Powered by Techcity

Kỳ diệu Thổ lâu Phúc Kiến

Thổ lâu (Tulou) là một kiến trúc nhà đặc biệt cho đến nay mới chỉ phát hiện được tại Trung Quốc, cụ thể hơn là ở vùng núi phía Tây Nam tỉnh Phúc Kiến. Từ lúc quần thể nhà độc đáo này xuất hiện làm bối cảnh cho bộ phim Hoa Mộc Lan (Mulan) năm 2020 do “thần tiên tỉ tỉ” Lưu Diệc Phi thủ vai thì dân tình kéo đến du lịch rần rần.





Du khách nhộn nhịp tham quan thổ lâu
Du khách nhộn nhịp tham quan thổ lâu

Tất nhiên, nàng Hoa Mộc Lan thuở xa xưa không thật sự sống ở nơi này, bởi theo truyền thuyết nàng sống vào thời Nam – Bắc triều (386-534), còn tòa thổ lâu được ghi nhận cổ nhất là Thổ lâu Dụ Xương được xây dựng năm 1308, 2 thời đại chênh nhau xấp xỉ cả ngàn năm.

* Trí tuệ người xưa

Theo thống kê, có khoảng 3 ngàn dãy nhà được công nhận là Thổ lâu Phúc Kiến, trong đó có 46 dãy nhà hết sức đặc trưng được công nhận di sản văn hóa, tập trung chủ yếu ở Nam Tĩnh và Vĩnh Định. Điểm đến của chúng tôi là thổ lâu ở H.Nam Tĩnh, thuộc TP.Chương Châu. Vừa qua TT.Thư Dương, cảnh quan liền chuyển sang một phong vị khác: không còn phố xá tấp nập mà cả một vùng bán sơn địa hữu tình mở ra trước mắt với những vườn trà trồng như ruộng bậc thang dọc theo sườn núi, thỉnh thoảng xa xa trên một đỉnh núi cheo leo là tòa thổ lâu vừa vững vàng vừa đơn độc, kiên cường. Đường vào làng cũng như một bài thơ với những vườn bí, mướp xanh ngắt, thẳng tắp trên giàn, suối nước chảy róc rách trên nền những đỉnh núi xa mờ.

Đón du khách ở cổng làng là cô hướng dẫn viên Bao Tiểu Linh (Pao Xiăo Líng), mọi người đều gọi cô là Bao mei mei (muội muội, tức em gái). Cô Bao cũng là người Khách Gia (Hakka, ở Việt Nam còn gọi là người Hẹ) – dân tộc đã kiến thiết nên những thổ lâu độc đáo này. Bao mei mei cho biết có diện tích lớn nhất là thổ lâu ở Vĩnh Định với chiều ngang lên đến 73m, chiều cao 15m, được mệnh danh là “thổ lâu vua”, cũng chính là nơi làm bối cảnh cho bộ phim Mulan, tuy nhiên thổ lâu Nam Tĩnh cũng có diện tích xấp xỉ và độc đáo không kém.




Dù ngày nay các thổ lâu đều có điện và nước sạch, nhưng so với lối sinh hoạt hiện đại thì sống trong thổ lâu vẫn khá bất tiện, đây là đặc điểm chung của những ngôi nhà cổ. Vì thế ngày nay thế hệ trẻ không còn gắn bó nhiều với những tòa thổ lâu xưa cũ, một số đã chuyển ra bên ngoài sinh sống. Thế nhưng cô Bao cho biết vẫn còn hơn 80 hộ với gần 600 người đang sinh sống trong tòa thổ lâu Nam Tĩnh, và giá của một căn hộ nơi đây không hề rẻ so với căn hộ chung cư thông thường, lên đến gần 2 triệu nhân dân tệ, tính ra tiền Việt khoảng 5,4 tỷ đồng.

Thổ lâu phổ biến có 2 loại, hình vuông và hình tròn, nghe nói thổ lâu Điền Loa Khanh còn có hình bầu dục. Được xây dựng từ các vật liệu là đá tảng, đất sét, trứng gà, gạo nếp và thêm những chất liệu kết dính bí mật nào đó của người Khách Gia, bên trong cũng được gia cố thêm tre gỗ, tường của những ngôi thổ lâu Nam Tĩnh bền chắc đáng kinh ngạc. Sau hơn 600 năm xây dựng, trải qua biết bao mưa nắng, biến cố, những bức tường dày đến 2m của thổ lâu vẫn nguyên vẹn, không hề có dấu hiệu rạn nứt hay hư hỏng. Cô Bao kể, năm 1943 trong giai đoạn quân dân Trung Quốc kháng chiến chống phát xít Nhật, một nhóm nông dân khởi nghĩa ở Vĩnh Định đã sử dụng một thổ lâu chống lại sự tấn công của địch. Quân đội Nhật tập trung đến 19 khẩu đại bác bắn phá thổ lâu, nhưng kiến trúc đặc biệt này vẫn đứng vững, chỉ bị một vài vết mẻ ở lớp tường bảo vệ bên ngoài.

Nếu nói về công năng phòng thủ, thiết kế của thổ lâu Phúc Kiến quả đã biến ngôi nhà ở thành một pháo đài thực thụ. Ngoài vòng tường kiên cố, thổ lâu chỉ có một lối ra vào duy nhất với cánh cửa bằng đá hẹp hoặc gỗ dày gia cố thêm sắt thép, các tầng trệt không hề có cửa sổ (từ tầng 3 trở lên mới có), phía trên cùng còn có những lỗ châu mai để ngắm bắn nên kẻ địch hay trộm cướp lọt vào, người trong nhà chỉ cần “đóng cửa đánh chó” là hết đường chạy. Nhờ kiến trúc đặc biệt này, người Khách Gia đã tự bảo vệ mình trong những thời điểm chiến tranh loạn lạc, thổ phỉ cướp bóc như rươi vào cuối đời nhà Minh, nhà Thanh và những cuộc chiến sau này. Không những thế, các nghiên cứu khoa học hiện nay còn bất ngờ cho thấy kiến trúc thổ lâu có thể chống lại động đất, trình độ của người Khách Gia xa xưa thật đáng khâm phục.

Bên trong thổ lâu là những gian nhà gỗ trông như các căn hộ chung cư, mỗi gian có cầu thang gỗ lên các tầng trên, có khoảng 3-5 tầng. Các gian ở tầng dưới dùng để chứa lương thực, sinh hoạt của các hộ bắt đầu từ tầng 2, riêng các thổ lâu có kinh doanh du lịch thì hầu như toàn bộ các gian dưới đều thành nơi bán hàng. Vì nhà bằng gỗ nên bếp nấu đều được đặt ở hành lang bên dưới. Chính giữa thổ lâu là khoảng sân chung, thường đặt gian nhà thờ chung, hai bên là 2 giếng nước để lấy nước sinh hoạt và phòng hỏa hoạn. Nóc các thổ lâu đều lợp ngói, toát lên vẻ cổ xưa. Những khung cửa sổ gỗ ở tầng cao trông xa như những con mắt của tòa nhà.

* Bình yên làng cổ

Đến chiêm ngưỡng thổ lâu mà bỏ qua ngôi làng cổ của người Khách Gia thì sẽ rất đáng tiếc. Theo cô Bao, tổ tiên dân tộc Khách Gia xa xưa vốn sống ở khu vực phía Bắc, vì chiến tranh, loạn lạc mà di cư dần xuống phía Nam. Vốn bản tính hiền lành, nhường nhịn nên người Khách Gia bị đẩy ra khỏi những vùng đất màu mỡ, phải dạt đến các vùng trung du và miền núi đất đai cằn cỗi. Làng của người Khách Gia thường chọn cạnh nguồn nước, suốt hàng trăm năm họ sống đơn giản theo lối tự cấp tự túc, đoàn kết gắn bó với nhau không phân biệt địa vị, giàu nghèo.









Ngôi làng trữ tình của người dân tộc Khách Gia
Ngôi làng trữ tình của người dân tộc Khách Gia

Ngôi làng chúng tôi đến có cái tên rất nên thơ là Vân Thủy Dao. Làng nằm cạnh một con suối trong vắt, chắc vì vậy nên tên làng có chữ Thủy (nước). Dọc bờ suối là những hàng cổ thụ hàng trăm năm tuổi nửa soi bóng nước nửa che mát cho khách bộ hành. Vùng Phúc Kiến vốn là “xứ đá”, đá được khai thác làm nhà, hàng rào, lót đường nên nơi này cũng không ngoại lệ. Đường lớn, lối nhỏ, các bậc thang lên xuống… đâu đâu cũng thấy bóng dáng đá, những viên đá đỡ bước chân người hàng trăm năm qua. Vân Thủy Dao ngoài cây cầu đá “truyền thống” bắc qua suối, còn có những chiếc cầu “không tay vịn” là những phiến đá chữ nhật đặt cao hơn lòng suối, nhìn thật lãng mạn.

Cô Bao cho biết, những năm gần đây nhờ Nhà nước đầu tư làm đường, đưa lưới điện về làng cộng thêm công tác quảng bá nên du lịch ở đây phát triển mạnh mẽ, từ đó đời sống người dân cũng khấm khá hơn. Những ngôi nhà mới tiện nghi dần xuất hiện thay thế cho nhà cũ nát, thế hệ trẻ cũng không còn thích lối sống “tam đại đồng đường” cả thị tộc cùng chung đụng như trước kia nên những ngôi nhà nhỏ cho các gia đình trẻ cũng mọc lên ngày càng nhiều. Nhưng dù xây mới, phần lớn người dân vẫn thích giữ lại kiểu kiến trúc độc đáo của dân tộc, vì thế những “thổ lâu” hiện đại ra đời, vẫn có hình vuông, tròn hoặc chữ nhật, khép kín chỉ có một cổng ra vào, sử dụng vật liệu đá, xi măng hoặc cũng có bằng đất như tổ tiên, những khung cửa sổ gỗ thay thế bằng nhôm kính để tiện lắp máy điều hòa. Hầu như nhà nào cũng có khoảnh vườn trồng rau, đây đó những bầy gà tròn núc ních thơ thẩn kiếm ăn. Cả ngôi làng như cách xa phố thị ngoài kia hàng vạn dặm, làm lòng người đến chợt lắng lại, bình yên đến lạ.     

                Hà Lam

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Hợp tác chia sẻ kinh nghiệm hoạt động về xây dựng tòa soạn điện tử

Tại buổi làm việc, nhà báo Đào Văn Tuấn, Tổng biên tập Báo Đồng Nai đã thông tin sơ lược về tổ chức bộ máy, tình hình hoạt động, quy trình tổ chức nghiệp vụ của Báo Đồng Nai. Cùng với thường xuyên nâng cao chất lượng nội dung, hình thức báo in, Báo Đồng Nai tiếp tục đẩy mạnh phát triển báo điện tử trong việc sản xuất các sản phẩm báo chí đa phương tiện như truyền hình...

Giải bóng đá nhi đồng Cúp Báo Đồng Nai hứa hẹn hấp dẫn

Ngày 2.8, Báo Đồng Nai phối hợp với Sở GD-ĐT, Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo giới thiệu về giải bóng đá nhi đồng Cúp Báo Đồng Nai lần thứ 20. Giải bóng đá nhi đồng lần thứ 20 (năm 2024) sẽ diễn ra từ ngày 8.8 – 14.8 Phát biểu tại buổi họp báo, ông Đào Văn Tuấn, Tổng biên tập Báo Đồng Nai cho biết đây là giải bóng đá truyền thống cấp tỉnh, có sức thu hút cao trong...

Ngập cục bộ trên đường chuyên dùng vào cụm mỏ đá Tân Cang

(ĐN) - Chiều 14-8, do cơn mưa kéo dài, một phần đường chuyên dùng vào cụm mỏ đá Tân Cang, thuộc P.Phước Tân (TP.Biên Hòa) xuất hiện tình trạng ngập cục bộ. Các phương tiện qua lại khó khăn khi đường chuyên dùng vào cụm mỏ đá Tân Cang bị ngập. Ảnh: CTV Theo một số tài xế lưu thông trên tuyến đường này, đoạn đường ngập dài khoảng 300m (từ trạm thu phí trên đường chuyên dùng ra quốc lộ 51)...

Dạo quanh thị trường 15-8-2023

  Hôm nay 15-8, giá heo hơi của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP – Chi nhánh 2 tại Đồng Nai, giảm 1.000 đồng/kg (từ 58.500 xuống 57.500). Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới bắt đầu hồi phục, tăng nhẹ. Trong khi đó, giá vàng trong nước đứng ở mức cao. Giá vàng miếng tại Biên Hòa cũng tăng 100 ngàn đồng/lượng cả chiều mua vào và bán ra. Mua vào 67,000 triệu đồng/lượng, bán ra...

Đình chỉ hoạt động cơ sở nha khoa không có giấy phép

(ĐN) - Chiều 14-8, UBND TP.Biên Hòa, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đồng thời đình chỉ hoạt động đối với cơ sở Nha khoa SUN (đường Đồng Khởi, P.Tân Phong, TP.Biên Hòa), vì không có giấy phép hoạt động theo quy định. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đồng thời đình chỉ hoạt động đối với cơ sở Nha khoa SUN Cụ thể, UBND TP.Biên Hòa ban hành quyết định xử phạt vi...

Cùng tác giả

Chờ đợi khơi thông các dự án BT

Ngày 19-9, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tổ chức Hội nghị Hoàn thiện cơ chế thực hiện loại hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Mục tiêu là để nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hiện các hợp đồng BT. Đồng thời, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án BT chuyển tiếp trong Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch năm 2017,...

Đánh giá kết quả thực hiện đề tài về nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn tỉnh

(ĐN)- Chiều 19-9, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Huỳnh Thanh Bình chủ trì Hội đồng đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện đề tài Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Huỳnh Thanh Bình chủ trì hội đồng. Ảnh: Bảo Lộc Tham dự có Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sốngDù đã được cảnh báo nhiều, nhưng mới đây, tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô lại tiếp nhận điều trị các ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Nhiễm liên cầu khuẩn lợn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống Phần lớn, các ca nhiễm bệnh đều liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các thức ăn được chế...

[Cập nhật đến 17h ngày 19-9] Danh sách các nhà hảo tâm đóng góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão...

Danh sách các nhà hảo tâm đóng góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 Tính đến 17h ngày 19-9, Báo Đồng Nai đã tiếp nhận được hơn 445,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 từ các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Riêng trong hôm nay, Báo đã tiếp nhận 27 triệu đồng, trong đó có số tiền hỗ trợ...

Bình Dương chuẩn bị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030

Quy hoạch giải quyết triệt để những tồn tại của quy hoạch trước Thông tin về quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Phạm Trọng Nhân, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết: “Do nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan mà công tác lập quy hoạch có chậm so với tiến độ chung của cả nước”.  Ông Phạm Trọng Nhân, Giám đốc Sở Kế hoạch và...

Cùng chuyên mục

Nhiều di tích xuống cấp, chờ trùng tu, tôn tạo

Các di tích lịch sử, văn hóa giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng, dân tộc. Các em học sinh tham quan Di tích khảo cổ Long Hưng, thành phố Biên Hòa. Ảnh: L.Na Tại Đồng Nai, việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích đã và đang được các ngành, các cấp quan tâm, song hiện vẫn còn nhiều di tích đang xuống cấp, hư hỏng cần được trùng...

Nhiều chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) vừa phối hợp với các đơn vị nghệ thuật của bộ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra. Theo đó, các đơn vị nghệ thuật của bộ sẽ thực hiện các buổi biểu diễn từ ngày 15 đến 20-9. Cụ thể, dàn nhạc giao hưởng Việt...

Kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 âm lịch): Tri ân Tổ nghề sân khấu

Ngày Sân khấu Việt Nam năm nay trùng với thời điểm cả nước đang chung tay chia sẻ với đồng bào miền Bắc khắc phụ hậu quả cơn bão số 3. Các nghệ sĩ dâng hương, tỏ lòng biết ơn đến Tổ nghiệp sân khấu tại thành phố Biên Hòa năm 2024. Ảnh: L.Na Những buổi gặp mặt của nghệ sĩ, diễn viên trên địa bàn tỉnh trong dịp này còn có thêm chương trình phát động ủng hộ đồng...

Di tích Đài kỷ niệm ở thành phố Biên Hòa

Đài kỷ niệm hay còn gọi là Đài Chiến sĩ (trận vong), nằm ở vị trí trung tâm, đối diện Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai và Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức, giữa hai con đường lớn là 30-4 và Nguyễn Ái Quốc thuộc phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa. Đài Chiến sĩ được chính quyền thuộc địa Pháp xây dựng sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918)...

Một người thơ bên dòng sông Đồng Nai

Có một người thơ vốn đã đi qua nhiều vùng đất, nếm trải qua những dòng sông để chắt lọc cho mình chất sống, chất thơ. Cái duyên của dòng sông Đồng Nai và hồn thơ Nguyễn Thành Tuấn đã giúp tạo nên nhiều thi phẩm mới.   Làng quê và những dặm đường Nguyễn Thành Tuấn, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, còn có bút danh Hiến Văn, sinh năm 1965. Ông nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Phố...

Cuộc thi sáng tác Chân dung người chiến sĩ Đồng Nai

(ĐN) - Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai đã phát động Cuộc thi sáng tác với chủ đề Chân dung người chiến sĩ Đồng Nai. Một tác phẩm về người lính tham gia Hội thi ảnh chủ đề lực lượng vũ trang Đồng Nai do Trung tâm Văn hóa điện ảnh Đồng Nai tổ chức. Ảnh: TTVH-ĐA Theo đó, tất cả công dân trên địa bàn tỉnh đều có thể tham gia, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, dân...

Nguyễn Thế Dương lái môtô chụp ảnh đẹp quê hương

Nguyễn Thế Dương là photo biker (người đam mê đi phượt bằng môtô để chụp ảnh, quay hình) sở hữu nhiều tư liệu hình ảnh quảng bá nét đẹp quê hương trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.   Ảnh tại chùa Som Rong (Sóc Trăng) “Đường sá hiện tại trên cả nước đều đang được mở rộng, nâng cấp, việc đi lại ngày càng an toàn hơn, bạn có thể dễ dàng tìm đến những điểm đến lạ, đẹp để...

Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong thời gian báo động lũ

(ĐN) - Ngày 11-9, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã ban hành văn bản thông báo Lệnh báo động lũ và báo cáo khắc phục hậu quả do bão số 3 gửi đến các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu tại huyện Long Thành năm 2024 phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Ảnh: CTV Theo đó, Bộ yêu cầu thủ trưởng các...

Hơn 250 nghệ sĩ tham gia Lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu năm 2024

(ĐN) - Tối 11-9, tại Trung tâm hội nghị Eros Palace đã diễn ra Lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu năm 2024. Các nghệ sĩ dâng hương, tỏ lòng biết ơn đến Tổ nghiệp sân khấu. Ảnh: Ly Na Hơn 250 nghệ sĩ đến từ Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã tham gia. Lễ giỗ được tổ chức trang nghiêm, các nghệ sĩ cùng nhau dâng hương để tỏ lòng biết ơn đến Tổ nghiệp;...

Học sinh Đồng Nai làm lồng đèn, cosplay thời trang về Tết Trung thu

Mặc dù mới chính thức bước vào năm học mới 2024-2025 chưa đầy 1 tuần nhưng nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động phong trào, văn hóa, văn nghệ. Đặc biệt, dù không có nhiều thời gian chuẩn bị nhưng các trường đã lên kế hoạch tổ chức các chương trình trung thu như: hội thi làm lồng đèn, biểu diễn thời trang tái chế cosplay chủ đề trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất