiến nhiều tuyến đường bị ngập sâu, giao thông đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.  Từ khoảng 17h ngày 19/9, mực nước các sông, kênh, rạch ở TPHCM lên nhanh theo kỳ triều cường Rằm tháng 8 Âm lịch. Theo ghi nhận của PV, một số tuyến đường khu vực trũng, thấp, ven...

Một số khu vực tại Đồng Nai có nguy cơ ngập do lũ và triều cường

(ĐN) - Tối 19-9, Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai cho biết, hiện tại Mực nước trên hệ thống sông Đồng Nai đang ở mức cao. Một số  khu vực tại Đồng Nai có nguy cơ ngập do lũ, triều cường. Những ngày gần đây toàn tỉnh có mưa diện rộng liên tiếp làm mực nước trên hệ thống sông Đồng Nai luôn ở mức cao. Trong ảnh: Người dân di chuyển trên đường Võ Thị Sáu (thành phố Biên...

Ra quân thực hiện phong trào ‘Cuối tuần làm công an xã’

(ĐN)- Chiều 19-9, Công an tỉnh tổ chức Lễ xuất quân triển khai phong trào “Cuối tuần làm công an xã” trong tuổi trẻ Công an Đồng Nai năm 2024 dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ Công an tỉnh đến điểm cầu của công an 11 huyện, thành phố trên toàn tỉnh. Đại tá Trần Tiến Đạt, Phó giám đốc Công an tỉnh tặng quà cho các cán bộ, chiến sĩ tham gia phong trào “Cuối...

Tin tức nổi bật trên Báo Đồng Nai ra ngày 20-9-2024

e7837c02876411cd0187645a2551379f ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 adf923dc88492e0f018856282f8901b7 adf923dc88492e0f018856274dac0170 /media/infographic/ Tin tức nổi bật trên Báo Đồng Nai ra ngày 20-9-2024 adf923dc9206671d01920ace5d937f9a Infographic (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=2131118177211869&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: https://baodongnai.com.vn/media/infographic/202409/tin-tuc-noi-bat-tren-bao-dong-nai-ra-ngay-20-9-2024-d937f9a/

Cùng chuyên mục

Nhiều di tích xuống cấp, chờ trùng tu, tôn tạo

Các di tích lịch sử, văn hóa giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng, dân tộc. Các em học sinh tham quan Di tích khảo cổ Long Hưng, thành phố Biên Hòa. Ảnh: L.Na Tại Đồng Nai, việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích đã và đang được các ngành, các cấp quan tâm, song hiện vẫn còn nhiều di tích đang xuống cấp, hư hỏng cần được trùng...

Nhiều chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) vừa phối hợp với các đơn vị nghệ thuật của bộ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra. Theo đó, các đơn vị nghệ thuật của bộ sẽ thực hiện các buổi biểu diễn từ ngày 15 đến 20-9. Cụ thể, dàn nhạc giao hưởng Việt...

Kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 âm lịch): Tri ân Tổ nghề sân khấu

Ngày Sân khấu Việt Nam năm nay trùng với thời điểm cả nước đang chung tay chia sẻ với đồng bào miền Bắc khắc phụ hậu quả cơn bão số 3. Các nghệ sĩ dâng hương, tỏ lòng biết ơn đến Tổ nghiệp sân khấu tại thành phố Biên Hòa năm 2024. Ảnh: L.Na Những buổi gặp mặt của nghệ sĩ, diễn viên trên địa bàn tỉnh trong dịp này còn có thêm chương trình phát động ủng hộ đồng...

Di tích Đài kỷ niệm ở thành phố Biên Hòa

Đài kỷ niệm hay còn gọi là Đài Chiến sĩ (trận vong), nằm ở vị trí trung tâm, đối diện Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai và Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức, giữa hai con đường lớn là 30-4 và Nguyễn Ái Quốc thuộc phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa. Đài Chiến sĩ được chính quyền thuộc địa Pháp xây dựng sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918)...

Một người thơ bên dòng sông Đồng Nai

Có một người thơ vốn đã đi qua nhiều vùng đất, nếm trải qua những dòng sông để chắt lọc cho mình chất sống, chất thơ. Cái duyên của dòng sông Đồng Nai và hồn thơ Nguyễn Thành Tuấn đã giúp tạo nên nhiều thi phẩm mới.   Làng quê và những dặm đường Nguyễn Thành Tuấn, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, còn có bút danh Hiến Văn, sinh năm 1965. Ông nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Phố...

Cuộc thi sáng tác Chân dung người chiến sĩ Đồng Nai

(ĐN) - Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai đã phát động Cuộc thi sáng tác với chủ đề Chân dung người chiến sĩ Đồng Nai. Một tác phẩm về người lính tham gia Hội thi ảnh chủ đề lực lượng vũ trang Đồng Nai do Trung tâm Văn hóa điện ảnh Đồng Nai tổ chức. Ảnh: TTVH-ĐA Theo đó, tất cả công dân trên địa bàn tỉnh đều có thể tham gia, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, dân...

Nguyễn Thế Dương lái môtô chụp ảnh đẹp quê hương

Nguyễn Thế Dương là photo biker (người đam mê đi phượt bằng môtô để chụp ảnh, quay hình) sở hữu nhiều tư liệu hình ảnh quảng bá nét đẹp quê hương trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.   Ảnh tại chùa Som Rong (Sóc Trăng) “Đường sá hiện tại trên cả nước đều đang được mở rộng, nâng cấp, việc đi lại ngày càng an toàn hơn, bạn có thể dễ dàng tìm đến những điểm đến lạ, đẹp để...

Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong thời gian báo động lũ

(ĐN) - Ngày 11-9, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã ban hành văn bản thông báo Lệnh báo động lũ và báo cáo khắc phục hậu quả do bão số 3 gửi đến các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu tại huyện Long Thành năm 2024 phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Ảnh: CTV Theo đó, Bộ yêu cầu thủ trưởng các...

Hơn 250 nghệ sĩ tham gia Lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu năm 2024

(ĐN) - Tối 11-9, tại Trung tâm hội nghị Eros Palace đã diễn ra Lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu năm 2024. Các nghệ sĩ dâng hương, tỏ lòng biết ơn đến Tổ nghiệp sân khấu. Ảnh: Ly Na Hơn 250 nghệ sĩ đến từ Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã tham gia. Lễ giỗ được tổ chức trang nghiêm, các nghệ sĩ cùng nhau dâng hương để tỏ lòng biết ơn đến Tổ nghiệp;...

Học sinh Đồng Nai làm lồng đèn, cosplay thời trang về Tết Trung thu

Mặc dù mới chính thức bước vào năm học mới 2024-2025 chưa đầy 1 tuần nhưng nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động phong trào, văn hóa, văn nghệ. Đặc biệt, dù không có nhiều thời gian chuẩn bị nhưng các trường đã lên kế hoạch tổ chức các chương trình trung thu như: hội thi làm lồng đèn, biểu diễn thời trang tái chế cosplay chủ đề trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất