Powered by Techcity

Rạp hát Đồng Nai qua nhiều biến động


 

Trong tự truyện Đời, có yêu tôi? (Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024), nhà báo Lưu Đình Triều kể là hồi nhỏ, thời sống ở ngã ba Thành (góc đường Phan Đình Phùng – Hưng Đạo Vương, nay thuộc phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa), ông đã rất sớm trở thành “chuyên viên… coi cọp”.





Rạp Biên Hùng
Rạp Biên Hùng

 

Theo ông: “Gọi đúng tên “coi cọp” vì chẳng bao giờ mua vé – tiền đâu mà mua, nên mạnh đứa nào đứa nấy kiếm cách lọt vô rạp. Chiêu phổ biến là bám đuôi những đôi tình nhân, vợ chồng trẻ. Họ vừa mua vé xong là tụi tôi xáp tới: “Cô cô, chú chú, dắt cháu vào với”. Những hôm có phim hay, đông người xem, tụi tôi cứ chen bừa hoặc nắm đại một cánh tay ai đó mà vào”.

Lưu Đình Triều còn thú nhận: “Thỉnh thoảng, tôi né hai “cô bạn gái”, để theo đám bạn cùng xóm xuống rạp hát Biên Hùng chơi. Đây là rạp ciné duy nhất ở Biên Hòa thời đó”, “Bọn trẻ tụi tôi, hầu như đứa nào cũng đều mỗi tuần xuống chơi Biên Hùng ít nhất một lần. Trước rạp, đèn néon chiếu sáng hơn đèn đường. Tha hồ ngắm nhìn các tấm pa nô hay áp phích quảng cáo phim rực rỡ sắc màu, hình vẽ đẹp. Bên ngoài rạp, đủ loại món ăn chơi, từ vài cắc cho tới 1-2 đồng. Mỗi lần có phim mới, rạp Biên Hùng thường treo hai tấm quảng cáo ở hai bên thành xe ngựa, chạy khắp các ngả đường. Xe chạy lóc cóc lại có tiếng trống tùng xèng đệm thêm rất ư là phấn khích. Mấy đứa trẻ con tụi tôi chạy theo xe hò hét vang trời, cố xin cho được tờ chương trình xanh xanh, đỏ đỏ…”.

“Chuyên viên coi cọp” Lưu Đình Triều còn cho biết: “Đến đầu thập niên 1970, Biên Hòa mới có thêm một số rạp mới, hiện đại hơn như: rạp Khánh Hưng, đường Trịnh Hoài Đức; rạp Lido, đường Hàm Nghi; rạp Thanh Bình, ở Vườn Mít”.

Rạp hát đầu tiên

Những hồi ức trên của nhà báo Lưu Đình Triều là nói về giai đoạn cực thịnh của các rạp hát ở Biên Hòa. Còn lịch sử phát triển của rạp hát, có khi còn gọi là rạp chiếu bóng, rạp ciné, chiếu phim… hình thành và tiến triển như thế nào, không có nhiều người biết.

Theo nhà nghiên cứu Lương Văn Lựu: “Đầu tiên (không nói rõ thời gian) rạp hát xây cất trên lô đất Trường tiểu học Nguyễn Khắc Hiếu, đường Trần Thượng Xuyên (nay là đường Phan Văn Trị), sau dời xuống “Thủy” (Hàm Nghi – nay là đường Cách Mạng Tháng Tám).

Khu Hàm Nghi: Cũng không kém phần tĩnh mịch. Một nhà xác lợp bằng lá dừa ở cách lộ không xa, làm tăng thêm vẻ hoang lạnh. Về sau, rạp hát được dời đến xóm Nhà máy nước, nhưng cũng không đem lại được không khí vui tươi cho chỗ đã u buồn. Khu này trước kia, mang tên là “Thủy” (do chữ “Lân thị” của giới bình dân đọc trại, nguyên chợ trấn Biên Hòa đặt tại đây, danh từ “Lân thị” vẫn còn, nay trở thành tên ấp, sát nhập với Vĩnh Thanh, được mang họp danh là Vĩnh Thị)” – (tư liệu này tác giả viết vào đầu thế kỷ 20, nay khu vực này thuộc địa bàn phường Thống Nhất). Trích Biên Hòa sử lược toàn biên – phần Tỉnh thành Biên Hòa vào đầu thế kỷ 20.

 





Rạp Thanh Bình
Rạp Thanh Bình

 

Không có tài liệu nào khác để xác định đây có phải là rạp hát đầu tiên ở Biên Hòa hay không; cũng như không xác định được lai lịch của các rạp Phước Chung ở Chợ Đồn (nay là phường Bửu Hòa), rạp Long Thành ở gần chợ cũ huyện Long Thành, Việt Hưng hí viện ở Bến Cá – Tân Triều, quận Công Thanh (nay thuộc xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu). Nhưng Biên Hòa có một rạp hát đã được ghi vào lịch sử đấu tranh cách mạng, đó là rạp hát Trần Điển. Tại đây vào tối 24-8-1945 trong buổi mít tinh, chiến sĩ cộng sản Hồ Văn Đại đã thay mặt Ủy ban Khởi nghĩa Biên Hòa đứng lên hô hào đồng bào toàn tỉnh ủng hộ Việt Minh, ủng hộ cách mạng, chuẩn bị tham gia cướp chính quyền.

Theo ông Nguyễn Văn Đáng hiện định cư tại North Carolina, Mỹ, rạp hát đầu tiên ở Biên Hòa được xây năm 1937 do ông Bang Trần Điển làm chủ. Rạp Trần Điển tọa lạc góc đường Lý Thường Kiệt – Phan Chu Trinh cạnh chợ Bình Trước (nay là chợ Biên Hòa). Chủ yếu rạp hát này dành cho các đoàn cải lương, hát bội, hồ quảng lưu diễn; thỉnh thoảng chiếu vài bộ phim câm. Sau khi Bang Trần Điển qua đời, người con thứ 6 của cụ là ông Trần Xuân – chủ tiệm vàng Khánh Hưng đã chỉnh trang lại rạp Trần Điển và đổi tên thành Vạn Khánh Hưng chuyển máy chiếu phim câm 16 ly sang 35 ly màn ảnh rộng, có âm thanh. Sau đó rạp Vạn Khánh Hưng được vợ chồng một người Hoa ở Chợ Lớn (được biết với tên gọi “Cô Tư”) mướn để trình chiếu phần nhiều là phim ca vũ nhạc Ấn Độ.

Vào thập niên 60, Hội đồng gia tộc Trần Điển có kế hoạch phát triển rạp hát này thành khu thương mại, trong đó tầng trệt là thương xá, tầng 2 là rạp chiếu phim, tầng 3 nhà hàng. Nhưng do khủng hoảng tài chính, dự án bị đổ vỡ. Khu đất rạp Vạn Khánh Hưng được chia ra, mỗi thành viên họ Trần tự lo xây cất riêng, nay chỉ còn là dãy thương phố bình thường.

Dân mê phim ảnh ở Đồng Nai hiện đa phần là giới trẻ được chào mời bởi những hệ thống rạp chiếu quốc tế trang bị phòng chiếu 2D, 3D với màn hình siêu khủng, âm thanh, ánh sáng lẫn ghế ngồi đều chuyển động theo tiết tấu phim. Những rạp và cụm rạp ở Đồng Nai được khán giả xem phim ưa thích như: CGV Big C Đồng Nai, Lotte Cinema Đồng Nai, CGV Co.opmart Biên Hòa, Beta Cineplex Biên Hòa, Lotte Vincom Biên Hòa, BHD Star Long Khánh, Beta Long Thành…

 

Thành phố có nhiều rạp hát

Nhận thấy nhu cầu thưởng thức ca nhạc, cải lương cũng như điện ảnh của khán giả rất lớn, năm 1958, ông Lê Văn Lộ – nhà thầu xây dựng tên tuổi ở Biên Hòa – đã cho san lấp khu ruộng nằm cạnh quốc lộ 1 tiếp giáp đường vào ga xe lửa và nối liền với ngã đường trong tỉnh để xây rạp hát lấy tên Biên Hùng. Rạp được thiết kế rất tân kỳ với một tầng ban công, kết hợp sân khấu cải lương, ca nhạc kịch và chiếu bóng với màn ảnh đại vĩ tuyến.





Rạp Khánh Hưng
Rạp Khánh Hưng

 

Rạp hát đầu tiên ở Biên Hòa trang bị quạt máy và ghế ngồi bằng gỗ đánh bóng, có sân đậu xe rộng rãi, đèn điện sáng choang, thu hút đủ các tầng lớp khán giả. Qua đó, rạp Biên Hùng thường xuyên được các đoàn cải lương danh tiếng ở miền Nam chọn làm điểm lưu diễn.

Rạp Biên Hùng sau khi đổi tên thành rạp Nam Hà cũng là nơi diễn ra Liên hoan Nghệ thuật quần chúng toàn quốc lần thứ 1 do Thứ trưởng Bộ Văn hóa Xuân Diệu vào chủ trì.

Vào năm 1972, nhận thấy điện ảnh lên ngôi, dân ghiền ciné, phần lớn là giới trẻ ngày càng đông, chủ thầu Lê Văn Lộ cho xây thêm rạp chiếu bóng Lido ngay trên khu đất từng là trụ sở an ninh của quân đội Pháp trên đường Hàm Nghi (nay là đường Cách Mạng Tháng Tám). Rạp Lido trang bị 2 máy chiếu 35 ly, nên không bị gián đoạn khi thay phim. Sau ngày thống nhất đất nước, hậu trường rạp Lido được đặt làm văn phòng Công ty Phát hành phim và chiếu bóng Đồng Nai.

Trước đó, hình như vào khoảng năm 1964-1965, trên đường Trịnh Hoài Đức (nay là đường 30-4) chệch phía đối diện với nhà sách Huỳnh Hiệp 2 có rạp hát Khánh Hưng rất bề thế. Rạp kết hợp chiếu phim và sân khấu ca nhạc, đặc biệt là trang bị máy chiếu hiện đại với màn ảnh đại vĩ tuyến và ghế ngồi nệm êm rộng.

Sau ngày thống nhất đất nước một thời gian, rạp Khánh Hưng được biến cải thành Câu lạc bộ Sông Phố phục vụ sinh hoạt ca vũ nhạc.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Đáng, rạp hát “sinh sau đẻ muộn” ở Biên Hòa trước năm 1975 là Thanh Bình. Đây là rạp chiếu phim có lầu và máy lạnh xây dựng tại khu vực Vườn Mít do ông bà Trần Quỳnh Thủy – Bạch Thị Bê làm chủ…

Bùi Thuận

 

 





Nguồn: https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202411/rap-hat-dong-nai-qua-nhieu-bien-dong-83b026a/

Cùng chủ đề

Du lịch ven hồ Trị An hấp dẫn nhà đầu tư

Sau một năm thông báo mời gọi đầu tư các dự án du lịch, đến nay, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu Bảo tồn) đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm và nộp hồ sơ đăng ký đầu tư. Cảnh đẹp khu vực hồ Thủy điện Trị An. Ảnh: N.Liên Trong số các địa điểm, tuyến du lịch mà doanh nghiệp quan tâm, khu vực ven hồ Trị An được các nhà...

Điểm tin ‘5 phút biết hết’ sáng 11-2: Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành...

(ĐN)- Những thông tin đáng chú ý như: Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành cho 4,8 ngàn lao động Đồng Nai; Gần 50 ngàn lượt người tham gia Lễ hội chùa Ông năm 2025; Khởi tố Chủ tịch UBND huyện Long Thành... * Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành cho 4,8 ngàn lao động Đồng Nai Đồng Nai phê duyệt Đề...

Giá heo hơi tiếp tục giữ đà tăng sau Tết

Theo các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn Đồng Nai, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, giá heo hơi tiếp tục giữ đà tăng so với cao điểm tiêu thụ Tết. Cụ thể, giá heo hơi hiện nay bán ra thị trường dao động từ 68-70 ngàn đồng/kg, các trại nuôi quy mô lớn, heo đẹp có giá bán đến 72 ngàn đồng/kg, tăng từ 2-3 ngàn đồng/kg so với cao điểm tiêu thụ Tết. Ghi nhận sức...

[Chùm ảnh] Hoa đăng lung linh, huyền ảo trên sông Đồng Nai trong ngày kết Lễ hội chùa Ông

Tối 10-2 (nhằm 13 tháng Giêng), Lễ hội chùa Ông khép lại với nghi thức thả hoa đăng trên sông Đồng Nai. Đây là một trong những nghi thức không thể thiếu mỗi dịp lễ hội. Hàng ngàn hoa đăng đã được thả theo dòng Đồng Nai, mang theo những lời nguyện ước quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc... Như thường lệ, thả hoa đăng là một trong những nghi thức thu hút rất đông...

Bệnh cúm nguy hiểm ra sao, những ai dễ mắc bệnh?

Từ đầu tháng 12-2024 đến nay, thời tiết tại Đồng Nai có sự thay đổi rõ rệt. Nhiệt độ vào buổi sáng sớm thấp hơn so với các thời điểm khác trong ngày. Bác sĩ chuyên khoa I Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Hạnh Dung Bác sĩ chuyên khoa I PHAN VĂN PHÚC, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho...

Cùng tác giả

Du lịch ven hồ Trị An hấp dẫn nhà đầu tư

Sau một năm thông báo mời gọi đầu tư các dự án du lịch, đến nay, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu Bảo tồn) đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm và nộp hồ sơ đăng ký đầu tư. Cảnh đẹp khu vực hồ Thủy điện Trị An. Ảnh: N.Liên Trong số các địa điểm, tuyến du lịch mà doanh nghiệp quan tâm, khu vực ven hồ Trị An được các nhà...

Điểm tin ‘5 phút biết hết’ sáng 11-2: Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành...

(ĐN)- Những thông tin đáng chú ý như: Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành cho 4,8 ngàn lao động Đồng Nai; Gần 50 ngàn lượt người tham gia Lễ hội chùa Ông năm 2025; Khởi tố Chủ tịch UBND huyện Long Thành... * Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành cho 4,8 ngàn lao động Đồng Nai Đồng Nai phê duyệt Đề...

Giá heo hơi tiếp tục giữ đà tăng sau Tết

Theo các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn Đồng Nai, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, giá heo hơi tiếp tục giữ đà tăng so với cao điểm tiêu thụ Tết. Cụ thể, giá heo hơi hiện nay bán ra thị trường dao động từ 68-70 ngàn đồng/kg, các trại nuôi quy mô lớn, heo đẹp có giá bán đến 72 ngàn đồng/kg, tăng từ 2-3 ngàn đồng/kg so với cao điểm tiêu thụ Tết. Ghi nhận sức...

[Chùm ảnh] Hoa đăng lung linh, huyền ảo trên sông Đồng Nai trong ngày kết Lễ hội chùa Ông

Tối 10-2 (nhằm 13 tháng Giêng), Lễ hội chùa Ông khép lại với nghi thức thả hoa đăng trên sông Đồng Nai. Đây là một trong những nghi thức không thể thiếu mỗi dịp lễ hội. Hàng ngàn hoa đăng đã được thả theo dòng Đồng Nai, mang theo những lời nguyện ước quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc... Như thường lệ, thả hoa đăng là một trong những nghi thức thu hút rất đông...

Bệnh cúm nguy hiểm ra sao, những ai dễ mắc bệnh?

Từ đầu tháng 12-2024 đến nay, thời tiết tại Đồng Nai có sự thay đổi rõ rệt. Nhiệt độ vào buổi sáng sớm thấp hơn so với các thời điểm khác trong ngày. Bác sĩ chuyên khoa I Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Ảnh: Hạnh Dung Bác sĩ chuyên khoa I PHAN VĂN PHÚC, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho...

Cùng chuyên mục

[Chùm ảnh] Hoa đăng lung linh, huyền ảo trên sông Đồng Nai trong ngày kết Lễ hội chùa Ông

Tối 10-2 (nhằm 13 tháng Giêng), Lễ hội chùa Ông khép lại với nghi thức thả hoa đăng trên sông Đồng Nai. Đây là một trong những nghi thức không thể thiếu mỗi dịp lễ hội. Hàng ngàn hoa đăng đã được thả theo dòng Đồng Nai, mang theo những lời nguyện ước quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc... Như thường lệ, thả hoa đăng là một trong những nghi thức thu hút rất đông...

Gần 50 ngàn lượt người tham gia Lễ hội chùa Ông năm 2025

(ĐN) - Quyền Trưởng ban Trị sự Thất phủ Cổ miếu Huỳnh Hữu Nghĩa cho biết, trong 6 ngày (từ 5 đến 10-2), Lễ hội chùa Ông năm 2025 đã thu hút gần 50 ngàn lượt người đến tham quan, chiêm bái. Biểu diễn nghệ thuật trong Lễ hội chùa Ông năm 2025. Ảnh: My Ny Năm nay, lễ hội không thực hiện nghi thức nghinh thần trên sông Đồng Nai. Lễ nghinh thần được thực hiện qua nhiều tuyến đường của thành phố Biên...

Gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ Xuân Ất Tỵ năm 2025

Sáng 7/02, tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh, Tỉnh ủy đã tổ chức gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tham dự buổi gặp mặt có gần 300 đại biểu đại diện cho đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và báo chí truyền thông của tỉnh. Nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn nghệ thuật tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức,...

Khai mạc Lễ hội chùa Ông năm 2025

Tối 7/2 (tức mồng 10 tháng Giêng), tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã diễn ra khai mạc Lễ hội chùa Ông lần thứ 10 năm 2025. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa cùng đông đảo người dân, du khách tham dự. Các đại biểu đã cùng dâng hương khai hội ​Tại Lễ khai mạc, các đại biểu đã cùng dâng hương khai hội, tham gia đóng góp quỹ vì người nghèo. Toàn bộ số tiền quyên...

Văn nghệ sĩ tuổi Tỵ và ước vọng đầu Xuân

Mùa xuân mới đã về tràn ngập trong không khí vui tươi, phấn khởi. Đây cũng là thời điểm càng trở nên ý nghĩa hơn với văn nghệ sĩ, nhất là những người tuổi Tỵ. Nhà thơ Minh Hạ (bìa phải) đi thực tế sáng tác, tìm hiểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thống Nhất. Ảnh: L.Na Họ luôn xem năm tuổi là năm mang đến những nguồn năng lượng mới để sáng tác thêm nhiều...

Khởi nghiệp với mô hình trồng rau khí canh

Từ một giáo viên giảng dạy tin học, sau thời gian nghỉ việc vì điều kiện hoàn cảnh, chị Trần Thị Tuyết Mai (ngụ ấp Lê Lợi 2, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất) đã khởi nghiệp bằng mô hình trồng rau khí canh với hy vọng đem lại nguồn rau sạch đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và cộng đồng. Chị Trần Thị Tuyết Mai chăm chút cho từng trụ rau. Ảnh: N.Sơn Ngã rẽ… Vốn đam mê...

Khai mạc Lễ hội chùa Ông lần thứ 10 năm 2025

(ĐN) - Tối 7-2 (mùng 10 tháng Giêng), Ban Trị sự Thất phủ Cổ miếu, phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa đã tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Ông lần thứ 10 năm 2025. Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Hà trao hoa cho Ban tổ chức Lễ hội chùa Ông năm 2025. Ảnh: Ly Na Đến dự lễ có: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Minh Dũng; Ủy viên Ban Thường...

Tăng cường tuyên truyền, phát huy giá trị di tích trong đời sống văn hóa

(ĐN)- Sáng 5-2, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã đến dâng hương Đền thờ Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo) tại huyện Long Thành và thành phố Biên Hòa. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng thăm hỏi, trò chuyện với Ban trị sự Đền thờ Đức thánh Trần (thành phố Biên Hòa). Ảnh: CTV Tại đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã thăm hỏi và chúc mừng năm mới đến Ban trị sự đền thờ. Đồng thời nghe...

Chùa Gia Lào, núi Chứa Chan đón hơn 30 ngàn người chiêm bái dịp Tết

(ĐN)- Chùa Gia Lào (Bửu Quang) là ngôi chùa cổ kính nằm trên ngọn núi cao nhất Đồng Nai, thu hút hàng chục ngàn du khách tham quan vào những ngày đầu năm vì không chỉ linh thiêng, mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Chị Nguyễn Thị Thúy Phượng (thứ 2 từ phải qua) cùng gia đình đi viếng chùa tại núi Chứa Chan. Ảnh: N.Hoàng Những ngày đầu năm, hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về...

Vào mùa lễ hội – Báo Đồng Nai điện tử

Mùa lễ hội năm 2025 ở Đồng Nai đã và đang diễn ra rộn ràng với đa dạng hoạt động văn hóa, vừa tạo điều kiện để người dân vui xuân, vừa là cơ hội để quảng bá bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất hơn 325 năm hình thành và phát triển. Hoạt động diễu hành và biểu diễn văn nghệ trên đường phố trong Lễ hội chùa Ông, thành phố Biên Hòa được người dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất