Powered by Techcity

Giá trị đa diện của bảo vật đàn đá Bình Đa

Ngày 19-5-2023, Đồng Nai tổ chức lễ công bố Bộ sưu tập đàn đá Bình Đa được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30-1-2023. Ngay sau lễ công bố, Báo Đồng Nai cùng nhiều trang báo khác đã đưa tin, được bạn đọc quan tâm. Có câu hỏi: Bộ sưu tập đàn đá Bình Đa có giá trị gì mà được công nhận bảo vật quốc gia? Về câu hỏi này, cần có lời giải đáp ở góc nhìn khoa học văn hóa.





Một số thanh - mảnh trong bộ sưu tập đàn đá Bình Đa hiện lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai vừa được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: VĨNH HUY
Một số thanh – mảnh trong bộ sưu tập đàn đá Bình Đa hiện lưu giữ tại Bảo tàng Đồng Nai vừa được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: VĨNH HUY

Bộ sưu tập đàn đá Bình Đa là bảo vật quốc gia thứ ba ở Đồng Nai được công nhận vì đạt chuẩn quốc gia ở giá trị đa diện của nó.

Trước hết, theo hồ sơ khoa học đã được nhiều báo đài đưa tin, bộ sưu tập gồm 51 hiện vật, trong đó có 5 thanh nguyên và 46 đoạn, mảnh; được giám định niên đại 3.080 ± 50 năm trước Công nguyên; được các nhà khoa học khảo cổ phát hiện, xác định bộ sưu tập này là sản phẩm bản địa, độc bản, có tuổi thuộc hàng cổ nhất thế giới; có giá trị tiêu biểu và kỹ thuật chế tác độc đáo trong gia đình đàn đá Việt Nam.




Hy vọng đến lúc nào đó, chúng ta sẽ nghe âm vang đúng nhạc điệu của đàn đá Bình Đa (không phải do ngụy tác).

Ngoài giá trị ghi ở hồ sơ khoa học, bộ sưu tập đàn đá Bình Đa còn có nhiều giá trị khác, giúp người ta trả lời câu hỏi: Trước cột mốc lịch sử khai hoang của người Việt từ thế kỷ XVII, vùng đất Đồng Nai – Nam bộ đã như thế nào; chủ nhân văn hóa là ai? Diện mạo các tộc người chủ nhân văn hóa  ở vùng đất Đồng Nai – Nam bộ chưa xác định cụ thể nhưng đàn đá Bình Đa đã góp phần minh chứng người xưa đã sinh sống ở vùng đất này từ thời tiền – sơ sử cách đây hơn 3 ngàn năm, trải qua các nền văn minh đồ đá đến kim khí, phát triển liền mạch với trình độ chế tác cao. Đàn đá Bình Đa là vật chứng tiêu biểu cho văn mình thời đồ đá.

Theo tài liệu của cố PGS-TS Phạm Đức Mạnh, các kết quả nghiên cứu khảo cổ đều chứng minh đàn đá Bình Đa là hiện vật “biết nói” về thời đồ đá cũ – mới ở địa bàn Đông Nam bộ.

Văn minh thời đồ đá cũ – đá mới nối với sơ kỳ đồ sắt được các nhà khảo cổ phát hiện ở nhiều nơi; xác định nhiều điều như: Công cụ Acheul (ở Xuân Lộc, Đồi 275 Hàng Gòn, Núi Đất, núi Cẩm Tiên); các loại rìu tay (Dầu Giây, Bình Lộc, Suối Đá, Gia Tân); thậm chí có cả di vật rìu tay bằng đá cuội basalte (ở ven sông Đồng Nai) tương tự rìu tay Abbeville ở Núi Đọ Thanh Hóa với niên đại sớm 60 vạn năm trước Công nguyên; đặc biệt là di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn với niên đại theo C14 là 2670 đến 2220 ± 40 trước Công nguyên.

Hơn một vạn tiêu bản các loại tìm được ở 14 di chỉ trên địa bàn Đồng Nai – Đông Nam bộ đã được các nhà khảo cổ phân tích đặc điểm, định niên đại, xác định giá trị khoa học, giúp hình dung về chủ nhân văn minh thời đồ đá cũ – đá mới với trình độ chế tác kỹ thuật cao trong môi trường xưởng và công xưởng đá lớn. Đó là nguồn tư liệu quý, là bằng chứng về sự có mặt của con người từ viễn cổ, quan hệ mật thiết với các nền văn minh đồng đại ở Đông Nam Á hải đảo; cho phép nghĩ rằng chủ nhân văn hóa Đồng Nai đã an cư gần như ở toàn bộ vùng bán bình nguyên và châu thổ Đông Nam bộ, có sự phân công lao động và phân vùng sinh sống trên cơ sở nền nông nghiệp nương rẫy, có sự giao lưu nội – ngoại vùng.

Di vật thời đá cũ – đá mới phần lớn là công cụ sản xuất (5.296 tiêu bản) cho phép hình dung về đời sống và trình độ sản xuất của người tiền sử – sơ sử.

Bộ di vật vũ khí bằng đá chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng (3,1% với 311 tiêu bản) chứng minh trình độ tổ chức và năng lực tự vệ của người xưa.

Vượt lên công cụ sản xuất và vũ khí, nhiều bộ di vật thể hiện nhận thức, mỹ cảm, nghệ thuật và tín ngưỡng của con người thời ấy như: các bộ trang sức, các thẻ đeo bằng đá cuội, các tượng đá về chim, thú; đặc biệt là bộ sưu tập hơn 60 thanh – đoạn đàn đá tìm được ở Bình Đa, Gò Me, Lộc Ninh. Trong đó, bộ sưu tập đàn đá Bình Đa có giá trị tiêu biểu nhất về nhiều mặt vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.

Bộ sưu tập đàn đá Bình Đa thuộc dạng được phát hiện sớm, được mệnh danh là “N’Dut Lieng Krak – Bình Đa”. Khi khai quật sưu tập năm 1979, có người còn hoài nghi về “nhạc tính” của nó, cho rằng đó chỉ là bộ thanh đá (đá sừng) được bố trí dùng sức nước tạo âm thanh để đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng.

Đến khi phát hiện các bộ đàn đá tiếp theo ở Lộc Khánh (Lộc Ninh, năm 1989), các nhạc sĩ Lưu Hữu Chí, Vũ Hồng Thịnh chú tâm nghiên cứu “độ vang trong” của các thanh đá tương ứng với các nốt nhạc, so sánh thấy đồng dạng với âm thanh của đá Bình Đa, làm dịu sự hoài nghi về nhạc tính của bộ các thanh đá Bình Đa. Đến năm 1996, thêm sự xuất hiện của bộ đàn đá Lộc Hòa (Lộc Ninh). Kết quả nghiên cứu của các nhạc sĩ được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận.

Theo kết quả phân tích thạch học của Nguyễn Thanh Châu và Dương Thanh Hiệt (năm 1980), loại đá phiến đốm Bình Đa có kiến trúc hạt vảy biến đổi, có nhiều đặc tính chung cho các bộ đàn đá tìm thấy ở Đông Nam bộ. Về cơ bản, các thanh đá đều được chế tác từ loại đá sừng màu xám đen, cỡ hạt từ mịn đến rất mịn. Các thanh đá thường có cấu tạo hình dáng khá ổn định. Thông thường, chúng đều có hai đầu dày và hơi loe rộng. Ở dọc rìa thân di vật, hai rìa thường được gia công nhiều nhất, chủ yếu bằng những nhát ghè đẽo chỉnh hướng tâm xếp lớp và liên tiếp nhau, ở cả hai mặt, tạo rìa vát khá mỏng, có nhiều đường cong lõm hơi thắt eo ở giữa (hoặc gần giữa) thanh đá. Trong mỗi cụm, các thanh đá đều được phối trí từ thanh dài nhất đến thanh ngắn nhất.

Khi diễn tấu, gõ lên từng thanh trong cụm bằng chày gỗ nhỏ (hoặc bằng trục sắt nhỏ), sẽ nghe chuỗi âm thanh rất trong và vang với các cung bậc khác nhau. Ấy là nhạc, nhưng vẫn chưa rõ đặc tính cụ thể. Các công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kỹ thuật phát thanh truyền hình tại TP.HCM và Tổng cục Kỹ thuật Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn đang tiếp tục. Có nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ đã biểu diễn đàn đá theo cảm nhận của mình.

Vậy nên, giá trị của bảo vật bộ sưu tập đàn đá Bình Đa không phải biểu hiện của riêng nó mà còn đại diện cho các bộ đàn đá đã sưu tập được ở địa bàn các tỉnh miền Đông.

Bảo vật này vừa mang tính đặc trưng, vừa mang tính đại diện. Tuy nhiên, giá trị được nhận diện mới chỉ ở phương diện vật thể. Còn đang chờ đợi các công trình nghiên cứu để xác định giá trị chân thực của âm nhạc.

Huỳnh Văn Tới

.

Nguồn

Cùng chủ đề

Báo Đồng Nai trao 100 suất học bổng ‘Vượt khó vì tương lai’ đến với học sinh nghèo

Phát biểu tại lễ trao học bổng VKVTL lần thứ 22, Tổng biên tập Báo Đồng Nai Đào Văn Tuấn bày tỏ niềm vui và xúc động khi Chương trình học bổng VKVTL của báo tiếp tục được duy trì, qua đó đã có thêm nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bị bệnh hiểm nghèo được tiếp sức đến trường, thắp sáng tương lai ở phía trước. Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn...

Hợp tác chia sẻ kinh nghiệm hoạt động về xây dựng tòa soạn điện tử

Tại buổi làm việc, nhà báo Đào Văn Tuấn, Tổng biên tập Báo Đồng Nai đã thông tin sơ lược về tổ chức bộ máy, tình hình hoạt động, quy trình tổ chức nghiệp vụ của Báo Đồng Nai. Cùng với thường xuyên nâng cao chất lượng nội dung, hình thức báo in, Báo Đồng Nai tiếp tục đẩy mạnh phát triển báo điện tử trong việc sản xuất các sản phẩm báo chí đa phương tiện như truyền hình...

Giải bóng đá nhi đồng Cúp Báo Đồng Nai hứa hẹn hấp dẫn

Ngày 2.8, Báo Đồng Nai phối hợp với Sở GD-ĐT, Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo giới thiệu về giải bóng đá nhi đồng Cúp Báo Đồng Nai lần thứ 20. Giải bóng đá nhi đồng lần thứ 20 (năm 2024) sẽ diễn ra từ ngày 8.8 – 14.8 Phát biểu tại buổi họp báo, ông Đào Văn Tuấn, Tổng biên tập Báo Đồng Nai cho biết đây là giải bóng đá truyền thống cấp tỉnh, có sức thu hút cao trong...

Ngập cục bộ trên đường chuyên dùng vào cụm mỏ đá Tân Cang

(ĐN) - Chiều 14-8, do cơn mưa kéo dài, một phần đường chuyên dùng vào cụm mỏ đá Tân Cang, thuộc P.Phước Tân (TP.Biên Hòa) xuất hiện tình trạng ngập cục bộ. Các phương tiện qua lại khó khăn khi đường chuyên dùng vào cụm mỏ đá Tân Cang bị ngập. Ảnh: CTV Theo một số tài xế lưu thông trên tuyến đường này, đoạn đường ngập dài khoảng 300m (từ trạm thu phí trên đường chuyên dùng ra quốc lộ 51)...

Dạo quanh thị trường 15-8-2023

  Hôm nay 15-8, giá heo hơi của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP – Chi nhánh 2 tại Đồng Nai, giảm 1.000 đồng/kg (từ 58.500 xuống 57.500). Giá vàng hôm nay trên thị trường thế giới bắt đầu hồi phục, tăng nhẹ. Trong khi đó, giá vàng trong nước đứng ở mức cao. Giá vàng miếng tại Biên Hòa cũng tăng 100 ngàn đồng/lượng cả chiều mua vào và bán ra. Mua vào 67,000 triệu đồng/lượng, bán ra...

Cùng tác giả

Xây dựng lộ trình cho xe buýt sử dụng năng lượng xanh

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình xây dựng quy định về lộ trình thực hiện chuyển đổi và chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố. Dự tính đến năm 2030, toàn bộ phương tiện xe buýt hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ sử dụng điện, năng lượng xanh. Sở Giao thông vận...

Rộn ràng Ngày Thơ – Ngày Văn nghệ sĩ Đồng Nai 2025

Tết Nguyên tiêu năm nay, trên địa bàn Đồng Nai diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi hưởng ứng Ngày Thơ - Ngày Văn nghệ sĩ Đồng Nai năm 2025. Văn nghệ sĩ Đồng Nai biểu diễn, phục vụ các tầng lớp nhân dân nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Ảnh: L.Na Với chủ đề Tổ quốc bay lên, Ngày Thơ - Ngày Văn nghệ sĩ Đồng Nai là dịp để những người yêu thơ gặp mặt, giao lưu, truyền...

Du lịch ven hồ Trị An hấp dẫn nhà đầu tư

Sau một năm thông báo mời gọi đầu tư các dự án du lịch, đến nay, Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai (Khu Bảo tồn) đã thu hút được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm và nộp hồ sơ đăng ký đầu tư. Cảnh đẹp khu vực hồ Thủy điện Trị An. Ảnh: N.Liên Trong số các địa điểm, tuyến du lịch mà doanh nghiệp quan tâm, khu vực ven hồ Trị An được các nhà...

Điểm tin ‘5 phút biết hết’ sáng 11-2: Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành...

(ĐN)- Những thông tin đáng chú ý như: Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành cho 4,8 ngàn lao động Đồng Nai; Gần 50 ngàn lượt người tham gia Lễ hội chùa Ông năm 2025; Khởi tố Chủ tịch UBND huyện Long Thành... * Hơn 121 tỷ đồng đào tạo, hỗ trợ tìm việc làm tại Sân bay Long Thành cho 4,8 ngàn lao động Đồng Nai Đồng Nai phê duyệt Đề...

Giá heo hơi tiếp tục giữ đà tăng sau Tết

Theo các trang trại chăn nuôi heo trên địa bàn Đồng Nai, ngay sau Tết Nguyên đán 2025, giá heo hơi tiếp tục giữ đà tăng so với cao điểm tiêu thụ Tết. Cụ thể, giá heo hơi hiện nay bán ra thị trường dao động từ 68-70 ngàn đồng/kg, các trại nuôi quy mô lớn, heo đẹp có giá bán đến 72 ngàn đồng/kg, tăng từ 2-3 ngàn đồng/kg so với cao điểm tiêu thụ Tết. Ghi nhận sức...

Cùng chuyên mục

Rộn ràng Ngày Thơ – Ngày Văn nghệ sĩ Đồng Nai 2025

Tết Nguyên tiêu năm nay, trên địa bàn Đồng Nai diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi hưởng ứng Ngày Thơ - Ngày Văn nghệ sĩ Đồng Nai năm 2025. Văn nghệ sĩ Đồng Nai biểu diễn, phục vụ các tầng lớp nhân dân nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Ảnh: L.Na Với chủ đề Tổ quốc bay lên, Ngày Thơ - Ngày Văn nghệ sĩ Đồng Nai là dịp để những người yêu thơ gặp mặt, giao lưu, truyền...

[Chùm ảnh] Hoa đăng lung linh, huyền ảo trên sông Đồng Nai trong ngày kết Lễ hội chùa Ông

Tối 10-2 (nhằm 13 tháng Giêng), Lễ hội chùa Ông khép lại với nghi thức thả hoa đăng trên sông Đồng Nai. Đây là một trong những nghi thức không thể thiếu mỗi dịp lễ hội. Hàng ngàn hoa đăng đã được thả theo dòng Đồng Nai, mang theo những lời nguyện ước quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhà nhà hạnh phúc... Như thường lệ, thả hoa đăng là một trong những nghi thức thu hút rất đông...

Gần 50 ngàn lượt người tham gia Lễ hội chùa Ông năm 2025

(ĐN) - Quyền Trưởng ban Trị sự Thất phủ Cổ miếu Huỳnh Hữu Nghĩa cho biết, trong 6 ngày (từ 5 đến 10-2), Lễ hội chùa Ông năm 2025 đã thu hút gần 50 ngàn lượt người đến tham quan, chiêm bái. Biểu diễn nghệ thuật trong Lễ hội chùa Ông năm 2025. Ảnh: My Ny Năm nay, lễ hội không thực hiện nghi thức nghinh thần trên sông Đồng Nai. Lễ nghinh thần được thực hiện qua nhiều tuyến đường của thành phố Biên...

Gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ Xuân Ất Tỵ năm 2025

Sáng 7/02, tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh, Tỉnh ủy đã tổ chức gặp mặt đại biểu trí thức, văn nghệ sĩ Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tham dự buổi gặp mặt có gần 300 đại biểu đại diện cho đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và báo chí truyền thông của tỉnh. Nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai biểu diễn nghệ thuật tại buổi gặp mặt đại biểu trí thức,...

Khai mạc Lễ hội chùa Ông năm 2025

Tối 7/2 (tức mồng 10 tháng Giêng), tại phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã diễn ra khai mạc Lễ hội chùa Ông lần thứ 10 năm 2025. Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa cùng đông đảo người dân, du khách tham dự. Các đại biểu đã cùng dâng hương khai hội ​Tại Lễ khai mạc, các đại biểu đã cùng dâng hương khai hội, tham gia đóng góp quỹ vì người nghèo. Toàn bộ số tiền quyên...

Văn nghệ sĩ tuổi Tỵ và ước vọng đầu Xuân

Mùa xuân mới đã về tràn ngập trong không khí vui tươi, phấn khởi. Đây cũng là thời điểm càng trở nên ý nghĩa hơn với văn nghệ sĩ, nhất là những người tuổi Tỵ. Nhà thơ Minh Hạ (bìa phải) đi thực tế sáng tác, tìm hiểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Thống Nhất. Ảnh: L.Na Họ luôn xem năm tuổi là năm mang đến những nguồn năng lượng mới để sáng tác thêm nhiều...

Khởi nghiệp với mô hình trồng rau khí canh

Từ một giáo viên giảng dạy tin học, sau thời gian nghỉ việc vì điều kiện hoàn cảnh, chị Trần Thị Tuyết Mai (ngụ ấp Lê Lợi 2, xã Quang Trung, huyện Thống Nhất) đã khởi nghiệp bằng mô hình trồng rau khí canh với hy vọng đem lại nguồn rau sạch đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và cộng đồng. Chị Trần Thị Tuyết Mai chăm chút cho từng trụ rau. Ảnh: N.Sơn Ngã rẽ… Vốn đam mê...

Khai mạc Lễ hội chùa Ông lần thứ 10 năm 2025

(ĐN) - Tối 7-2 (mùng 10 tháng Giêng), Ban Trị sự Thất phủ Cổ miếu, phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa đã tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Ông lần thứ 10 năm 2025. Phó chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Hà trao hoa cho Ban tổ chức Lễ hội chùa Ông năm 2025. Ảnh: Ly Na Đến dự lễ có: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Minh Dũng; Ủy viên Ban Thường...

Tăng cường tuyên truyền, phát huy giá trị di tích trong đời sống văn hóa

(ĐN)- Sáng 5-2, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã đến dâng hương Đền thờ Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo) tại huyện Long Thành và thành phố Biên Hòa. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng thăm hỏi, trò chuyện với Ban trị sự Đền thờ Đức thánh Trần (thành phố Biên Hòa). Ảnh: CTV Tại đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh đã thăm hỏi và chúc mừng năm mới đến Ban trị sự đền thờ. Đồng thời nghe...

Chùa Gia Lào, núi Chứa Chan đón hơn 30 ngàn người chiêm bái dịp Tết

(ĐN)- Chùa Gia Lào (Bửu Quang) là ngôi chùa cổ kính nằm trên ngọn núi cao nhất Đồng Nai, thu hút hàng chục ngàn du khách tham quan vào những ngày đầu năm vì không chỉ linh thiêng, mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp. Chị Nguyễn Thị Thúy Phượng (thứ 2 từ phải qua) cùng gia đình đi viếng chùa tại núi Chứa Chan. Ảnh: N.Hoàng Những ngày đầu năm, hàng chục ngàn người từ khắp nơi đổ về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất