Powered by Techcity

Sách bên người tri kỷ

Người Xưa… Người Nay là tập phê bình và tiểu luận mới xuất bản của nhà phê bình văn học Bùi Quang Huy. Vẫn nối tiếp mạch văn dành cho con người và thời đại, nhất là nơi mảnh đất Đồng Nai, tập sách đã mang đến nhiều cảm nhận và suy tư mới mẻ.





 

* Tình cảm lớn với Đồng Nai

Bùi Quang Huy được biết đến như người tri âm tri kỷ bên những trang viết của tiền nhân. Ông viết tiểu luận phê bình không nhiều, chỉ khi đã đọc kỹ, nghiền ngẫm sâu, cảm nghiệm nhiều, ông mới đặt bút viết. Với quá trình sống, gắn bó với Đồng Nai như quê hương ruột thịt, Bùi Quang Huy đã có nhiều công trình, tác phẩm viết về đất và người Đồng Nai. Đặc biệt, ông có nhiều tác phẩm công phu về tác gia văn học như nhà văn Lý Văn Sâm, nhà văn Bình Nguyên Lộc, nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ… Ông đã dành nhiều tâm huyết để không chỉ đọc, mà còn sống cùng với lịch sử, văn hóa Đồng Nai và những trước tác của các nhà văn, nhà thơ lão thành của mảnh đất này. Điều đó cũng được thể hiện đậm nét trong sách Người xưa… Người nay, thành một mảng nội dung quan trọng của sách.

Những bài viết này trước hết chứa đựng nguồn tình cảm lớn của nhà nghiên cứu, phê bình Bùi Quang Huy trước những di sản văn hóa mang ý nghĩa biểu tượng của Đồng Nai. Ông không khu biệt Đồng Nai theo địa giới hành chính, mà luôn nhắc đến Đồng Nai trong một địa văn hóa rộng lớn, mang những giá trị nền tảng của vùng đất Đông Nam Bộ, và là những giá trị luôn được tìm kiếm, bồi đắp. Với lối viết chậm rãi, và sự chọn lọc tinh tế từ câu từ đến các câu chuyện, các vấn đề khái quát, người viết đã khai thác được những điều mới mẻ, quý giá. Bài viết “325 năm hình thành và phát triển Biên Hòa – Đồng Nai: Chúng ta đang thừa hưởng những gì của cha ông?” là một bài viết khá tiêu biểu của tập sách, mở ra một cái nhìn: Đồng Nai là một nơi chốn kỳ vĩ, mang tầm nhìn phóng khoáng và sức sống phong phú, hun đúc một tinh thần rộng mở yêu thương. Đó còn là một lời khẳng định cho thái độ sống tốt đẹp: “Mở đất tạo cho quốc gia cương vực; mở lòng tạo nên hình hài đất nước. Theo ngôn ngữ thời nay, hình hài đó chính là văn hóa”. Tác giả Bùi Quang Huy kết luận: “Bao lớp tiền nhân đã để lại cho đời sau không chỉ núi sông bờ cõi, mà cả vóc dáng, điệu hồn dân tộc”.

Ba bài viết về “thi tướng” Huỳnh Văn Nghệ cho thấy tấm lòng, trái tim của ông luôn hướng về lịch sử, về mảnh đất Đồng Nai; đó không chỉ là một tình cảm lớn, mà còn chứa đựng những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc đời và thơ của người anh hùng, người con ưu tú của vùng đất Đồng Nai. Qua những dấu ấn và tác phẩm của Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Huỳnh Văn Nghệ, nhà nghiên cứu Bùi Quang Huy đã tạo được một biên độ rộng lớn về văn hóa, nghệ thuật của Đồng Nai – Đông Nam Bộ xưa và nay.

Nhà văn Lý Văn Sâm cũng là một tác gia văn học đã được Bùi Quang Huy yêu mến và nghiên cứu sâu. Bài viết “Lý Văn Sâm – năm thứ 100” cho thấy nhiều điều ông mong muốn tìm hiểu, khai thác và phát triển, không chỉ đối với nhà văn lão thành này mà còn đối với những giá trị văn học Đồng Nai hiện đại. Bên cạnh đó, những bài viết: Tiếng súng & Tiếng chuông (tiểu thuyết Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín của nhà văn Nguyễn Một); Nguyễn Trí, trên hành trình văn chương… cho thấy mảng tác phẩm này là sự mở rộng, nối dài các công trình của tác giả Bùi Quang Huy dành cho các danh tác của Đồng Nai – vốn rất công phu, sâu sắc..

* Tình cảm lớn với thơ

Kể đến tâp sách Người xưa… Người nay, Bùi Quang Huy đã viết như một sự xác tín, trước hết từ chính ông. Thơ là xác tín về tình cảm, về lắng đọng và cảm xúc cá nhân. Xác tín về thơ là một điều vừa riêng tư, vừa lan tỏa. Viết về các nhà thơ, ông có một giọng phê bình rất độc đáo, tác giả dành hẳn một phần riêng để bàn luận, say đắm và trải lòng với thơ: “Dọc đường thơ”. Ông có những bài viết công phu, nhưng cũng đầy xúc cảm và lắng đọng qua những bài thơ, những chân dung thơ, những câu chuyện thơ.

Bùi Quang Huy đã cho thấy sự am hiểu và cảm nhận rất sâu sắc về thơ và sự quan tâm của ông đối với phong trào Thơ Mới. Ông đã có những phát hiện riêng, nêu được nét đặc sắc không thể hòa lẫn của mỗi nhà thơ: Với Thâm Tâm, đó là “một tiếng thơ dài”, ngụ ý không chỉ là bề dày của sự nghiệp thơ ca, tiếng thơ của Thâm Tâm còn để lại dư âm thời đại, còn được nối dài bởi những thế hệ con người, kể cả những người làm thơ cho một lý tưởng sống. Với Hàn Mặc Tử là câu hỏi “Sao Anh không về?”, nhưng sự ra đi như ánh sao băng của nhà thơ trên nền trời thi ca Việt chính là sự ở lại mãi mãi trong lòng người, trong thơ ca. Với Huy Cận, Bùi Quang Huy tìm về “một khoảnh khắc tuổi hai mươi” đã trở thành bất tử qua bài thơ Buồn đêm mưa (tặng Khái Hưng)…

Tác giả đã dày công tìm kiếm, phát hiện những tứ thơ đắt giá của các nhà thơ, và viết về những điều đó với một sự đồng cảm sâu xa.

Điều đó cũng nhất quán với tinh thần những bài viết về các nhà thơ đương đại, nhất là với các nhà thơ Đồng Nai như Đỗ Minh Dương và Lê Thanh Xuân. Có lẽ sự đồng cảm và thấu hiểu đã giúp Bùi Quang Huy khắc họa những chân dung thơ trọn vẹn, mang nặng nghĩa tình. Ngoài ra, Bùi Quang Huy còn có những phát hiện và tâm đắc qua những bài cổ thi và thơ hiện đại, mang đến những điều mới lạ và thú vị cho người đọc. Vốn rất kỹ lưỡng trong việc tìm kiếm những tứ thơ hay, những câu chữ mang “hồn vía”, cá tính riêng của mỗi nhà thơ, ông đã tạo được những góc nhìn riêng, một cách đọc riêng. Bài viết Hiện đại thay, một bài thơ cách đây đã 1.250 năm! gợi nhớ tình thơ của Lý Bạch; hoặc như bài thơ chính ông viết cho bản thân mình:

Ba mươi sáu năm tôi sống ở chốn này.

Chừng ấy thời gian, có còn đất khách?

 

Quy cố hương!

Hề

Xa cách!

Chén rượu nồng

Cay mắt mỗi hoàng hôn.

(Ba mươi sáu năm)

* Một giọng phê bình văn học độc đáo




Có thể thấy BÙI QUANG HUY yêu đến độ chắt chiu, tiếc nuối những bài thơ, những người thơ chỉ còn trong trí nhớ; và ông tìm thấy sự liên kết của chúng đối với đời sống hiện tại, và với tương lai.

Với “hệ sinh thái” công nghệ số ngày nay, có lẽ con người khó mà sống chậm, người sáng tác cũng khó lòng đọc chậm, viết chậm… Vì vậy, lý luận phê bình văn học nghệ thuật càng khó chiếm được mảnh đất riêng đúng với tính chất học thuật và chiều sâu của nó. Với Người xưa… Người nay –  tập sách phê bình và tiểu luận văn học thứ 12 của Bùi Quang Huy – ông vẫn kiên định với cách đọc và cách viết của mình. Ông chọn địa hạt văn hóa, lịch sử để phân tích các tác phẩm, nhận định về cuộc đời và sự nghiệp của các tác giả; nhưng lại khởi đầu các bài viết bằng cái nhìn chi tiết, bằng cảm xúc, bằng tiếng lòng của chính mình.

Khi viết về những tên tuổi lớn như các tác gia Đồng Nai, hay các nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Minh Châu, Hoàng Phủ Ngọc Tường… nhà nghiên cứu, phê bình Bùi Quang Huy luôn dành những trang viết kỹ càng về chuyên môn, thấm sâu sự yêu mến, kính trọng.

Phần thứ hai của tập sách, viết cho “Người nay”, ông cũng chọn điểm nhìn và độ lùi cần thiết để khẳng định những giá trị mà người viết đã xây dựng được trong quá trình sáng tác (tuy chỉ chọn một điểm nhìn để khảo sát và phát triển nội dung bài viết).

Phần cuối tập sách – Dọc đường thơ – cũng mang đậm chất thơ, bộc lộ một tâm hồn yêu thơ, yêu cuộc sống của người làm thơ một cách sâu sắc mà kín đáo.

Tập tiểu luận mang màu sắc lý luận, phê bình văn học, nhưng luôn gợi mở chứ không “gói” vào quy chuẩn hoặc một trường phái nghiên cứu riêng biệt nào. Người đọc có thể cảm nhận được không khí thiền định nhẹ nhàng trong mỗi bài viết, dù dài hay ngắn, và cảm nhận tác giả đang thủ thỉ tâm tình với chính mình và cả những tác phẩm văn chương. Tập sách đã góp thêm một phương pháp đọc và nghiên cứu văn học, đồng thời góp thêm những giá trị mới cho văn học Đồng Nai nói riêng, cả nước nói chung. Với quan điểm khảo sát các tác phẩm văn học từ nhiều hướng, nhiều chiều, người viết giúp chúng ta thấy cả những “chặng đường trường” (chữ của chính tác giả Bùi Quang Huy) hành trình chưa thể khép lại của con người và tác phẩm..

Tiểu Mai



Nguồn

Cùng chủ đề

Sau 1 ngày xử lý nghiêm, tình trạng xe đạp đi vào đường cấm tại Biên Hòa đã giảm

(ĐN) - Rạng sáng 15-1, Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an thành phố Biên Hòa tiếp tục tuần tra, xử lý gần 10 người điều khiển xe đạp đi vào làn xe ô tô (có biển cấm xe thô sơ) trên đường Nguyễn Ái Quốc (phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa).  Một trường hợp đi xe đạp vào làn ô tô trên đường Nguyễn Ái Quốc bị lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện...

Đồng Nai muốn hoàn thành mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây trong tháng 9-2026

(ĐN) - Ngày 15-1, tại Hội nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh với UBND các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Long An, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cho rằng, Dự án Mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây hết sức cấp bách để giải quyết giao thông cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành khi đi vào hoạt động và cả vùng Đông Nam Bộ. Chủ tịch...

Đồng Nai tiếp tục động thổ dự án hơn 640 tỷ đồng xây đường kết nối Sân bay Long Thành

(ĐN)- Ngày 15-1, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh đã tổ chức lễ động thổ Dự án Xây dựng đường tỉnh 25C đoạn từ quốc lộ 51 đến hương lộ 19 trên địa bàn 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch. Máy móc thi công thực hiện nghi thức động thổ dự án. Ảnh: Phạm Tùng Dự án Xây dựng đường tỉnh 25C sẽ thực hiện xây dựng mới tuyến đường dài hơn...

Tăng giá vé tham quan núi Chứa Chan ở Xuân Lộc lên 20 ngàn đồng

(ĐN)- Núi Chứa Chan thắng cảnh nổi tiếng tại huyện Xuân Lộc tăng giá vé vào cổng lên 20 ngàn đồng đối với người lớn. Du khách tại ga trên của cáp treo. Ảnh: Hải Đình Căn cứ Quyết định số 4125/QĐ-UBND ngày 31-12-2024 của UBND tỉnh và Nghị quyết số 29/2024/NQ-HĐND ngày 11-12-2024 quy định về phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn Đồng Nai, thắng cảnh núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc mức vé vào...

Báo Đồng Nai cuối tuần Xuân Ất Tỵ sắp ra mắt bạn đọc

Sau ấn phẩm Đồng Nai Xuân Ất Tỵ 2025, báo tiếp tục gửi đến bạn đọc ấn phẩm Đồng Nai cuối tuần Xuân Ất Tỵ 2025, dự kiến phát hành vào thứ sáu ngày 17-1.   Gói gọn trong 48 trang, Báo Đồng Nai cuối tuần Xuân Ất Tỵ 2025 được trình bày trang nhã, hiện đại, với những bài viết ngắn gọn, súc tích, lắng đọng theo dòng chảy thời gian trong không gian văn hóa Biên Hòa - Đồng...

Cùng tác giả

Sau 1 ngày xử lý nghiêm, tình trạng xe đạp đi vào đường cấm tại Biên Hòa đã giảm

(ĐN) - Rạng sáng 15-1, Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an thành phố Biên Hòa tiếp tục tuần tra, xử lý gần 10 người điều khiển xe đạp đi vào làn xe ô tô (có biển cấm xe thô sơ) trên đường Nguyễn Ái Quốc (phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa).  Một trường hợp đi xe đạp vào làn ô tô trên đường Nguyễn Ái Quốc bị lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện...

Đồng Nai muốn hoàn thành mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây trong tháng 9-2026

(ĐN) - Ngày 15-1, tại Hội nghị UBND Thành phố Hồ Chí Minh với UBND các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Long An, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức cho rằng, Dự án Mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây hết sức cấp bách để giải quyết giao thông cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành khi đi vào hoạt động và cả vùng Đông Nam Bộ. Chủ tịch...

Đồng Nai tiếp tục động thổ dự án hơn 640 tỷ đồng xây đường kết nối Sân bay Long Thành

(ĐN)- Ngày 15-1, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh đã tổ chức lễ động thổ Dự án Xây dựng đường tỉnh 25C đoạn từ quốc lộ 51 đến hương lộ 19 trên địa bàn 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch. Máy móc thi công thực hiện nghi thức động thổ dự án. Ảnh: Phạm Tùng Dự án Xây dựng đường tỉnh 25C sẽ thực hiện xây dựng mới tuyến đường dài hơn...

Tăng giá vé tham quan núi Chứa Chan ở Xuân Lộc lên 20 ngàn đồng

(ĐN)- Núi Chứa Chan thắng cảnh nổi tiếng tại huyện Xuân Lộc tăng giá vé vào cổng lên 20 ngàn đồng đối với người lớn. Du khách tại ga trên của cáp treo. Ảnh: Hải Đình Căn cứ Quyết định số 4125/QĐ-UBND ngày 31-12-2024 của UBND tỉnh và Nghị quyết số 29/2024/NQ-HĐND ngày 11-12-2024 quy định về phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn Đồng Nai, thắng cảnh núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc mức vé vào...

Báo Đồng Nai cuối tuần Xuân Ất Tỵ sắp ra mắt bạn đọc

Sau ấn phẩm Đồng Nai Xuân Ất Tỵ 2025, báo tiếp tục gửi đến bạn đọc ấn phẩm Đồng Nai cuối tuần Xuân Ất Tỵ 2025, dự kiến phát hành vào thứ sáu ngày 17-1.   Gói gọn trong 48 trang, Báo Đồng Nai cuối tuần Xuân Ất Tỵ 2025 được trình bày trang nhã, hiện đại, với những bài viết ngắn gọn, súc tích, lắng đọng theo dòng chảy thời gian trong không gian văn hóa Biên Hòa - Đồng...

Cùng chuyên mục

Tăng giá vé tham quan núi Chứa Chan ở Xuân Lộc lên 20 ngàn đồng

(ĐN)- Núi Chứa Chan thắng cảnh nổi tiếng tại huyện Xuân Lộc tăng giá vé vào cổng lên 20 ngàn đồng đối với người lớn. Du khách tại ga trên của cáp treo. Ảnh: Hải Đình Căn cứ Quyết định số 4125/QĐ-UBND ngày 31-12-2024 của UBND tỉnh và Nghị quyết số 29/2024/NQ-HĐND ngày 11-12-2024 quy định về phí tham quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn Đồng Nai, thắng cảnh núi Chứa Chan thuộc huyện Xuân Lộc mức vé vào...

43 tác phẩm được chọn trao Giải thưởng văn học nghệ thuật hàng năm tỉnh Đồng Nai năm 2024

Sáng 14/01, UBND tỉnh tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) Đồng Nai năm 2024. Ông Nguyễn Sơn Hùng - Phó chủ tịch UBND tỉnh, bà Nguyễn Thị Hồng Trang - Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, bà Nguyễn Thị Mộng Bình - Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đến dự. ​ Lãnh đạo tỉnh trao bằng khen và giải A cho các tác giả...

Hiệu quả từ Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi diện mạo đời sống từ thành thị đến nông thôn, khơi dậy lòng nhân ái, ý thức đoàn kết cộng đồng và tinh thần tự quản trong từng khu dân cư. Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn phục vụ nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống...

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh (kèm theo Quyết định số 4013/QĐ-UBND của UBND tỉnh). ​ Theo đó, Ngân hàng gồm 617 loại tên, gồm Nhóm tên địa danh là 126; Nhóm tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử là 20; Nhóm tên danh từ (có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội) là 07; Nhóm tên danh nhân...

Ban hành Nghị quyết quy định phí thăm quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Vừa qua, HĐND tỉnh khóa X đã thông qua Nghị quyết quy định phí thăm quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Nghị quyết số 29/2024/NQ-HĐND ngày 11/12 /2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh). ​ Danh thắng Bửu Long Nghị quyết có sự điều chỉnh quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thăm quan danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai áp dụng cho 02 danh lam thắng...

Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Ngày 9/01/2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.​Tham dự hội nghị có ông Nguyễn Sơn Hùng - Phó chủ tịch UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, lãnh đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố...

Tôn vinh những cống hiến của văn học nghệ thuật

Giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) hàng năm tỉnh Đồng Nai không chỉ là dịp để nhìn nhận lại thành tựu sáng tạo của các văn nghệ sĩ, mà còn là cơ hội để tôn vinh những giá trị của văn hóa, nghệ thuật đối với đời sống cộng đồng. Một cảnh trong vở cải lương Hào khí Hoan Châu đoạt giải A - Giải thưởng Văn học nghệ thuật Đồng Nai năm 2024. Ảnh: L.Na Năm 2024, có...

Hình tượng rắn trong Phật giáo tại Đồng Nai

Phật giáo Đồng Nai hiện có hơn 700 tự viện. Trong số này có nhiều ngôi chùa mà phật cảnh là các loài động vật gắn liền với cuộc đời đức Phật từ lúc ra đời đến khi nhập niết bàn, phổ biến nhất là hình ảnh rắn thần che chở mưa gió cho đức Phật trong rừng sâu khi tu tập và giác ngộ. Người dân tham quan Phật cảnh rắn thần che chở gió mưa cho đức Phật...

Sân chơi cho những người yêu di vật, cổ vật

Di vật, cổ vật là nguồn “tài sản” văn hóa quý giá của dân tộc. Để gìn giữ và phát huy các giá trị di sản, thành phố Biên Hòa đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) Di vật, cổ vật Biên Hòa. Các thành viên trong Câu lạc bộ Di vật, cổ vật Biên Hòa tìm hiểu hiện vật trưng bày tại nhà ông Nguyễn Đức Diện. Ảnh: L.Na Không chỉ tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho những...

Di tích quốc gia đặc biệt Mộ Cự thạch Hàng Gòn

Những kết quả điền dã, nghiên cứu của các nhà khảo cổ học và bảo tàng học từ nhiều thập kỷ nay ở các di sản mang tên làng, tên đất, tên sông, tên suối của Đồng Nai như: Phước Tân, Bình Đa, Gò Me, Cái Vạn, Cái Lăng, Rạch Lá, Suối Linh, Suối Chồn, Núi Gốm, Dầu Giây, Phú Hòa, Hàng Gòn, Bến Gỗ... đã trở nên quen thuộc và thân thích với khoa học và người dân....

Tin nổi bật

Tin mới nhất