Powered by Techcity

Di tích Đài kỷ niệm ở thành phố Biên Hòa


Đài kỷ niệm hay còn gọi là Đài Chiến sĩ (trận vong), nằm ở vị trí trung tâm, đối diện Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai và Trường tiểu học Trịnh Hoài Đức, giữa hai con đường lớn là 30-4 và Nguyễn Ái Quốc thuộc phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa. Đài Chiến sĩ được chính quyền thuộc địa Pháp xây dựng sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I (1914-1918) và  khánh thành vào ngày 21-1-1923. Di tích đài chiến sĩ đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 16-11-1988.

 





Di tích Đài kỷ niệm. Ảnh: VĨNH HUY
Di tích Đài kỷ niệm. Ảnh: VĨNH HUY

 

1. Cuộc nổi dậy của Lâm Trung Trại ở Biên Hòa chống chính sách bắt lính của thực dân Pháp

Sau Hiệp ước Patenotre 1884, Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp. Nhân dân ta đã liên tục tham gia các phong trào kháng chiến từ Cần Vương đến Văn Thân, nhưng đều bị thất bại, tuy nhiên tinh thần chống thực dân Pháp vẫn luôn tồn tại âm ỉ chờ dịp để bùng lên, nhiều tổ chức hội kín đã xuất hiện với mục tiêu chống Pháp. 

Phan Xích Long (tên thật là Phan Phát Sanh, tự là Lạc), sinh năm 1893. Chứng kiến cảnh sưu cao thuế nặng của nông dân cùng những thủ đoạn tàn bạo của thực dân Pháp nhằm đàn áp những người yêu nước, ông nuôi chí tập hợp lực lượng kháng Pháp với tổ chức Thiên địa hội thành lập tháng 2-1912 quy tụ những người cùng chí hướng để làm quốc sự đánh đuổi thực dân Pháp. Các tỉnh ở Nam Bộ bấy giờ nhiều hội kín lấy cách tổ chức theo hình thức Thiên địa hội để hoạt động tập hợp quần chúng. Tổ chức Thiên địa hội ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ đều có mối quan hệ, tuy mỗi tỉnh tổ chức này mang một tên khác để không bị chính quyền thực dân phát hiện.

Thực dân Pháp không chỉ khai thác thuộc địa, bóc lột tài nguyên của Việt Nam (về công nghiệp, cao su, khai thác gỗ…), mà còn sử dụng nguồn nhân lực thuộc địa phục vụ cho cuộc chiến tranh ở châu Âu, trong đó có “mẫu quốc” Pháp trong cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn từ tranh giành quyền lợi các nước tư bản châu Âu từ ngày 28-7-1914 đến ngày 11-11-1918.

Khi cuộc chiến tranh nổ ra, chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành bắt thanh niên Việt Nam vào lính cầm súng và làm lính thợ phục vụ cho cuộc chiến phi nghĩa với luận điệu tuyên truyền là “yêu nước” để bảo vệ “mẫu quốc” Pháp.

Nguyễn Ái Quốc trong Bản án chế độ thực dân Pháp, chương Thuế máu đã vạch trần chính sách mị dân khi bắt lính người Việt như sau: “Trước năm 1914, họ (thanh niên Việt Nam và thuộc địa ở châu Phi) chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “Annamít” bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta. Ấy thế mà cuộc chiến tranh vui tươi vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu nhân hậu, thậm chí của cả các quan toàn quyền lớn, toàn quyền bé nữa. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”. Nhưng họ đã phải trả bằng một giá khá đắt cái vinh dự đột ngột ấy, vì để bảo vệ cho cái công lý và tự do mà chính họ không được hưởng một tí nào, họ đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu”. 

Trong bối cảnh đó các tổ chức hội kín đã kịp thời tuyên truyền không đi lính cho Pháp, chống lại việc Pháp bắt lính người Việt sang phục vụ chiến tranh phi nghĩa.

Tại Biên Hòa bấy giờ cùng thời điểm tại Gò Mọi xã Đại An (nay là xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu) ông Năm Hi cùng 17 thanh niên yêu nước (có người từng làm Hương hào cho chính quyền Pháp như ông Ba Hầu), giỏi võ nghệ thành lập một tổ chức bí mật (hội kín) lấy tên Lâm Trung Trại (học theo hình thức tổ chức trại Lương Sơn gồm 108 anh hùng Lương Sơn Bạc của Trung Quốc) để tập hợp phát triển lực lượng, trang bị một vài khẩu súng còn lại là giáo mác để đánh Pháp. Các hội viên cùng cắt máu ăn thề, nếu Thiên địa hội ở Trung quốc trước đây “phản Thanh phục Minh” thì hội kín của Lâm Trung Trại quyết tâm “phản Pháp phục Nam”. Các thành viên của trại phân công nhau cùng bí mật tổ chức, tập hợp những người yêu nước, rèn vũ khí và chờ thời cơ nổi dậy đánh Pháp.

Theo chỉ đạo chung của Thiên địa hội từ Sài Gòn, đêm 12 tháng giêng năm Bính Thìn (1916, tức 14-2-1916), Lâm Trung Trại bố trí hai lực lượng: một lực lượng về Sài Gòn phối hợp các nhóm Thiên địa hội ở Sài Gòn, Gia Định, các tỉnh miền Tây Nam Bộ đánh vào khám đường Sài Gòn, dinh Thống đốc Nam Kỳ và một đánh phá kho đạn, phá nhà máy điện… Một bộ phận lực lượng Trại Lâm Trung ở Biên Hòa tấn công vào các nhà làng: Tân Khánh và Bà Trà (nay thuộc thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), Bến Cá, Tân Trạch, Lò Gạch (huyện Vĩnh Cửu), khám đường Biên Hòa… giải cứu những thanh niên bị chính quyền thực dân giam giữ, chờ sang Pháp phục dịch thế chiến thứ nhất. Quyết tâm cao nhưng do vũ khí thô sơ, chưa quen chiến trận và viện binh Pháp từ thành Biên Hòa lên ứng cứu, nên lực lượng của trại rút lui, có nhiều thanh niên đã nổi dậy thoát khỏi nơi giam cầm.

Cả hai cuộc nổi dậy ở Sài Gòn và Biên Hòa đều thất bại. Thực dân Pháp truy lùng, bắt thân nhân nhiều lãnh đạo trại để buộc các ông ra hàng. Các lãnh đạo trại Lâm Trung lần lượt bị bắt ở những địa điểm khác nhau trong tỉnh.

Tháng 3-1916, chính quyền thực dân Pháp lập tòa án hình ở Biên Hòa để xử các hội viên Lâm Trung Trại bị bắt sau vụ nổi dậy vũ trang không thành với tội danh “phiến loạn, cướp của và giết người”. Chín nghĩa sĩ đóng vai trò lãnh đạo bị xử án tử hình gồm có Năm Hi, Ba Hầu, Hai Lựu, Hai Sở, Lào Lẹt, Bảy Phát, Bếp Đầy, Mười Sót, Mười Tiết. Riêng Tư Hổ và Ba Vạn bị kết án 20 năm khổ sai, lưu đày ra Côn Đảo.

Chính quyền thực dân Pháp cho xây dựng trường bắn với một dãy cọc gỗ ở Gò Mô (vị trí trước cổng Sân bay Biên Hòa ngày nay), người dân thường gọi ngã ba cây Gõ cụt (thôn Bình Thành nay thuộc phường Quang Vinh, thành phố Biên Hòa).

Chín nghĩa sĩ lãnh đạo Lâm Trung Trại Biên Hòa đã ngã xuống, máu của các vị anh hùng đã thấm vào lòng đất để tên tuổi lưu danh muôn đời cùng sử xanh. Mục tiêu “phản Pháp phục Nam” của các nghĩa sĩ Lâm Trung Trại tuy không thành, nhưng các vị đã giữ tròn chữ dũng, nêu cao nghĩa khí trước cái chết, giữ một lòng trung với đất nước. Nấm mộ chung của chín nghĩa sĩ ở ngã ba Cây Gõ cụt, người dân quanh vùng xây một am nhỏ nơi đầu Dốc Sỏi gọi là “miếu cô hồn” để ghi dấu tinh thần bất khuất, nghĩa khí oai hùng của chín nghĩa sĩ.  Tấm gương “nói lời tốt” (trung cang) trước cái chết; tấm gương “làm người tốt” vì trung vì nghĩa; “làm việc tốt” đấu tranh cho dân tộc của các nghĩa sĩ Lâm Trung sống mãi cùng nhân dân tỉnh nhà.

2. Đến trò mị dân xây dựng Đài “chiến sĩ trận vong” ở Biên Hòa

Chiến tranh thế giới thứ I kết thúc (11-11-1918), chính quyền thực dân Pháp đã cho xây dựng nhiều đài kỷ niệm những người lính Việt Nam “hy sinh cho mẫu quốc” Pháp, trong đó có Đài Chiến sĩ ở Biên Hòa. Không biết bao nhiêu thanh niên Việt Nam đã bỏ mình ở trời Âu, bao nhiêu người trở về quê hương với thương tật, nhưng theo Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc thì: “Tổng cộng có 700.000 người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, 80.000 người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa!”. Và Người nêu một thực tế khi những người lính trở về quê hương: “Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước. “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”, đó sao?”.

Ngày 21-1-1923, chính quyền thực dân Pháp đã tổ chức linh đình lễ khánh thành Đài Kỷ niệm người An Nam trận vong của tỉnh Biên Hòa, ban tổ chức ngày hội đang tích cực chuẩn bị “một chương trình tuyệt diệu”. Những người Việt bỏ mình ở trời Âu nào khác gì “thuế máu” ngoài đủ loại thuế khóa mà thực dân đã định cho người bản xứ? Tác giả mỉa mai: “Ngày 21-1 tới, tất cả chúng ta hãy đi Biên Hòa, chúng ta sẽ vừa được dự những hội hè linh đình vui tươi, vừa được dịp tỏ cho những gia đình tử sĩ An Nam ở Biên Hòa thấy rằng chúng ta biết tưởng nhớ đến sự hy sinh của con em họ”.

Trần Quang Toại – Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đồng Nai

Di tích Đài Kỷ niệm (Đài chiến sĩ) được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 1288/VH-QĐ ngày 16-11-1988. Đài Kỷ niệm đã được trùng tu tôn tạo là một chứng tích lịch sử để chúng ta luôn ghi nhớ một thời người dân Việt phải đóng “thuế máu” cho chính quyền thuộc địa Pháp, mà chúng luôn ca ngợi là những người hy sinh vì “tự do, công lý”.

 





Nguồn: https://baodongnai.com.vn/dong-nai-cuoi-tuan/202409/di-tich-dai-ky-niem-o-thanh-pho-bien-hoa-755444a/

Cùng chủ đề

Lương tăng, giá cả hàng hóa cũng tăng theo

Từ ngày 1-7, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Bên cạnh niềm vui lương tăng, nhiều người tiêu dùng lo giá cả các loại hàng hóa “té nước theo mưa” mà tăng giá theo. Người tiêu dùng chọn mua các loại rau củ quả tại chợ Biên Hòa. Ảnh: HẢI QUÂN Thực tế nhiều năm nay, phản ứng thông thường của thị trường là lương tăng thì giá cũng tăng...

Đoàn cán bộ cấp cao của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thăm và làm việc tại Đồng Nai

(ĐN)- Ngày 18-9, Đoàn cán bộ cấp cao của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do thiếu tướng Xẻng-mạ-nị-phon Khăm-mạ-ni, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Lào làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Đồng Nai. Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường trao đổi tại buổi làm việc. Ảnh: Bùi Cúc Đón tiếp và làm việc với đoàn có Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại...

Hàng xuất khẩu chịu thêm nhiều rào cản

Hiện các nước phát triển như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, khu vực châu Âu... đã đặt thêm hàng rào kỹ thuật với hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, hàng hóa sản xuất theo hướng bền vững, ít phát thải và đảm bảo các yêu cầu khác về sử dụng lao động, nhà xưởng, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu tái chế... Vấn đề này đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải xây dựng được chuỗi sản xuất xanh, kiểm...

Tin tức nổi bật trên Báo Đồng Nai ra ngày 19-9-2024

e7837c02876411cd0187645a2551379f ff8080815e5b41fb015e5b817a510004 adf923dc88492e0f018856282f8901b7 adf923dc88492e0f018856274dac0170 /media/infographic/ Tin tức nổi bật trên Báo Đồng Nai ra ngày 19-9-2024 adf923dc920140be0192059de4e702b4 Infographic (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) return; js = d.createElement(s); js.id = id; js.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v3.2&appId=2131118177211869&autoLogAppEvents=1"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk')); Nguồn: https://baodongnai.com.vn/media/infographic/202409/tin-tuc-noi-bat-tren-bao-dong-nai-ra-ngay-19-9-2024-4e702b4/

Không nên chậm trễ trong sản xuất nông nghiệp xanh

Là tỉnh công nghiệp nhưng Đồng Nai vẫn còn gần 280 ngàn hécta đất sản xuất nông nghiệp; trong đó bao gồm diện tích trồng cây lâu năm và cây hàng năm. Vì thế, mỗi năm tỉnh cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 1 triệu tấn nông sản. Sản phẩm nông nghiệp của Đồng Nai đa số tiêu thụ tại thị trường nội địa, số lượng xuất khẩu chưa lớn. Do đó, đầu ra của sản...

Cùng tác giả

Lương tăng, giá cả hàng hóa cũng tăng theo

Từ ngày 1-7, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Bên cạnh niềm vui lương tăng, nhiều người tiêu dùng lo giá cả các loại hàng hóa “té nước theo mưa” mà tăng giá theo. Người tiêu dùng chọn mua các loại rau củ quả tại chợ Biên Hòa. Ảnh: HẢI QUÂN Thực tế nhiều năm nay, phản ứng thông thường của thị trường là lương tăng thì giá cũng tăng...

Bất ngờ tiền thưởng ‘khủng’ của Nguyễn Thùy Linh tại giải cầu lông Trung Quốc mở rộng

Giải cầu lông Trung Quốc mở rộng 2024 diễn ra từ ngày 17 đến 22.9 mà Nguyễn Thùy Linh góp mặt tranh tài tại Thường Châu nằm trong hệ thống BWF Tour Super 1.000. Giải đấu này danh giá khi lần đầu có tổng giải thưởng lên tới 2 triệu USD (gần 50 tỉ đồng), tức gấp 20 lần so với tổng giải thưởng của giải cầu lông Việt Nam mở rộng 2024 mới kết thúc cách đây 4...

Đoàn cán bộ cấp cao của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thăm và làm việc tại Đồng Nai

(ĐN)- Ngày 18-9, Đoàn cán bộ cấp cao của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do thiếu tướng Xẻng-mạ-nị-phon Khăm-mạ-ni, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Lào làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Đồng Nai. Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quản Minh Cường trao đổi tại buổi làm việc. Ảnh: Bùi Cúc Đón tiếp và làm việc với đoàn có Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại...

Hàng xuất khẩu chịu thêm nhiều rào cản

Hiện các nước phát triển như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, khu vực châu Âu... đã đặt thêm hàng rào kỹ thuật với hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, hàng hóa sản xuất theo hướng bền vững, ít phát thải và đảm bảo các yêu cầu khác về sử dụng lao động, nhà xưởng, tỷ lệ sử dụng nguyên liệu tái chế... Vấn đề này đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải xây dựng được chuỗi sản xuất xanh, kiểm...

Nhu cầu từ các thị trường, giá tiêu nội địa điều chỉnh giảm

Dự báo giá tiêu 17/9/2024: Giá tiêu liên tục tăng cao do nhu cầu thị trường vẫn ở mức cao Dự báo giá tiêu 18/9/2024: Giá tiêu sẽ khó có đợt tăng mạnh như hồi đầu năm Dự báo giá tiêu ngày 19/9/2024 tiếp đà giảm mạnh. So với cùng kỳ năm trước, giá tiêu nội địa đang cao hơn rất nhiều, đây là tiền đề cho nông dân các địa phương tự tin mở rộng diện tích, nhằm giúp...

Cùng chuyên mục

Nhiều di tích xuống cấp, chờ trùng tu, tôn tạo

Các di tích lịch sử, văn hóa giữ vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng, dân tộc. Các em học sinh tham quan Di tích khảo cổ Long Hưng, thành phố Biên Hòa. Ảnh: L.Na Tại Đồng Nai, việc bảo tồn, phát huy giá trị các di tích đã và đang được các ngành, các cấp quan tâm, song hiện vẫn còn nhiều di tích đang xuống cấp, hư hỏng cần được trùng...

Nhiều chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão, lũ

Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch) vừa phối hợp với các đơn vị nghệ thuật của bộ tổ chức nhiều chương trình nghệ thuật quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra. Theo đó, các đơn vị nghệ thuật của bộ sẽ thực hiện các buổi biểu diễn từ ngày 15 đến 20-9. Cụ thể, dàn nhạc giao hưởng Việt...

Kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 âm lịch): Tri ân Tổ nghề sân khấu

Ngày Sân khấu Việt Nam năm nay trùng với thời điểm cả nước đang chung tay chia sẻ với đồng bào miền Bắc khắc phụ hậu quả cơn bão số 3. Các nghệ sĩ dâng hương, tỏ lòng biết ơn đến Tổ nghiệp sân khấu tại thành phố Biên Hòa năm 2024. Ảnh: L.Na Những buổi gặp mặt của nghệ sĩ, diễn viên trên địa bàn tỉnh trong dịp này còn có thêm chương trình phát động ủng hộ đồng...

Một người thơ bên dòng sông Đồng Nai

Có một người thơ vốn đã đi qua nhiều vùng đất, nếm trải qua những dòng sông để chắt lọc cho mình chất sống, chất thơ. Cái duyên của dòng sông Đồng Nai và hồn thơ Nguyễn Thành Tuấn đã giúp tạo nên nhiều thi phẩm mới.   Làng quê và những dặm đường Nguyễn Thành Tuấn, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, còn có bút danh Hiến Văn, sinh năm 1965. Ông nguyên là Tổng biên tập Tạp chí Phố...

Cuộc thi sáng tác Chân dung người chiến sĩ Đồng Nai

(ĐN) - Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai đã phát động Cuộc thi sáng tác với chủ đề Chân dung người chiến sĩ Đồng Nai. Một tác phẩm về người lính tham gia Hội thi ảnh chủ đề lực lượng vũ trang Đồng Nai do Trung tâm Văn hóa điện ảnh Đồng Nai tổ chức. Ảnh: TTVH-ĐA Theo đó, tất cả công dân trên địa bàn tỉnh đều có thể tham gia, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, dân...

Nguyễn Thế Dương lái môtô chụp ảnh đẹp quê hương

Nguyễn Thế Dương là photo biker (người đam mê đi phượt bằng môtô để chụp ảnh, quay hình) sở hữu nhiều tư liệu hình ảnh quảng bá nét đẹp quê hương trên khắp các tỉnh thành Việt Nam.   Ảnh tại chùa Som Rong (Sóc Trăng) “Đường sá hiện tại trên cả nước đều đang được mở rộng, nâng cấp, việc đi lại ngày càng an toàn hơn, bạn có thể dễ dàng tìm đến những điểm đến lạ, đẹp để...

Tạm dừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong thời gian báo động lũ

(ĐN) - Ngày 11-9, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đã ban hành văn bản thông báo Lệnh báo động lũ và báo cáo khắc phục hậu quả do bão số 3 gửi đến các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu tại huyện Long Thành năm 2024 phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Ảnh: CTV Theo đó, Bộ yêu cầu thủ trưởng các...

Hơn 250 nghệ sĩ tham gia Lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu năm 2024

(ĐN) - Tối 11-9, tại Trung tâm hội nghị Eros Palace đã diễn ra Lễ giỗ Tổ nghiệp sân khấu năm 2024. Các nghệ sĩ dâng hương, tỏ lòng biết ơn đến Tổ nghiệp sân khấu. Ảnh: Ly Na Hơn 250 nghệ sĩ đến từ Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đã tham gia. Lễ giỗ được tổ chức trang nghiêm, các nghệ sĩ cùng nhau dâng hương để tỏ lòng biết ơn đến Tổ nghiệp;...

Học sinh Đồng Nai làm lồng đèn, cosplay thời trang về Tết Trung thu

Mặc dù mới chính thức bước vào năm học mới 2024-2025 chưa đầy 1 tuần nhưng nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động phong trào, văn hóa, văn nghệ. Đặc biệt, dù không có nhiều thời gian chuẩn bị nhưng các trường đã lên kế hoạch tổ chức các chương trình trung thu như: hội thi làm lồng đèn, biểu diễn thời trang tái chế cosplay chủ đề trung...

Nhân rộng tủ sách phòng, chống bạo lực gia đình

Trang bị tủ sách phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) là một trong những mô hình hay, thiết thực được Sở Văn hóa, thể thao và du lịch thực hiện trong nhiều năm qua. Tủ sách phòng, chống bạo lực gia đình được Sở Văn hóa, thể thao và du lịch bàn giao cho Nhà văn hóa khu phố 2, phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa năm 2024. Ảnh: L.Na Đã có hàng trăm tủ sách phòng, chống BLGĐ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất